Chi tiết tin tức

Đã có logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam

14:08:00 - 03/12/2024
(PGNĐ) -  Chiều ngày 2-12, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam cho biết đã thống nhất chọn logo (biểu trưng) chính thức cho sự kiện quan trọng này.

Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tổ chức tại TP.HCM, Việt Nam đã được ICDV chọn và thông qua

Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam và Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) vừa thống nhất về biểu tượng cho Đại lễ, sự kiện quốc tế diễn ra từ ngày 6 đến 9-5-2025 tại TP.HCM.

Biểu tượng được xây dựng trên thông điệp chính của Đại lễ, Phật giáo và Dân tộc, mang các yếu tố bản sắc Việt Nam, địa danh và thời gian tổ chức, thể hiện qua hoa sen, chim hạc, họa tiết trên trống đồng Đông Sơn…

“ICDV sau khi cân nhắc đã thống nhất, đồng thuận tuyệt đối thông qua logo này.”, Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.

Logo bản đầy đủ và các bản đơn sắc

Logo bản đầy đủ và các bản đơn sắc

Trước đó, Giáo hội cũng đã phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng cho Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ tư tổ chức tại Việt Nam và lần đầu tiên tổ chức tại TP.HCM trong dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Ban Tổ chức cũng đã chấm và trao giải thưởng theo quy định đã phổ biến, tuy nhiên, Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết các tác phẩm được giải, kể cả giải nhất, sẽ chưa hẳn được chọn là logo chính thức cho Đại lễ.

Liên quan tới chủ đề chính và các chủ đề phụ của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, ngày 30-9-2024, Giáo hội đã có Công văn số 314/HĐTS-VP1, điều chỉnh và công bố chủ đề chính là “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững” (Unity and Inclusivity for Human Dignity: Buddhist Insights for World Peace and Sustainable Development).

5 chủ đề phụ, bao gồm: (1) Nuôi dưỡng bình an nội tâm vì Hòa bình thế giới (Cultivating Inner Peace for World Peace); (2) Tha thứ và chữa lành bằng Chánh niệm: Con đường hòa giải (Forgiveness Mindful Healing: A Path to Reconciliation); (3) Từ bi Phật giáo trong hành động: Trách nhiệm chung vì sự phát triển con người (Buddhist Compassion in Action: Shared Responsibility for Human Development); (4) Chánh niệm trong giáo dục vì tương lai nhân ái và bền vững (Mindfulness in Education for a Compassionate and Sustainable Future); và (5) Thúc đẩy đoàn kết: Nỗ lực hợp tác vì hòa hợp toàn cầu (Fostering Unity: Collaborative Efforts for Global Harmony).

Hoàng Độ

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin