Ngôi chùa nơi hàng nghìn đôi kết hôn mỗi năm ở Malaysia
15:37:00 - 23/06/2019
(PGNĐ) - Mang nhiều ý nghĩa tâm linh trong đời sống người Malaysia gốc Hoa, chùa Thiên Hậu thu hút hàng nghìn cặp đôi tới đăng ký kết hôn mỗi năm.
Tọa lạc trên đồi Robson, thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, chùa Thiên Hậu có diện tích 6.760 m2, được xây dựng từ năm 1981 và khánh thành vào ngày 3/9/1989. Ảnh: Triip Me.
Ngôi chùa là sự kết hợp giữa kỹ thuật xây dựng hiện đại và kiến trúc truyền thống Trung Quốc, bao gồm các yếu tố Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Do đó, cổng chính của chùa Thiên Hậu được xây dựng hình vòng cung, nổi bật với những cột trụ sơn đỏ, màu sắc tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng. Ảnh: Holidayiq.
Bước vào sân chùa, chúng ta có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc, tranh mô tả về truyền thuyết nữ thần Mazu hay các truyền thuyết khác của Trung Quốc như 12 cung hoàng đạo, Nguyệt lão. Xung quanh khuôn viên chùa là những khu vườn và ao hồ, nơi thả rùa phóng sinh. Ảnh: Fine Art America.
Bước vào sân chùa, chúng ta có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc, tranh mô tả về truyền thuyết nữ thần Mazu hay các truyền thuyết khác của Trung Quốc như 12 cung hoàng đạo, Nguyệt lão. Xung quanh khuôn viên chùa là những khu vườn và ao hồ, nơi thả rùa phóng sinh. Ảnh: Fine Art America.
Chùa Thiên Hậu được xây dựng thành bốn tầng, trong đó tầng một để trưng bày đồ lưu niệm; tầng 2, 3 dùng làm hội trường lớn và phòng đăng ký kết hôn. Tầng cao nhất thờ ba vị thần Thiên Hậu, Phật Bà Quan Âm và Hải Biên nương nương. Đứng từ đây, du khách có thể thu vào tầm mắt quang cảnh của thủ đô Kuala Lumpur. Ảnh: Out For 30.
Các cột, diềm, mái chùa được đắp nổi tinh xảo. Mỗi năm, chùa Thiên Hậu tổ chức hơn 100 lễ hội, bao gồm Tết nguyên đán, lễ Vu Lan, tết Trung thu, lễ Phật đản, ngày sinh của ba vị thần... Ngoài ra, ngôi chùa cũng là nơi đăng ký kết hôn và tổ chức đám cưới của nhiều cặp đôi. Ảnh: Gokl.
Có khoảng 5.000 đôi tới đây đăng ký kết hôn mỗi năm, đặc biệt là vào tháng 8 âm lịch và ngày lễ tình nhân Valentine. Vào ngày 9/9/2009, hơn 500 cặp đôi đã tổ chức đám cưới tập thể tại chùa Thiên Hậu. Ở Trung Quốc, số 9 có cách phát âm giống “vĩnh cửu”, vì vậy đây là ngày tốt lành để kết hôn. Ảnh: Daniel Blog.
Chùa Thiên Hậu mở cửa từ 8h sáng đến 10h đêm. Tuy nhiên, du khách nên đến đây vào sáng sớm khi chùa vắng khách và buổi tối, khi hàng trăm chiếc đèn lồng được thắp sáng. Tuy ngôi chùa không có quy định nào về trang phục, du khách nên lưu ý mặc áo kín vai và quần, váy dài qua đầu gối. Khi đến chính điện, bạn lưu ý giữ trật tự và bỏ dép phía bên ngoài trước khi vào tham quan.
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.