Chi tiết tin tức Đóng góp của thiền phái Liễu Quán trong việc khẳng định chủ quyền của người Việt trên vùng đất phương Nam 18:44:00 - 11/04/2024
(PGNĐ) - Từ khi xuất hiện cho đến khi tổ Thiệt Diệu Liễu Quán viên tịch, dòng thiền Liễu Quán được thắp sáng và lan tỏa chánh pháp bởi các đệ tử và các pháp tôn. Trong các thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XIX, Thiền phái Liễu Quán ra đời, phát triển và mở rộng xuống phương Nam gắn liền với sự mở rộng bờ cõi của các chúa Nguyễn, từ vùng đất Thuận Hóa vào Gia Định và xuống đến mũi Cà Mau. Lúc này, Phật giáo nói chung và Thiền phái Liễu Quán nói riêng được các chúa Nguyễn coi trọng, xem đây là chỗ dựa tinh thần để trị quốc an dân. Bằng phương pháp lịch sử; kết hợp các phương pháp, thao tác phân tích, tổng hợp,… bài viết tập trung làm sáng tỏ một số đóng góp của Thiền phái Liễu Quán đối với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất phương Nam.
DẪN NHẬP Từ tất cả những đòi hỏi khách quan của lịch sử dân tộc trên, sự ra đời của Thiền phái Liễu Quán do Thiền sư Liễu Quán sáng lập, với tôn chỉ “Cứu khổ ban vui” của Đạo Phật làm an lạc cuộc đời, đạo hạnh và đạo nghiệp của các đệ tử, các pháp tôn trong tông môn Liễu Quán đã tỏa sáng, thắp nên niềm tin về cuộc sống cho những di dân. Mặt khác, trong quá trình Nam tiến, các chúa Nguyễn đã nhận thấy sức sống mạnh mẽ, vững vàng của Phật giáo, trong đó có Thiền phái Liễu Quán là chỗ dựa về tinh thần phù hợp với di dân ở vùng đất mới cho nên đã đề ra những chính sách thúc đẩy sự phát triển của Phật giáo ở phương Nam. VÀI NẾT VỀ TIỂU SỬ VÀ HÀNH TRẠNG CỦA TỔ THIỆT LIỄU QUÁN Năm 1708, sau khi được truyền ấn chứng, Ngài khai sơn chùa Thiền Tôn ở Huế [1]. Từ đó, chùa Thiền Tôn trở thành Tổ đình của phái Liễu Quán. Đến năm 1712, Ngài vào Quảng Nam dự lễ Toàn viện và trình bài kệ dục Phật. Thiền sư Liễu Quán lúc bấy giờ đã 42 tuổi, Ngài đã có nhiều đạo tràng hành đạo như: chùa Thiền Tông, chùa Viên Thông (Thuận Hóa), chùa Hội Tông, chùa Cổ Lâm và chùa Bảo Tịnh (Phú Yên). Chúa Nguyễn Phúc Khoát rất sùng kính đạo hạnh của Ngài, nhiều lần mời Ngài vào phủ nhưng Ngài một mực từ chối. Vì vậy, chúa thường tới chùa Viên Thông ở chân núi Ngự Bình để thăm và hỏi đạo. Ngài thường ra vào Huế – Phú Yên để hóa đạo, không nề khó nhọc. Trong ba năm (1733, 1734, 1735), Ngài nhậm lời thỉnh cầu của các ngài trong tông môn, cùng các bậc tể quan, cư sĩ ở Huế, dự bốn lễ lớn về đại giới đàn. Qua năm 1740, Ngài tấn đàn Long Hoa phóng giới, rồi trở về chùa Thiền Tôn. Năm 1742, tuy đã 72 tuổi, Ngài vẫn làm Hòa thượng Đường đầu của giới đàn ở chùa Viên Thông [2], đệ tử thụ giới của Ngài kể cả xuất gia lẫn tại gia có tới gần bốn ngàn người [3]. Cuối tháng 2 năm 1743, trước khi viên tịch vài ngày, Ngài ngồi dậy vững vàng, tự cầm bút viết bài kệ. Đến ngày 22 tháng 2 cùng năm, buổi sáng sau khi dùng trà cùng các môn đệ và làm lễ xong, Ngài an nhiên thị tịch. Tổ Liễu Quán là người thuộc đời thứ 35 dòng Lâm Tế, đã làm cho dòng Lâm Tế trở thành một tông phái đặc thù và linh động, có một nền móng vững chắc ở Đàng Trong. Trước khi tổ Liễu Quán xuất hiện, Thiền phái Lâm Tế chịu ảnh hưởng của Trung Quốc rất lớn bởi công cuộc hoằng hoá phần lớn là do các Thiền sư Trung Quốc như: Nguyên Thiều, Thạch Liêm, Tử Dung,… Chính tổ Liễu Quán đã “Việt hóa” Thiền phái Lâm Tế từ văn hóa, kiến trúc và nghi lễ, làm cho thiền phái này trở thành thiền phái của đa số phật tử Đàng Trong. Thiền sư có bốn vị đệ tử lớn: Tổ Huấn, Trạm Quan, Tế Nhân và Từ Chiếu, sau này họ đã tạo lập bốn trung tâm hoằng đạo lớn và hàng chục tổ đình ở khắp vùng Đàng Trong trong thế kỉ XVIII thuộc về môn phái Liễu Quán [4], góp phần quan trọng trong việc chấn hưng Phật giáo. NHỮNG ĐỐNG GÓP CỦA THIỀN PHÁI LIỄU QUÁN ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT PHƯƠNG NAM Về sau, các chúa Nguyễn kế thừa cơ nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng, củng cố thế lực ở phương Nam đối lập với thế lực phương Bắc. Năm 1611, Chiêm Thành xâm lấn biên giới, chúa Nguyễn Hoàng sai đem quân đi đánh, lấy đất lập ra phủ Phú Yên. Đến năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chey Chetta II. Ba năm sau, chúa xin cho người Việt đến làm ăn ở Prey Nokor (Sài Gòn), Kas Krobey (Bến Nghé) và dinh điền ở Mô Xoài (Bà Rịa), gây dựng những cơ sở đầu tiên của chúa Nguyễn trên đất Nam bộ. Năm 1653, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần mở rộng đất đến Phan Rang, đặt phủ Diên Khánh (Khánh Hoà). Chúa Hiền đã làm cho đời sống văn hóa tín ngưỡng phát triển mạnh và Phật giáo trong thời kỳ này cũng được khởi sắc. Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu dẹp loạn quân Chiêm Thành, lập phủ Gia Định gồm 2 dinh: Trấn Biên và Phiên Trấn, khẳng định chủ quyền trên vùng đất Đông Nam bộ. Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát hoàn thành sứ mạng Nam tiến. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương chia lại địa giới hành chính. Đàng Trong được chia thành 12 dinh, trong đó khu vực nay là Nam bộ được chia thành 3 dinh (dinh Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ dinh) và 1 trấn (Hà Tiên): “Buổi quốc sơ, bờ cõi một ngày một mở mang, chia đặt cả cõi làm 12 dinh: ở Ái Tử gọi là Cựu dinh, ở An Trạch gọi là Quảng Bình dinh, ở Võ Xá gọi là Lưu Đồn dinh, ở Thổ Ngõa gọi là Bố Chính dinh, ở Quảng Nam gọi là Diên Khánh, Bình Khang gọi là Bình Khang dinh, ở Phước Long gọi là Trấn Biên dinh, ở Tân Bình gọi là Phiên Trấn dinh, ở Định Viễn gọi là Long Hồ dinh. Các dinh đều đặt trấn thủ, cai bạ và ký lục để cai trị. Duy hai phủ Quảng Ngãi và Quy Nhơn lệ thuộc vào dinh Quảng Nam, thì đặt riêng chức tuần phủ và chức khám lý để cai trị. Hà Tiên lại biệt làm một trấn, thuộc chức đô đốc. Phú Xuân thì gọi là Chính dinh, nay chúa đã lên ngôi vương, mới đổi làm đô thành như thế” [5]. Như vậy, chúa Tiên Nguyễn Hoàng là người lựa chọn đường lối gây dựng cơ đồ ở vùng đất phương Nam, các chúa kế nghiệp từng bước thực hiện và hoàn thành mưu đồ ly khai, xác lập vương quyền, mở rộng bờ cõi. Cùng với việc trị an, các chúa Nguyễn thực hiện di dân tiến hành Nam tiến, Việt hóa bản địa, khai hoang mở rộng lãnh thổ. Với đường lối “lưu dân đi trước – phủ Chúa theo sau”, lưu dân đi khai hoang được khuyến khích, tổ chức và nhận được sự bảo hộ của chính quyền chúa Nguyễn. Trên thực tế, vai trò của chính quyền chúa Nguyễn được thể hiện thông qua sự hiện diện của các đồn binh ở những nơi xung yếu để đánh giặc, bảo vệ chủ quyền và an dân. Công cuộc khai phá, mở rộng lãnh thổ phương Nam của các chúa Nguyễn diễn ra gần hai thế kỉ. Trên con đường Nam tiến, giải pháp quân sự của các chúa Nguyễn chủ yếu để đảm bảo trị an cho lưu dân và phòng vệ, giải quyết các tranh chấp theo yêu cầu của các phe phái trong triều đình Champa và Chân Lạp, bảo vệ chủ quyền. Suốt thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn (1627-1672), kết thúc không bên nào giành thắng lợi, buộc phải giảng hòa. Tình thế này buộc các chúa Nguyễn phải duy trì một lực lượng lớn quân đội để bảo vệ và mở rộng cương vực. Các đời chúa Nguyễn từng bước thiết lập mô hình quân chủ trung ương tập quyền ở Đàng Trong. Tầm nhìn Phật giáo của chúa Tiên Nguyễn Hoàng – cột mốc quan trọng, tiền đề ban đầu của Thiền phái Liễu Quán trên đất Thuận Hóa Cùng việc chọn Phật giáo là chỗ dựa tinh thần cho Đàng Trong, chúa Nguyễn Hoàng bắt đầu những việc làm ủng hộ Phật giáo: Năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng cho dựng lại chùa Thiên Mụ. Năm sau, chúa đến chùa Thiên Mụ lập trai đàn và làm lễ bố thí, cùng năm chúa cho xây dựng chùa Sùng Hóa (Phú Vang). Đến năm 1607, chúa cho lập chùa Bảo Châu (Trà Kiệu, Quảng Nam), năm 1609 lập chùa Kính Thiên (Quảng Bình). Những sự kiện này đã cho thấy sách lược sáng suốt, khôn khéo và mưu lược của chúa Nguyễn Hoàng để thu phục nhân tâm, yên ổn xã hội ở vùng đất mới. Vai trò của Thiền phái Liễu Quán trong việc khẳng định chủ quyền của người Việt trên vùng đất phương Nam Ở Đàng Trong, đặc biệt từ vùng Phú Yên trở vào, số lượng sĩ phu rất thưa thớt và ảnh hưởng của Nho giáo mờ nhạt trong đời sống chính trị – xã hội, văn hóa nơi đây. Càng đi về phía Nam thì ảnh hưởng của Nho giáo càng nhạt dần” [8]. Chúa Nguyễn Phúc Chu, đạo hiệu Thiên Túng Đạo Nhân đã tự bạch tâm tư khi thấy sự thiếu hụt Nho giáo ở Đàng Trong và ý thực sự cần thiết phải dựa vào Phật giáo: “Đã bao năm lo sắp đặt nội trị, ngoại an, nhưng chính lệnh vẫn chưa sửa sang, nhân dân vẫn chưa no ấm, ấy là tội của quan nhân,… đọc sách xưa, biết rằng đạo trị nước lấy được người làm cốt yếu,… Ngặt vì nhân tài xứ này sinh nơi biên viễn, nghe thấy hẹp hòi, dùng làm chứng nọ quan kia, may cũng làm tròn nhiệm vụ, còn như cầu người đạo cao đức trọng, đủ tài kinh luân, như thế, trừ phi Trung Hoa, quê hương của Thánh hiền, Phật tổ, ắt chẳng nơi nào có vậy”[9]. Do đó, chúa Nguyễn Phúc Chu có lập trường dung hòa hai tôn giáo Phật giáo và Nho giáo áp dụng vào chính sự, đồng thời hình thành trong dân lẽ sống tự tin, vị tha, kỷ cương, đạo nghĩa: “Là Quốc Chúa, để làm tròn trọng trách với Quốc dân Ngài đã biết kết hợp xu hướng nhập thế của Phật giáo với chủ trương tu, tề, trị, bình của Nho giáo áp dụng vào tình hình cụ thể của đất nước” [10]. Chúa Nguyễn Phúc Chu là người rất mộ Đạo Phật, điều này chúng ta có thể thấy rõ qua chi tiết: “Cung điện của chúa Nguyễn Phúc Chu được trang hoàng với cờ Phật giáo, trướng, cá gỗ và những quả chuông lộn ngược, giống như một ngôi chùa Phật giáo vậy” [11]. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, Thiền phái Liễu Quán – một dòng thiền mới của Đại Việt được xuất phát từ chùa Bảo Tịnh (Phú Yên), chùa Viên Thông và Thiên Thai Thuyền Tôn (Huế) đã lan toả khắp xứ Đàng Trong. Chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát thường đến chùa Viên Thông tham vấn Phật pháp với Thiền sư Liễu Quán ở trên núi nên ngọn núi có chùa Viên Thông được gọi là núi Ngự. Khi tổ Liễu Quán viên tịch, chúa Võ vương sắc làm bia ký ca ngợi đạo hạnh của Thiền sư, ban thuỵ hiệu là: Chánh Giác Viên Ngộ Hoà thượng. Chúa Nguyễn Phúc Khoát cho trùng tu chùa Báo Quốc và ban cho chùa tấm biển chữ Hán “Sắc Tứ Báo Quốc Tự”. Theo tư liệu tại tổ đình Báo Quốc, cũng vào năm 1747, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cung thỉnh Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi và mời Ngài từ tổ đình Thiền Tôn ra làm trụ trì chùa Báo Quốc. Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi là một trong những cao đệ đắc pháp của tổ Thiệt Diệu Liễu Quán, Thiền sư là người có công lớn trong việc khai sơn tạo tự hoằng truyền Phật pháp ở đất phương Nam. Những vị đệ tử nổi danh của Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi như: Thiền sư Đại Nguyệt Linh Chiếu, Thiền sư Đại Triệt, Thiền sư Đại Quang Chí Thành, Thiền sư Đại Trí Quảng Thông, Thiền sư Đại Bửu Ngọc Sâm, Thiền sư Đại Ngạn Từ Tấn khai sơn chùa Hội Khánh (Bình Dương),… Pháp phái của tổ Tế Nhơn Hữu Bùi được truyền vào Phú Yên, đến đời Thiền sư Đại Quang Chí Thành và Thiền sư Đại Nguyệt Linh Chiếu phát triển rực rỡ. Một số sử liệu tại chùa Hội Phước (Nha Trang) cũng minh chứng rằng Thiền sư Đại Quang Chí Thành từ Phú Yên truyền vào Khánh Hoà, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương và Tây Ninh. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát muốn tổ chức lãnh thổ Đàng Trong thành một nước ngang hàng với Đàng Ngoài của vua Lê – chúa Trịnh nên đã cải tổ hành chính và phát động phong trào di cư vào vùng đất phương Nam trù phú, phì nhiêu tới lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Hoà thượng Đại Quang Chí Thành cùng một số Tăng sĩ đã lên thuyền vượt biển theo dân di cư vào vùng đất phương Nam để hoằng truyền Phật pháp cho di dân nghèo khổ. Ngài đào tạo ra nhiều đệ tử nổi danh và tiếp nối pháp truyền. Trong số đó có Thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu, khai sơn và trùng hưng 7 ngôi chùa ở Nam bộ: Chùa Linh Sơn trên núi Bà Đen (Tây Ninh), chùa Hội Lâm Hóc Môn (Gia Định), chùa Bến Chùa (Hóc Môn), chùa Long Hưng (Thủ Dầu Một), chùa Hội Khánh (Thủ Dầu Một), chùa Hội Sơn (Thủ Đức), chùa Bửu An (Bến Gỗ, Biên Hoà) [12]. Thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu được lưu danh là người có công hộ quốc an dân, mở rộng vùng đất Bình Dương, Sông Bé, Tây Ninh ngày nay, khai hoang ruộng nương giúp dân canh tác. Năm 1800, Thiền sư viên tịch tại chùa Hưng Long. Môn đồ, Phật tử lập tháp thờ ngài trong khuôn viên chùa và hằng năm đều tưởng niệm kính lễ một vị Thiền sư thuộc pháp phái Liễu Quán đã có nhiều công lao khai sơn tạo tự và truyền bá chánh pháp rộng mở ở vùng đất phương Nam. Nhiều ngôi chùa được tạo dựng đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân như cầu an khi đau ốm, cầu siêu khi qua đời. Tại các ngôi chùa ở vùng đất phương Nam, chư Tăng đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn đời sống tinh thần, an lạc xã tắc, điều hòa những dao động tâm thức của con người trước thảm cảnh chiến tranh. Tiêu biểu là Thiền sư Tánh Thành Viên Ngộ, Thiền phái Lâm Tế, chi phái Liễu Quán. Ngài tên Nguyễn Chất, là người huyện Phước Lộc, phủ Tân An, tỉnh Gia Định, xuất gia ở chùa Vĩnh Quang, được ban pháp danh là Tánh Thành. Ngài được hai bậc cao Tăng Hòa thượng Đạo Huệ Huyền Quảng và Đạo Tứ Quảng Thanh dẫn dắt. Ngài Tánh Thành đã phát tâm làm đường để người dân đi lại thuận tiện. Vào năm 1820, vùng Long An phát bệnh đậu mùa, nhiều người chết. Cảm thương trước đại nạn, Thiền sư lập đàn cầu kinh, cầu nguyện cho đại dịch tiêu tan, dân chúng được bình an, lời cầu nguyện của Ngài đã linh ứng. Đến năm 1846, Thiền sư Tánh Thành viên tịch. Để tưởng nhớ công đức và đạo của Ngài, người dân trong vùng xây tháp thờ trong khuôn viên chùa Tôn Thạnh. Hai vị vua nhà Nguyễn là vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị đều rất kính trọng vào tài năng và đức độ của Thiền sư Tánh Thông Giác Ngộ, thường thỉnh Ngài về Huế để giảng giải, truyền pháp. Thiền sư có các đệ tử rất nổi danh như các nhà sư: Hải Hội Phổ Chất, Hải Lưu Mật Niệm (Phú Yên), Hải Lâm Bảo Kế trụ trì chùa Từ Lâm (Huế); các nhà sư: Hải Bình Bảo Tạng, Hải Chánh Bảo Thanh, Bảo Chơn đã mở địa vực hoằng hóa từ Phú Yên tới Phan Rang, Phan Rí, Đồng Nai, Bà Rịa, Biên Hòa [13]. Vừa khai sơn, vừa trùng tu, các Đại sư trong Pháp phái đã xây dựng hàng chục ngôi chùa ở các tỉnh trên, làm cho dòng thiền Liễu Quán hưng thịnh ở vùng đất phương Nam: “Các dòng Thiền phái Lâm Tế do Tổ sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch, Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo, Tổ sư Liễu Quán, Tổ sư Nhiên Công – Hiển Kỳ, Tổ Huệ Đăng – Thanh Kế… truyền vào vùng Nam bộ chính thức định hình làm cho tông Lâm Tế phát triển lâu dài với các chi nhánh Lâm Tế Thiên Đồng, Lâm Tế Gia Phổ, Lâm Tế Liễu Quán, Lâm Tế Thiên Thai, Lâm Tế Chúc Thánh đều lấy Lâm Tế Nghĩa Huyền làm Chánh tông như vườn hoa nở rộ tỏa ngát hương thơm khoe sắc thắm trong vòm trời và mảnh đất vùng Nam bộ hơn 300 năm qua” [14]. KẾT LUẬN
NCS. Ngô Thị Cẩm Liên/TCVHPG419
Chú thích: Tài liệu tham khảo:
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |