Chi tiết tin tức

Chùa Ngọa Vân: Điểm dừng chân trong mùa lễ hội 2019

21:42:00 - 18/02/2019
(PGNĐ) -  Được mệnh danh là thánh địa của Phật Giáo Trúc Lâm, chùa Ngọa Vân là một trong những địa điểm được hàng trăm du khách tìm đến trong mùa lễ hội Xuân Kỷ Hợi 2019.

Chùa Ngọa Vân tọa lạc trên núi Bảo Đài thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều là di tích quan trọng bậc nhất trong Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều. Chùa được xây dựng vào thời Trần là một trong những công trình nằm trong hệ thống di tích Yên Tử. Tương truyền, đây là nơi Đức Vua- Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn và hóa phật, được coi là “thánh địa” của Phật giáo Trúc Lâm nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: Chùa Ngoạ Vân là một địa thế đẹp trên cả phương diện cảnh quan và phương diện phong thuỷ, có tả thanh long, hữu bạch hổ, sau có chẩm, trước có án, xa hơn là trường lưu thuỷ, vị trí chùa Ngoạ Vân phải gọi là đắc địa. Từ chùa Ngoạ Vân rẽ phải, “hạ sơn” theo con đường hành hương cổ xưa, xuống đến hồ Trại Lốc là gặp Thái Lăng, lăng vua đầu tiên xây năm 1320 trên quê gốc Đông Triều an táng Trần Anh Tông, vị vua thứ 4 nhà Trần và cũng là nơi phụ táng Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Thái Hậu được xây dựng trên đỉnh một quả đồi thấp nằm giữa một thung lũng. Ba mặt Đông, Tây và Bắc được bao bọc bởi các dãy núi cao, suối phủ Am Trà chảy ngang từ phía Đông qua phía Tây hội nước ở trước mặt tạo thế minh đường tụ thuỷ, phía xa có núi thấp làm bình phong. Theo các nhà nghiên cứu phong thuỷ thì lăng được xây dựng trên một vị trí đắc địa về phong thuỷ...

Nằm trên núi Bảo Đài thuộc địa phận 2 xã An Sinh và Bình Khê, TX.Đông Triều, Quảng Ninh, chùa Ngọa Vân là một quần thể kiến trúc chùa tháp lớn của Thiền Phái Trúc Lâm trên dãy Yên Tử, nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu hành đắc đạo. Chính vì lí do này, Ngọa Vân được coi là thánh địa của Phật Giáo Trúc Lâm.

Nằm trên núi Bảo Đài thuộc địa phận 2 xã An Sinh và Bình Khê, TX.Đông Triều, Quảng Ninh, chùa Ngọa Vân là một quần thể kiến trúc chùa tháp lớn của Thiền Phái Trúc Lâm trên dãy Yên Tử, nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu hành đắc đạo. Chính vì lí do này, Ngọa Vân được coi là thánh địa của Phật Giáo Trúc Lâm.

Ngọa Vân là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành và đắc đạo. Nơi đây đã trở thành thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Ngài mất, tổ Pháp Loa đã cho xây dựng và mở mang Ngọa Vân. Đến nay, Ngọa Vân đã trở thành một quần thể kiến trúc chùa tháp lớn trên dãy Yên Tử.

Ngọa Vân là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành và đắc đạo. Nơi đây đã trở thành thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Ngài mất, tổ Pháp Loa đã cho xây dựng và mở mang Ngọa Vân. Đến nay, Ngọa Vân đã trở thành một quần thể kiến trúc chùa tháp lớn trên dãy Yên Tử.

Chùa nằm ở vị trí trung tâm sườn phía Nam của núi Bảo Đài (nay là núi Vây Rồng), ở độ cao trung bình trên 500m so với mặt nước biển, tựa lưng vào núi Bảo Đài. Chùa là một cụm các công trình phân bố từ chân lên đỉnh của ngọn Ngọa Vân nơi nhân dân hiện nay quen gọi là khu Chùa đổ hay Nhà Mẫu và Bàn Cờ tiên.

Chùa nằm ở vị trí trung tâm sườn phía Nam của núi Bảo Đài (nay là núi Vây Rồng), ở độ cao trung bình trên 500m so với mặt nước biển, tựa lưng vào núi Bảo Đài. Chùa là một cụm các công trình phân bố từ chân lên đỉnh của ngọn Ngọa Vân nơi nhân dân hiện nay quen gọi là khu Chùa đổ hay Nhà Mẫu và Bàn Cờ tiên.

Ngọa Vân am, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành trong những ngày tháng cuối đời. Tên Ngọa Vân am được gọi tên theo tên của ngọn núi, nơi dựng am.

Ngọa Vân am, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành trong những ngày tháng cuối đời. Tên Ngọa Vân am được gọi tên theo tên của ngọn núi, nơi dựng am.

Quần thể di tích Ngọa Vân ngày nay.

Quần thể di tích Ngọa Vân ngày nay.

Đại biểu, cùng du khách tham dự lễ khai hội xuân Ngọa Vân 2019 và cầu nguyện Quốc thái dân an.

Đại biểu, cùng du khách tham dự lễ khai hội xuân Ngọa Vân 2019 và cầu nguyện Quốc thái dân an.

Nhiều du khách thập phương đã tìm về Ngọa Vân trong những ngày đầu năm Kỷ Hợi 2019.

Nhiều du khách thập phương đã tìm về Ngọa Vân trong những ngày đầu năm Kỷ Hợi 2019.

Ngọa Vân mây trắng cũng là khung cảnh được nhiều người xưng tụng khi nói về nơi đây.

Ngọa Vân mây trắng cũng là khung cảnh được nhiều người xưng tụng khi nói về nơi đây.

Mỗi năm có hàng triệu lượt khách hành hương đến Yên Tử - Chùa Đồng, tuy nhiên chỉ có khoảng vài ngàn lượt người hành hương về Am Ngọa Vân ở phía tây dãy Yên Tử do trước đây di tích này có đường sá đi lại khó khăn.

Mỗi năm có hàng triệu lượt khách hành hương đến Yên Tử - Chùa Đồng, tuy nhiên chỉ có khoảng vài ngàn lượt người hành hương về Am Ngọa Vân ở phía tây dãy Yên Tử do trước đây di tích này có đường sá đi lại khó khăn.

Lễ hội Xuân Ngọa Vân năm 2019 được tổ chức từ ngày 9 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là hoạt động văn hóa mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”; là dịp để người dân và du khách tri ân công đức to lớn của Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông và tôn vinh những giá trị tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm.

Lễ hội Xuân Ngọa Vân năm 2019 được tổ chức từ ngày 9 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là hoạt động văn hóa mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”; là dịp để người dân và du khách tri ân công đức to lớn của Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông và tôn vinh những giá trị tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm.

Thanh Tâm

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin