Chi tiết tin tức Ấn Độ: Nipponzan Myohoji – Ngôi Chùa bình yên giữa phố thị 15:19:00 - 12/11/2016
(PGNĐ) - Ngôi chùa được xây dựng không chỉ để truyền phát rộng rãi thông điệp của Phật giáo mà còn để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Nhật Bản. Vào thời điểm xây dựng ngôi chùa, có khoảng 1000 đến 3000 thương nhân Nhật Bản sống ở Mumbai. Hiện nay, cộng đồng này đã giảm xuống chỉ còn khoảng 600-700 người.
Mọi tiếng ồn ào của đường phố tấp nập và đủ loại phương tiện giao thông dần biến mất vào thinh không ngay khi bạn bước chân vào “Nipponzan Myohoji” – một ngôi chùa Phật giáo Nhật Bản được sáng lập bởi Nichidatsu Fujii Guruji. Ngoại trừ một người đàn ông đang lau dọn sàn nhà, bạn chỉ thấy quanh mình một sự tĩnh lặng an nhiên giữa không gian thánh linh của ngôi chùa. Chùa Nipponzan Myohoji được xây dựng không chỉ để truyền phát rộng rãi thông điệp của Phật giáo mà còn để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Nhật Bản. Khi bạn bước vào bên trong, những bức tường ở lối vào dán những thông tin được cắt ra từ nhiều tờ báo nói về ngôi chùa và Bikshu T Morita, một nhà sư thường trú người Nhật Bản, người đã chăm sóc ngôi chùa từ năm 1976. Hai bên trung tâm của ngôi chùa được trang trí bằng nhiều bức tượng Phật khác nhau cùng nhiều bức chân dung gia đình của những người đã công đức cho việc xây dựng chùa. Trong chuyến đi đến Ấn Độ trong khoảng thời gian từ 1931-1938 nhằm mục đích phục hưng Phật giáo, Fujii Guruji đã gặp Mahatma Gandhi và tích cực tham gia phong trào tự do của Ấn Độ. Như một sự đánh dấu sự phục vụ của ông đối với những người Ấn Độ, Jugal Kishore Birla, một nhà từ thiện, đã xây dựng ngôi chùa này với sự tài trợ của Raja Baldeo Das Birla và chính thức khai trương vào ngày 27/12/1956. Nichidatsu Fujii Guruji là môn đệ đầu tiên hoàn thành tầm nhìn tiên tri này của Nichiren Daishonin(1) như là con đường duy nhất để đáp trả món nợ vô tận về lòng biết ơn đối với Đức Phật ở vùng đất và Phật pháp sơ khởi của Ngài. Một tấm bia đá cẩm thạch trên bức tường của ngôi chùa viết rằng: “Ngôi chùa này rộng mở cho tất cả những người Hindu (bao gồm cả những người Harijan)”. Theo Morita, có thể Nipponzan Myohoji không có nhiều tín đồ như ngôi đền Siddhivinayak bên cạnh, nhưng nhiều tín đồ của tiến sĩ Ambedkar, những người nước ngoài và nhiều doanh nhân Nhật Bản vẫn đổ về đây. “Hiện tại và sau này sẽ vẫn có nhiều du khách và sinh viên từ nhiều trường khác nhau đến thăm chùa”, nhà tu hành Morita nói. Tiến sĩ B.R. Ambedkar(2) cũng đến thăm chùa nhiều lần trong suốt cuộc đời mình. “Ngôi chùa được xây dựng không chỉ để truyền phát rộng rãi thông điệp của Phật giáo mà còn để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Nhật Bản. Vào thời điểm xây dựng ngôi chùa, có khoảng 1000 đến 3000 thương nhân Nhật Bản sống ở Mumbai. Hiện nay, cộng đồng này đã giảm xuống chỉ còn khoảng 600-700 người”, sư Morita cho biết. Mỗi buổi sáng từ 6 đến 7 giờ và buổi chiều tối từ 6 đến 7h30, bạn có thể nghe thấy tiếng tụng kinh kèm theo tiếng gõ mõ, “Na mu myo ho ren ge kyo”. Chùa có những buổi lễ thường niên tổ chức vào ngày 1/1 hằng năm. Các buổi lễ này là những sự kiện lớn có nhiều người tham gia. Ngoài ra, trong sân sau của chùa Nipponzan Myohoji còn có một nhà trẻ có tên Marathi dành cho các trẻ em nghèo. Cách chùa không xa trong cùng khu vực là một trong những nghĩa trang lâu đời nhất trong thành phố thuộc về cộng đồng người Nhật. Nghĩa trang này được kiến lập năm 1907, tọa lạc ở góc khu hỏa táng của người Hindu. Các Phật tử Nhật Bản, cũng như người Hindu, hỏa táng người đã khuất, nhưng thay vì rải tro thì họ giữ lại chúng. Vào tháng 11 hàng năm sẽ có một buổi lễ cầu nguyện diễn ra tại nghĩa trang với sự tham gia của nhiều người trong cộng đồng Nhật Bản. Buổi lễ được cử hành vào ngày 11/11 với sự chứng kiến của cộng đồng trong đó có nhiều người đã xem Mumbai như quê hương của mình.
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |