Chi tiết tin tức

Ngày xuân - tản mạn đôi điều về tết cổ truyền

19:25:00 - 30/01/2017
(PGNĐ) -  Vào mỗi dịp tết đến, các trang báo đã liên tục đăng tin về hình ảnh biển người tấp nập trở về quê ăn tết, hay hình ảnh những con người trở về nhà từ chuyến xe cuối cùng, và hình ảnh những con người đi xuất khẩu lao động nơi phương xa xứ lạ cũng trở về để cùng ăn tết với gia đình đã góp phần làm tăng thêm giá trị, cũng như ý nghĩa về cái tết Nguyên Đán của dân tộc Việt. Qua đó, thể hiện được giá trị nhân văn của tình thân gia đình trong con người Việt.

Vào những ngày cận tết, hình ảnh người bà trong ký ức tuổi thơ của tôi lại hiện về rõ quá. Vào những ngày ấy, dù bận rộn nhưng bà vẫn tranh thủ làm những món mang đậm hương vị của ngày tết cổ truyền để có cho con cháu dùng và tiện mời khách viếng nhà. Có năm khó khăn, Ngoại  phải đi mượn thêm bà con lối xóm, rồi người này người kia góp chút đỉnh, cuối cùng cũng được nồi bánh,mâm mứt cho ngày tết xum vầy . Với mong muốn tìm lại những hình ảnh về cái tết truyền thống quê hương mang đậm bản sắc của dân tộc, vượt gần 150km trở về nơi quê Cha đất Tổ, mang theo tâm tình của người con xa nhà. Tôi thấy vui khi quê hương đổi thay thật nhiều. Đường xá rộng hơn, đẹp hơn, nhà cửa san sát, thơm mùi sơn mới , các khu đô thị, các siêu thị mọc lên ngày càng nhiều. Quê hương được thay da đổi thịt .. Niềm vui chưa trọn vẹn thì tôi kịp nhận ra cái tết truyền thống xưa kia đang dần nhạt phai theo năm tháng…  Cơn lốc của nền kinh tế thị trường  đã cuốn con người vào vòng xoáy, vì kinh tế, vì cuộc sống mưu sinh, nên họ dần quên đi, không chú trọng nhiều lắm đến ngày tết cổ truyền với Bánh chưng xanh, dưa muối, kiệu hành ,  bánh,  mứt,… là những vật phẩm không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của gia đình Việt . Nếu trước đây , những thứ này được cả nhà quay quần bên nhau tự làm đầm ấm biết bao , thì giờ đây nó được bày bán khắp nơi, Giá bánh tại quê tôi dao động từ 50.000 – 60.000 đồng/cặp. Dạo quanh các nhà trong xóm, tôi thấy không khí thật yên tĩnh, không còn sôi nổi như trong ký ức tuổi thơ của tôi. Nhà nhà vội vàng gói bánh, làm mứt đ ểvui tết, cảnh trẻ con chạy khắp xóm chơi đùa, quay quần bên những nồi bánh đang nấu nay đâu mất  rồi?! 

Nói như vậy,không có nghĩa là bản sắc ngày tết của dân tộc Việt bị đánh mất hoàn toàn. Trên thực tế, tuy bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của xã hội, nhưng nhiều gia đình vẫn giữ nguyên truyền thống ngày tết của cha ông ta. Gia đình bà Phan Thị Lộc năm nay, lại được hưởng một cái tết ấm áp bên con cháu. Tuy bận rộn nhiều việc, nhưng cứ đến ngày 26 tháng Chạp hằng năm, bà tạm gác mọi công việc, gọi con cháu lại để cùng quay quần gói bánh và làm mứt. Bà dồn hết tình cảm của mình vào việc chọn từng miếng lá gói bánh, đãi nếp, lựa đậu một cách thật tỉ mỉ. Ngồi trò chuyện với chúng tôi bà chia sẻ: “…nhà thì không có gì, nhờ con cháu mỗi đứa góp chút chút nên có bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, ngừng một lát như để hồ tưởng, bà nói tiếp : “ ăn thì không bao nhiêu, chủ yếu gói để có cái biếu cho bà con hai họ, rồi có cái để mời khách khi họ đến nhà chơi. Điều này, nó ngấm vào máu thịt của chúng tôi rồi, tới tết mà không gói bánh thì thấy buồn, như thiếu một cái gì đó. Với vợ chồng tôi thì đó mới là tết, vì con cháu được đoàn tụ với ông bà, mọi người cùng quay quần bên nhau dọn dẹp nhà cửa, gói bánh đón tết, không khí ấm áp lắm,…” . Khi tôi đề cập đến việc sao không mua bánh, mứt ngoài thị trường cho tiện, gói làm gì cho mệt? tôi chợt thấy nụ cười trên khuôn mặt phúc hậu của bà và cũng không ngần ngại bày tỏ: “…bánh, mứt ngoài thị trường không đảm bảo chất lượng, khó kiểm chứng được có an toàn, nên mình tự làm sẽ ngon và chất lượng hơn. Với lại, ngày tết cổ truyền là phải gói bánh, làm mứt thì mới ra ngày tết, vì đó là nét đẹp trong truyền thống người Việt.” 

Đến đây, tôi bỗng giật mình nhớ đến có người đã đề xuất bỏ tết cổ truyền của người Việt. Đồng ý rằng khi đưa ra ý kiến trên thì họ cũng có lập trường và cách lý giải riêng. Nhưng thiết nghĩ, tết Nguyên Đán là một cái tết đã theo dân tộc Việt suốt chiều dài lịch sử, từ thời vua Hùng đến nay. Có thể nói tết truyền thống đã bám rễ, ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người con Việt. Hơn nữa, tết cũng là dịp để những người con, người cháu làm ăn xa trở về đoàn viên với gia đình bên mâm cơm chiều 30 ấm áp tình thân. Mọi người gặp nhau, hỏi thăm sức khỏe, công việc, động viên, gởi nhau những lời chúc tốt đẹp vào ngày đầu xuân, tất cả thật ý nghĩa và tràn đầy nghĩa tình biết bao! . Vào mỗi dịp tết đến, các trang báo đã liên tục đăng tin về hình ảnh biển người tấp nập trở về quê ăn tết, hay hình ảnh những con người trở về nhà từ chuyến xe cuối cùng, và hình ảnh những con người đi xuất khẩu lao động nơi phương xa xứ lạ cũng trở về để cùng ăn tết với gia đình đã góp phần làm tăng thêm giá trị, cũng như ý nghĩa về cái tết Nguyên Đán của dân tộc Việt. Qua đó, thể hiện được giá trị nhân văn của tình thân gia đình trong con người Việt.

Tết xum vầy ở một gia đình Việt 

Vạn Tịnh – Xuân Đinh Dậu

Nguồn: PTVN

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin