Chi tiết tin tức

Cung rước tượng Phật bằng ngọc nguyên khối nặng 3,8 tấn về chùa Quỳnh Lâm

22:06:00 - 29/11/2020
(PGNĐ) -  Ngày 28-11-2020, tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, chùa Quỳnh Lâm phối hợp với UBND thị xã Đông Triều tổ chức Lễ rước tượng Phật ngọc nguyên khối nặng 3,8 tấn về chùa Quỳnh Lâm. Tham gia lễ rước có gần 2.500 Tăng, Ni, Phật tử, và người dân.

Tượng Phật ngọc có trọng lượng 3,8 tấn, chiều cao 2,2 mét và là pho tượng Phật Thích Ca làm bằng ngọc thạch có nguồn gốc từ Canada. Pho tượng được các nghệ nhân Nepal, Ấn Độ và Thái Lan thuộc Công ty Jade Thongtawee (Chieng Mai) chạm khắc tại Thái Lan, theo nguyên mẫu tượng Phật Thích Ca tại Thánh địa Bồ đề Đạo tràng (Ấn Độ). Mỗi chi tiết mỹ thuật chạm khắc đều rất tinh tế, tỉ mỉ, thể hiện hình ảnh Đức Phật ngồi thiền trên tòa sen trong tư thế liên hoa tọa, thần thái từ bi. Đây được xem là một trong những bức tượng ngọc nguyên khối lớn nhất Việt Nam.

Tượng Phật ngọc có trọng lượng 3,8 tấn, chiều cao 2,2 mét và là pho tượng Phật Thích Ca làm bằng ngọc thạch có nguồn gốc từ Canada.

Tượng Phật ngọc có trọng lượng 3,8 tấn, chiều cao 2,2 mét và là pho tượng Phật Thích Ca làm bằng ngọc thạch có nguồn gốc từ Canada.

Tượng sẽ được đặt ở chùa Quỳnh Lâm tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đây là ngôi chùa được khởi dựng từ triều Lý, đến đời Trần, chùa là nơi Trúc Lâm đệ nhất tổ, Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông thường lui tới.

Đây cũng là nơi được coi là Đại học Phật giáo đầu tiên của Việt Nam và có tượng Di Lặc được coi là một trong An Nam tứ đại khí (Tượng Di Lặc chùa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh). Chùa được tỉnh Quảng Ninh khởi công tôn tạo từ năm 2016 và hoàn thành vào tháng 11/2020.

Tượng Phật Thích ca được coi là một trong những tượng ngọc nguyên khối lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Tượng Phật Thích ca được coi là một trong những tượng ngọc nguyên khối lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Trong chuỗi sự kiện “Hành trình về miền di sản - Thánh địa Phật giáo Trúc Lâm” tại Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần ở Đông Triều sẽ có 4 sự kiện chính đó là: Hội thảo “Thiền sư Pháp Loa: Sự nghiệp tu hành, Thiền học và dấu ấn lịch sử”; Lễ rước tượng Phật Ngọc hoà bình; Lễ khánh thành chùa Quỳnh Lâm; Lễ dâng hương kỷ niệm 712 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn và động thổ tôn tạo chùa Thượng - Ngoạ Vân.

Sự kiện có sự tham gia của đông đảo các Tăng, Ni, Phật tử, các Đại biểu, các đồng chí lãnh đạo địa phương và người dân từ nhiều nơi về tham dự Lễ rước Tượng Phật ngọc.

Sự kiện có sự tham gia của đông đảo các Tăng, Ni, Phật tử, các Đại biểu, các đồng chí lãnh đạo địa phương và người dân từ nhiều nơi về tham dự Lễ rước Tượng Phật ngọc.

Thông qua các hoạt động nêu trên, tỉnh Quảng Ninh mong muốn quảng bá, tuyên truyền sâu rộng các giá trị văn hoá của Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần ở Đông Triều đến đông đảo người dân và du khách. Việc cung rước tượng Phật ngọc về chốn Tổ Quỳnh Lâm – Học viện Phật giáo đầu tiên của cả nước dưới thời Trần sẽ tạo khí thiêng và điềm lành cho vùng đất Đông Triều, đồng thời tạo ra điểm nhấn mới thu hút du khách đến với thị xã.

Quang cảnh tại buổi Lễ rước Tượng Phật Ngọc về chùa Quỳnh Lâm.

Quang cảnh tại buổi Lễ rước Tượng Phật Ngọc về chùa Quỳnh Lâm.

Được biết, Chùa Quỳnh Lâm thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều. Chùa được xây dựng vào thời Lý Thần Tông, do nhà sư Nguyễn Minh Không khởi dựng. Vào thời Lý, nhà sư Không Lộ đã cho đúc một pho tượng Di Lặc bằng đồng cao sáu trượng (khoảng 20 mét). Đến thời Trần, do có vị trí là cửa ngõ kết nối trung tâm Phật giáo Yên Tử, Ngọa Vân, Hồ Thiên với các ngôi chùa khác trong vùng và các chùa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nên chùa được mở rộng và đầu tư xây dựng thành một trung tâm Phật giáo.

Trụ trì chùa Quỳnh Lâm cùng các đại biểu, phật tử dâng hương đón tượng Phật ngọc về tới chùa.

Các vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang đều tu ở chùa. Trong đó, người có công lớn trong việc tu tạo, mở mang phát triển chùa Quỳnh Lâm trở thành trung tâm Phật giáo lớn của cả nước là Thiền sư Pháp Loa, Tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm.

Minh Tâm (TH)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin