Chi tiết tin tức Đại gia ăn chay xây chùa Bái Đính 20:20:00 - 29/09/2013
(PGNĐ) - Chuyện của 2 đại gia Việt bỏ tiền xây chùa nghìn tỷỞ Việt Nam, có 2 đại gia nổi tiếng thay vì chỉ chi tiền vào các dự án bất động sản để bán đất thu lời, lại đổ hàng đống tiền để xây khu du lịch tâm lich. Một người ở Ninh Bình xây chùa Bái Đính, còn một người “quen thuộc” xây lạc cảnh Đại Nam – ông Huỳnh Uy Dũng.
Đại gia bí ẩn đất Hoa Lư: Chi nghìn tỉ xây chùa Bái Đính Theo Wiki, ông Nguyễn Văn Trường sinh năm 1963 tại thôn Chi Phong, xã Trường Yên - Hoa Lư - Ninh Bình. Ông là một doanh nhân nổi tiếng nằm trong nhóm doanh nhân đạt danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và Cúp Vàng hội nhập kinh tế quốc tế. Ông hiện là ủy viên Ban Chấp hành VCCI khóa V - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổng giám đốc Doanh nghiệp Xuân Trường, chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Du lịch Hoa Lư, giám đốc Khách sạn Hoa Lư. Doanh nhân Nguyễn Văn Trường được biết đến với việc mạnh tay đầu tư cả nghìn tỷ đồng vào Khu Du lịch Tràng An - chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)
Ông Nguyễn Văn Trường được coi là một đại gia ẩn mình, là người sùng đạo phật, có cuộc sống bình dị ăn chay trường từ nhiều năm nay.. Ông Trường ít khi xuất hiện trên báo chí và thường từ chối chụp ảnh với cả những người bạn làm báo thân thiết nhất, bởi theo ông, những việc mình làm “không có gì to tát”. Cho đến nay, giới truyền thông chỉ nắm được ông là chủi nhân của khách sạn Hoa Lư (Ninh Bình. Khách sạn Hoa Lư trước kia do Sở Du lịch khai thác. Nay, cả ba công trình trên đều đã được tỉnh giao cho doanh nghiệp Xuân Trường. Ông cũng được biết đến là người chi 100.000 USD, đích thân sang Ấn Độ đón Ngọc xá lợi về Việt Nam. Ở Nội Bài, ông đã sắp xếp thuê 3 chiếc xe Limousine, Hummer, Lincoln để chở xá lợi và cao tăng về Ninh Bình. bất cứ việc nào có lợi cho di sản và du lịch ở Ninh Bình, Trường đều sẵn sàng làm. Hội thảo về cố đô Hoa Lư, lễ hội, hội nghị xúc tiến, ông âm thầm đứng sau tài trợ. Chia sẻ với báo giới, doanh nhân Trường cho biết: “có người đã đúc kết rất đúng rằng: Đại gia thì cũng chỉ ăn được 3 bữa cơm một ngày thôi, cái khác biệt biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời. Và cái để lại đó, nếu nó thực sự đáng quý, thì cũng chẳng cần khoa trương, nó vẫn quý”. Đại gia Huỳnh Uy Dũng – chủ nhân của lạc cảnh Đại Nam nghìn tỉ Đại gia UY Dũng đã chi khoảng 3.000 tỷ đồng để xây khu Đại Nam Quốc tự trên diện tích 450 ha. Với hơn 450 ha đất, nếu xây khu đô thị hoặc phân lô ra bán thì sẽ ra bao nhiêu tiền của, trong khi xây khu du lịch, tốn kém hàng ngàn tỷ đồng, nhưng lại lượm bạc lẻ. “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời”, Nếu như ông Trường chọn “im lặng” trước những câu hỏi về việc chi nghìn tỉ xây chùa, thì ông Dũng cởi mở hơn. Ông từng chia sẻ về quyết đinh xây Đại Nam của mình: “Trong giấc ngủ, tôi vẫn mơ thấy đền thờ Đại Nam. Tôi càng quyết tâm làm, không ai cản ngăn được tôi. Có ai biết, công trình này không tốn tiền thiết kế.
Tất cả do tôi nghĩ ra và tôi đã làm, quên cả ngày đêm. Khi xây dựng đền Đại Nam, tôi như thực hiện sứ mệnh cho đời sau, như có ai mách bảo. Tôi nghiệm ra có 4 “cái không” trong cuộc đời này là: Không ai có thể làm hết việc ở đời; không ai có thể ăn hết món ngon, vật lạ trên đời; không ai có thể xài hết những thứ xa xỉ trên đời; và cuối cùng, chết đi, không ai mang theo được thứ gì trên đời này. Tôi đã trải qua thời gian dài, với bao thử thách nghiệt ngã của số phận; tuy nhiên, trong phúc có họa, trong họa lại có phúc”. Ông cũng chia sẻ sẽ tiếp tục xây thêm 17 ngôi chùa nữa trên nhiều tỉnh thành Việt Nam. Và người sẽ giúp ông hoàn thành sứ mệnh cao cả này là cậu con trai mới 1 tuổi Huỳnh Hoằng Hữu. Ông Huỳnh Uy Dũng nổi tiếng với những sự vụ “kinh điển” như chi 100.000 USD “thách đố” ai chứng minh vợ vay tiền ngân hàng, báo công an vợ mất 54 viên kim cương, tổ chức tiệc sinh nhật rình rang cho con trai 1 tuổi cùng lời tuyên bố trao lại toàn bộ tài sản khi cậu bé. Thảo Ly Đại gia bí ẩn bỏ nghìn tỷ xây chùa Bái ĐínhNguyễn Văn Trường nổi danh với quần thể hang động Tràng An và chùa Bái Đính. Nhưng anh là một đại gia kín tiếng, giản dị, ăn chay trường từ nhiều năm nay.![]() 1.Tôi hỏi: Anh ăn chay vì sức khỏe hay vì thi công chùa Bái Đính? Anh cười hiền: “Tôi chỉ là một phật tử nhưng cũng ngộ ra nhiều. Tôi ăn chay vì thấy thứ đồ ăn ấy hoàn toàn thay thế được thực phẩm thông thường và hợp với mình”. Dưới tòa Tam Thế của chùa Bái Đính có hẳn một nhà ăn chay to uỳnh, rộng thoáng, có thể phục vụ cùng lúc hàng trăm người. Đồ ăn bày theo dạng buffet. Cạnh đó bày bán hàng thủ công mỹ nghệ của Ninh Bình: tranh thêu Văn Lâm, tràng hạt đá, vòng đá Ninh Vân… Nhân viên khách sạn Hoa Lư lắm lúc thấy tôi sốt ruột đợi anh, bảo: “Anh cứ ăn trước, sếp em không dùng những thứ này. Tối nào anh ấy cũng qua đây ăn cơm chay rồi mới về nhà”. Có lúc hơn 21 giờ tài xế mới đỗ xịch chiếc Lexus (hồi trước các đại gia ở Ninh Bình đều đi Prado, sau đó lại đồng loạt chuyển sang Lexus), trả anh xuống sảnh khách sạn. Lúc đó anh mới được ăn tối. Nhưng 8 giờ sáng hôm sau, Trường đã dậy, lượn một vòng từ khách sạn, cà phê Hoa Lư, sang khu văn phòng. Khu văn phòng vốn là trụ sở của Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn Ninh Bình. Khu nhà sau núi Dục Thúy là trụ sở của Sở Du lịch Ninh Bình. Khách sạn Hoa Lư trước kia do Sở Du lịch khai thác. Nay, cả ba công trình trên đều đã được tỉnh giao cho doanh nghiệp Xuân Trường. Tất cả đều có đường nét hơn sau khi Xuân Trường nhận về tút tát lại. Khách sạn Hoa Lư to nhất tỉnh trước đây tôi chứng kiến rất hiếm khách tây chịu qua đêm, nay thì nườm nượp. Hồ nước quanh núi Dục Thúy cũng được Xuân Trường xây kè, cải tạo, trông thơ mộng hẳn lên. Núi Kỳ Lân (Dục Thúy Sơn) - thắng cảnh đã đi vào thơ Nguyễn Trãi - bỗng trở thành một điểm đến mới cho du khách ngay giữa thành phố. 2. Có quần thể hang động Tràng An và chùa Bái Đính, bản đồ du lịch của Ninh Bình bỗng thay đổi hẳn. Từ chỗ chỉ có Tam Cốc - Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, rừng quốc gia Cúc Phương, Vân Long- kênh Gà, nay Bái Đính và Tràng An lại đứng đầu bảng về lượt người tham quan dù chưa hoàn thành. Từ chỗ không có khách lưu trú, nay lượng khách nghỉ đêm tại khách sạn tăng lên đáng kể, vì riêng thăm thú Tràng An và Bái Đính đã mất trọn một ngày.
Niềm vui lớn nhất của Trường đại gia là hàng ngàn người dân Gia Viễn quê anh có việc làm, thu nhập ổn định khi quần thể hang động Tràng An và khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính đi vào hoạt động. Chèo đò, chạy xe ôm, bán hàng, chụp ảnh. Những thứ việc đó ở Bái Đính và Tràng An thu nhập gấp 10 lần trồng lúa. Trường ít nói, và không bao giờ chịu để báo chí chụp ảnh, trừ lúc chẳng thể đặng đừng. Phần lớn tôi phải chụp lén, chụp vội, khi anh và các nhà sư đưa Ngọc xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đón tại sân bay, khi anh đứng lẫn trong các bậc tăng ni làm lễ cầu an tại Bái Đính, hoặc khi anh buộc phải lên sân khấu nhận kỷ lục VN cho nghi lễ cung nghinh Ngọc xá lợi lớn nhất VN, ngôi chùa nhiều xá lợi Phật nhất VN. Đợt đón Ngọc xá lợi, Trường đích thân sang Ấn Độ. Ở Nội Bài, anh đã sắp xếp thuê 3 chiếc xe Limousine, Hummer, Lincoln để chở xá lợi và cao tăng về Ninh Bình. Ai cũng biết, Ngọc xá lợi làm tăng tính thiêng và tăng thanh danh cho ngôi chùa. Nhưng ít ai biết, bất cứ việc nào có lợi cho di sản và du lịch ở Ninh Bình, Trường đều sẵn sàng làm. Hội thảo về cố đô Hoa Lư, lễ hội, hội nghị xúc tiến, anh âm thầm đứng sau tài trợ.
3.Trường rất quyết liệt trong công việc, kể cả bạn bè anh cũng không thỏa hiệp. Doanh nghiệp bạn xin tham gia thi công một đoạn trong cả con đường mà Xuân Trường trúng thầu. Gần Tết, doanh nghiệp này có nguy cơ không hoàn thành đúng cam kết. Trường gọi điện, nói thẳng: Anh không làm xong được thì ra khỏi chỗ đó ngay. Tết hay lễ cũng thế thôi. Quyết liệt với công việc, với lời hứa. Nhưng chất của Trường là thuần hậu, dường như anh không bao giờ muốn chạm đến cái ngưỡng cuối cùng trong xử thế. Thân ai, cũng không thân quá. Muốn ép ai, cũng không ép người ta đến đường cùng (dù anh đúng). Có dạo, tôi tìm hiểu về loạt dự án xi măng bao quanh thành phố du lịch. Thành phố Ninh Bình, theo quy hoạch vùng đồng bằng Bắc bộ đã phê duyệt, đến năm 2020 sẽ mang tên Hoa Lư và trở thành một trung tâm du lịch của đồng bằng sông Hồng. Thế mà đua nhau mọc lên nhan nhản nhà máy xi măng gần Tam Cốc, gần làng thêu Văn Lâm, gần hang động Tràng An. Lạ thật. Trường gật đầu: Tỉnh và một số lãnh đạo cấp cao cũng đang bức xúc việc này. Nhưng em viết kheo khéo thôi nhé. Kẻo động vào người thân của anh Hùng (Đinh Văn Hùng – nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, sau đó bị kỷ luật thôi chức). Anh Hùng cũng đang khó xử. Mình đúng, nhưng gây buồn cho người quen biết, mà lại là lãnh đạo cao nhất tỉnh, thì mình cũng khổ tâm.
4.Nhà Trường nằm trên đường Xuân Thành. Nhà kiêm luôn trụ sở doanh nghiệp. Người dân quanh đó cười bảo: “Anh Trường thì chẳng biết có bao nhiêu nhà”. Hai người con của Trường được cho đi học ở Anh quốc từ nhỏ. Trong nhà còn lại anh và vợ cùng cô giúp việc. Mỗi năm Trường sang Anh thăm con dăm ba lần. Anh Dung- Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình bình luận: Ở đâu không biết, chứ ở Ninh Bình tôi thấy hai đại gia Xuân Trường và Xuân Thành đều chú ý chuyện học hành của con cái. Anh Thành (doanh nghiệp xây dựng Xuân Thành) học với tôi, 7 đứa con của anh ấy đều học đến nơi đến chốn, có công việc độc lập không nhờ tiền và tiếng của bố. Xuân Thành tài trợ xây nhà thờ Thiên chúa giáo ở thành phố Ninh Bình, còn Xuân Trường đảm nhận thi công chùa Bái Đính ở Gia Viễn. Xuân Thành đã vươn ra một số tỉnh thành, còn Xuân Trường vẫn tập trung chủ yếu ở mảng xây dựng trong tỉnh. Cùng với chùa Bái Đính, hang động Tràng An, Xuân Trường đã trúng thầu và đang thi công nhiều công trình khác. Ninh Bình đã phê duyệt dự án quảng trường Đinh Tiên Hoàng rộng 60ha, và doanh nghiệp trúng thầu không ai khác chính là Xuân Trường. Có lần tôi bảo: Anh làm nhiều quá nên phân tán máy móc, nhân lực. Đường 10 làm mãi không xong, nắng thì bụi, mưa thì lầy, người dân huyện Yên Khánh và Kim Sơn khổ lắm. Trường không giận, chỉ trầm ngâm: Bái Đính là công việc lớn nhất trong đời tôi, phải tập trung thôi. Đường 10 đúng là ậm ạch về tốc độ, nhưng chủ yếu do vài ba hộ dân không chịu di dời. Trong năm nay sẽ hoàn thiện nâng cấp mở rộng đường 10. 5.Đêm. Khách ở Bái Đính đã vãn. Gió lộng thổi trên những hồ nước rừng cây Gia Sinh - Gia Viễn. Tôi nhìn lên những tượng Phật uy nghi, những đầu đao cong vút của tòa Tam Thế, Pháp Chủ, Quan Thế Âm Bồ Tát giữa nền trời đen thẫm, hai hàng la hán 500 vị 500 vẻ mặt con người. Có thể đi qua hai hàng la hán ấy hàng ngàn lần, nhưng không phải ai cũng trải nghiệm được đủ sắc thái của con người trong cuộc đời mênh mông mà hữu hạn. Có lẽ, để có một cái tâm an tĩnh khi đi chùa, chính là lúc này. Tôi gọi cho Trường. Anh đang nằm viện, điều trị bệnh về đường hô hấp. Nhiều lần anh ốm, nhưng có khách quan trọng đến, anh vùng dậy chạy đi ngay, thậm chí cuối ngày còn tiễn khách về Hà Nội. Chợt nghĩ, với con người hối hả tất bật không có mấy thời gian cho riêng mình ấy, vào bệnh viện lần này có khi lại là quãng nghỉ đúng nghĩa! Trần Thanh
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |