Chi tiết tin tức Lễ Vu lan (Ullambana Festival) của Miss La Sen 20:37:00 - 09/08/2018
(PGNĐ) - Nguồn gốc Phật giáo của Lễ Vu lan (Ullambana Festival) có thể bắt nguồn một câu chuyện có nguồn gốc từ Ấn Độ.
“Ullam” tức là Vu lan, “bana” là cái chậu. Trong kinh Vu lan (Ullambana Sutra), chúng ta thấy đức Phật dạy Ðại đức Mục Kiền Liên (Mahāmaudgalyāyana) giúp đỡ người mẹ của ngài - người đang chịu thống khổ trong cõi ngạ quỷ (who was suffering in the lower realm of the Hungry Ghosts). Ðại đức Mục Kiền Liên là một thương nhân giỏi đã bỏ nghề để trở thành một trong những đệ tử lớn của đức Phật. Sau khi đạt được quả vị A La Hán (he attained arhatship), ngài đã nghĩ đến cha mẹ mình và tự hỏi không biết điều gì đã xảy ra với họ.
Ngài dùng thần thông và tìm thấy cha mình ở trên cõi trời. Tuy nhiên, mẹ của ngài đã được tái sinh trong một cõi thấp hơn, được gọi là cõi giới của ma quỷ đói. Mẹ ngài đã mang hình hài của một con ma đói. Bà không thể ăn vì cổ họng rất mỏng và không có thức ăn nào có thể đi qua, nhưng bà luôn luôn đói vì mang một cái bụng bự.
Trước đây, mẹ của ngài đã tham lam với số tiền mà con trai để lại cho bà. Con trai bà đã hướng dẫn bà bố thí hoan hỷ (to kindly offer dana) cho bất cứ vị sư Phật giáo nào mà bà gặp. Nhưng thay vì vậy, bà đã không hoan hỷ và không cho tiền mà chiếm giữ. Đó chính là lý do mà bà phải tái sinh trong cõi ngã quỷ đói (she was reborn in the Realm of Hungry Ghosts).
Đức Phật hướng dẫn cho Đại đức Mục Kiền Liên cúng dường thực phẩm Lễ Tự tứ (Pavāraṇā) cho hội chúng Tăng đoàn vào ngày cuối cùng của khóa tu mùa mưa (mùa hè), tức là vào ngày 15 của tháng thứ Bảy âm lịch (fifteenth day of the seventh month in the lunar calendar).
Pavāraṇā có nghĩa là “Tùy ý”. Công đức thu được từ việc bố thí này đã giúp mẹ của Ngài Mục Kiền Liên được giải thoát khỏi địa ngục.
Ngày nay, nghi lễ mà đức Phật từng yêu cầu Đại đức Mục Kiền Liên làm trước đây đã được thực hành rất chu đáo, trang trọng ở nhiều nước châu Á vào rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm. Lễ Vu lan, Miss La Sen cũng tham dự các nghi thức đọc kinh Di Đà, kinh Vu lan bồn và đặc biệt là nghi thức bông hồng cài áo.
Cô rất hoan hỷ mang bông hồng cài áo này đi dạo phố vì đó là một nghi lễ đặc trưng và ấn tượng của Phật giáo Việt Nam.
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |