Tăng cỡ chữ Vì sao có người có khả năng ngoại cảm ?
15:21:00 - 01/08/2014
(PGNĐ) - Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng tranh luận rất sôi nổi về vấn đề ngoại cảm. Một số thông tin cho rằng đa số các nhà ngoại cảm, kể cả các nhà ngoài cảm nổi tiếng như cô Phan Thị Bích Hằng đều là giả mạo và việc dùng ngoại cảm trong vấn đề tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ trở thành một ngành nghề kiếm lời, lợi dụng lòng tin tưởng của người dân để trục lợi vì sự đồng bóng, mê tín dị đoan.
Ngựợc lại, nhiều thông tin và kể cả các nhà ngoại cảm đứng lên đính chính rằng những thông tin như thế là sai lệch, là phủ nhận đóng góp của họ, mọi thứ đều có xác suất đúng sai và đó là trò chuyện trong vô hình không ai kiểm chứng được. Điển hình gần đây là việc dùng các nhà ngoại cảm tìm kiếm xác của chị Huyền trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường cũng bất thành. Vậy theo quan điểm nhà Phật, ngoại cảm là có thật hay không? Vì sao có người có khả năng ngoại cảm và có người không? Người làm việc về ngoại cảm nếu nhận tiền của bá tánh thập phương như vậy có đúng không? Có phải ngoại cảm là sự hiển linh hay là sự ứng hiện của một vị thánh thần nào không? Con xin cảm ơn Sư ạ.
ĐÁP:
Sự hiện hữu của thế giới quan, trong cõi Ta bà có thế giới chúng ta đang cư trú, đại để phân ra có thế giới hữu hình (có hình thể), có thế giới vô hình (không hình thể). Trong thế giới hữu hình, như con người có mang thân lục đại (máu thịt gân xương, có sự nhận định hiểu biết…); thế giới vô hình là thế giới chư Thiên, các cõi trời, cõi địa ngục không hình thể, không mang thân lục đại. Thế giới có hình thể là thế giới có sự tương quan giữa các vật thể với nhau, như: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, thân xúc chạm v.v… Thế giới vô hình là thế giới mà chúng ta khó nhìn thấy biết được sự sống bên đấy, nên không thể “đoán mò” có hay không, hạnh phúc khổ đau, nói năng hành động thế nào về họ?
Theo nhà Phật chỉ có Đức Phật, các vị Bồ tát, An la hán, các nhà tu Phật có đẳng cấp, những bậc tu hành đắc đạo mới thấu thị về thế giới vô hình, những sinh hoạt của chúng sanh bên kia thế giới, như: cõi Niết bàn, cõi Tây phương Cực lạc, các cõi trời hay địa ngục… và tự tại trong các thế giới an lạc, giải thoát, hay khổ đau trong luân hồi sanh tử…
Bản năng nhà ngoại cảm cũng là điểm hẹn đạo đức trong thế gian, vẫn phải tôi luyện, phát huy đức trí, rèn luyện tu hành nhiều hơn nữa mới đạt yêu cầu “thấu thị trong việc tiếp xúc với cõi âm”, ngược lại, chỉ có sự cố “chết đi sống lại” để trở thành nhà ngoại cảm thì bằng không.
Hiện nay các nhà ngọai cảm có tiếng tăm, đã và đang làm chấn động quần chúng, thu hút các gia đình liệt sĩ ở Việt Nam trong vấn đề tìm mộ liệt sĩ, phán đoán sự việc, sự kiện... Thật ra sự việc nầy đối với nhà Phật thì chẳng ra sao cả; theo giáo lý nhà Phật trong hai hệ truyền thừa Nam Bắc tông thì con người sau khi chết ngũ uẩn (sắc thân và tâm thức) của họ không tồn tại, tan rã và trở về với lục đại đất, nước, lửa, gió, thức đại, không đại. Đồng thời có một cuộc tái sanh theo nghiệp thức, gọi là luân hồi báo ứng, chấp nhận thọ báo (thiện hay ác), những gì họ đã tạo ở kiếp sống vừa qua.
Đối với các nhà “Phật học cấp cao”, các nhà “học Phật có đẳng cấp” hiểu rất rõ hiện tượng “ngoại cảm” là phương tiện giúp đời ở một chừng mực rất ít ỏi, nhất định nào đó mà nhà Phật gọi là phép ngũ thần thông, trong đó có “thiên nhãn thông”. Tuy nhiên các phép thần thông, các phương tiện hữu vi ấy “không thật”, là “huyễn hóa” vô cùng..
Thuở đức Phật sanh tiền, một đệ tử đi khất thực, đến dòng sông lớn, nhìn thấy vị đạo sĩ chân không, đứng trên nón lá đi qua sông một cách nhẹ nhàng không chìm. Còn nhà sư thì dùng một quan tiền trả tiền đò qua sông. Đến bên kia bờ sông, nhà Sư hỏi:
- Đạo sĩ tu bao nhiêu năm mà qua sông?
- Bần đạo tu 40 năm. Nhà sư tu bao nhiêu năm?
- Mới 01 năm,
Vị đạo sĩ phải mất 40 năm tu để được qua sông, Nhà Sư mới tu chỉ tốn một quan tiền cũng được qua sông.. Như vậy, chứng tỏ trong giáo pháp Phật không chú trọng đến thần thông phép tắc. Xem đó là việc cản trở quá trình tu chứng của vị A la hán đệ tử Đức Phật.
(vụ việc thẩm mỹ viện Cát Tường, vụ lùm xùm của các nhà ngoại cảm: xin miễn giải đáp, rất mong các Bạn thông cảm)
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|