Chi tiết tin tức

Trường Đại học Delhi, Ấn Độ gửi thông điệp chúc mừng Đại lễ Vesak 2019

20:55:00 - 29/04/2019
(PGNĐ) -  Thông điệp của Giáo sư Tiến sĩ Yogesh K. Tyagi, nguyên Trưởng khoa Luật tại Đại học Nam Á (SAU), Phó hiệu trưởng thứ 22 của Đại học Delhi, Ấn Độ.  

Tôi rất vui khi biết, Ngày đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (UNDV) lần thứ 16 sẽ được tổ chức bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ủy ban Tổ chức quốc tế (ICDV), thời gian: Từ ngày 12 - 14-05-2019, tại Khu du lịch Tam Chúc, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Thật vinh dự khi Ngài Phó Tổng thống Ấn Độ M Venkaiah N Nikol, Hiệu trưởng trường Đại học Delhi, sẽ khai mạc sự kiện quan trọng này.

Thông điệp của ngài Giáo sư Yogesh K. Tyagi: Thật vinh dự khi Ngài Phó Tổng thống Ấn Độ M Venkaiah N Nikol, Hiệu trưởng trường Đại học Delhi, sẽ khai mạc sự kiện quan trọng này.

Thông điệp của ngài Giáo sư Yogesh K. Tyagi: Thật vinh dự khi Ngài Phó Tổng thống Ấn Độ M Venkaiah N Nikol, Hiệu trưởng trường Đại học Delhi, sẽ khai mạc sự kiện quan trọng này.

Tôi rất vui mừng vì Ngày đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (UNDV) lần thứ 16 đã chọn chủ đề Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững. Thuật ngữ phát triển bền vững đã được phổ biến sau khi được sử dụng trong báo cáo năm 1987 của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới của Liên Hợp quốc, tương lai chung của chúng ta, thường được gọi là Báo cáo Brundtland.

Chính trong báo cáo này, nhu cầu hội nhập phát triển kinh tế, quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, công bằng xã hội và hòa nhập đã được đưa ra lần đầu tiên. Toàn cầu hóa ngày nay bị kiểm soát và điều hành bởi chủ nghĩa tiêu dùng. Quảng cáo và áp lực tâm lý dưới nhiều hình thức khác nhau được sử dụng để tăng cường sự khao khát tiêu dùng tối đa, và lối sống tiêu dùng cao được thúc đẩy mạnh mẽ. Trong hệ thống như vậy, mọi thứ được mua không phải vì mọi người cần chúng mà vì họ muốn chúng.

Trên thực tế, một xã hội tiêu dùng được đặc trưng bởi niềm tin rằng, sở hữu mọi thứ là phương tiện chính để hạnh phúc. Nhưng theo quan điểm của  Phật giáo, đây là một sai lầm vì sản xuất nhiều hàng hóa vật chất hơn, mức tiêu thụ tăng lên và khao khát chúng không nhất thiết dẫn đến tăng hạnh phúc.

Phật giáo dạy rằng để đạt đến giai đoạn phát triển cao nhất của nhân loại, người ta không được khao khát sở hữu. Hơn nữa tác động của chủ nghĩa tiêu dùng đối với tâm lý và tinh thần của người tiêu dùng đi ngược lại với sự bền vững môi trường, đặc biệt là do sự mất mát quan trọng của nhận thức về thế giới tồn tại bên ngoài lãnh vực của hàng tiêu dùng.

Một hệ thống tư tưởng hoàn toàn mới dựa trên sự chú ý đến mọi người thay vì hàng hóa là cần thiết. Do đó, chúng ta cần kiểm tra nghiêm túc không chỉ thái độ và lối sống mà còn cả các chính sách chi phối việc sử dụng các nguồn tài nguyên, khoa học, công nghệ tái tạo và không tái tạo quy mô và hướng công nghiệp hóa.

Theo quan điểm của Phật giáo, các vấn đề kinh tế và đạo đức không thể tách rời nhau vì sự thỏa mãn nhu cầu kinh tế mà không phát triển nội hàm tâm linh, không bao giờ có thể dẫn đến sự hài lòng giưa mọi người. Vì vậy, có một nhu cầu cấp thiết là phải nhạy bén với tất cả các bên liên quan, những gì Đức Phật đã dạy, thực tế về sự tương quan và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả chúng sinh, bao gồm cả tài nguyên.

Tôi tin chắc rằng, một diễn đàn như Ngày đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (UNDV) lần thứ 16 là nên tảng lý tưởng, nơi vấn đề phát triển bền vững có thể được nêu bật thông qua Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là: Đức Phật đản sinh, thành đạo, và nhập niết bàn.

Tôi xin gửi lời chúc đến đoàn thể tăng già Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Hòa thượng Tiến sĩ Thích Thiện Nhơn là vị lãnh đạo tinh thần của những ngày đại lễ quan trọng này.

Chúc mọi người thành công và hạnh phúc!

Trân trọng, 

Phó hiệu trưởng thứ 22 của Đại học Delhi, Ấn Độ

Message of Professor YOGESH K. TYAGI, Vice Chancellor from UNIVERSITY OF DELHI

I am pleased to know that the 16th United Nations Day of Vesak (UNDV) will be hosted by the National Vietnam Buddhist Sangha in Ha Nam, Vietnam, during 12-14 May 201 9. It is a matter of great honour that His Excellency Shri Venkaiah Naidu, Hon'ble Vice-President of India and the Chancellor of the University of Delhi, shall inaugurate this momentous event.

I am glad that the UNDV 2019 has chosen Buddhist Approach to Global Leadership and Shared Responsibilities f or Sustainable Society. The term sustainable development was popularized after its use in the 1987 report of the United Nations World Commission on Environment and Development, Our Common Future, popularly known as The Brundtland Report. It was in this report that the need for the integration of economic development, natural resources management and protection, social equity and inclusion was introduced for the first time. Today's globalization is overwhelmingly controlled and run by consumerism. Advertisements and psychological pressure in various forms are employed to intensify the craving for maximum consumption and high-consumption lifestyles are aggressively promoted. In such a system, things are bought not because people need them but because they want them. In fact, a consumer society is characterized by the belief that owning things is the primary means to happiness. But from Buddhist perspective, this is a mistake because more production of material goods, their increased consumption, and craving for them does not necessarily lead to increase in happiness. Buddhism teaches that in order to arrive at the highest stage of human development, one must not crave possessions. Moreover, the impact of consumerism on the psyche and spirit of the consumer runs counter to environmental sustainability, particularly because of the vital loss of the awareness of the world that exists outside the domain of consumer goods.

An entirely new system of thought based on attention to people instead of goods is needed. Therefore, we need to seriously examine not only our attitudes and lifestyles but also our policies that govern the use of renewable and non-renewable resources, science and technology, and the scale and direction of industrialization. From the Buddhist point of view, economic and moral issues cannot be separated from each other because the mere satisfaction of economic needs without spiritual development can never lead to contentedness among people. So, there is an urgent need to sensitize all the stakeholders to, what the Buddha talked about, the fact of the interconnectedness and interdependence of all living beings, including resources. I firmly believe that a forum such as the UNDV is the ideal platform where the issue of sustainable development can be highlighted through the celebration of the three important events in the life of the Buddha, his birth, Enlightenment and Mahaparinibbana that took place on the same day, the day of Vesak.

I extend my congratulations to the National Vietnam Buddhist Sangha, particularly Most Ven. Prof. Dr. Phra Brahmapandita and Most Ven. Dr. Thich Thien Nhon for being the guiding spirits of these celebrations.

Best wishes for success and happiness to all!

 

Vân Tuyền dịch

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin