Chi tiết tin tức

Thiền định: Lợi thế cạnh tranh mới tại các giải đấu thể thao ngoại hạng

21:02:00 - 24/06/2020
(PGNĐ) -  Tại Mỹ và Canada, nhiều vận động viên và các đội tuyển nhà nghề (Major League Sports) đang tìm kiếm thêm lợi thế bằng việc chuyển sang thực hành chánh niệm và các hoạt động rèn luyện trí óc để tăng hiệu quả thi đấu và có một tinh thần an lạc.

meditation-coaches-for-athletes.jpg
Tượng Phật ở Fanway Park - Ảnh: Buson

 

Ban đầu, có một người rất mạnh về cơ bắp trời cho: là Babe Ruth, người có thể uống rượu và chơi đùa tới sáng và sau đó quăng một quả bóng chày ra ngoài đường chân trời với một cái búng tay. Hoặc một tài năng thiên phú khác: Ted Williams với thị lực hoàn hảo đến mức khi ông tham gia Thế chiến II, các bác sĩ đã rất kinh ngạc trước tầm nhìn 20-10 của ông. Những người hùng kiểu cũ, giống như tất cả các nhân vật huyền thoại khác, sinh ra đã là anh hùng (thể chất). Thật khó để tưởng tượng ra trọng lượng tạ mà Great Bambino (biệt danh của Babe Ruth) nâng lên, hay Splendid Splinter (biệt danh của Ted Williams) có thể gặp rắc rối gì trong việc đánh bóng. Hình dung việc hai người hùng cơ bắp này ngồi thiền còn khó hơn. 

 

Nhưng thời thế đã thay đổi. Cái ngày mà vận động viên ăn một cái bánh mì kẹp phô-mai trước giờ đấu và hút một điếu thuốc lúc giữa giờ đã qua từ lâu rồi, và sự hiểu biết của chúng ta về việc thi đấu thể thao đã tăng theo cấp số nhân. Trong cuộc đua khốc liệt tìm kiếm lợi thế cạnh tranh của thể thao chuyên nghiệp, các đội và người chơi phải tìm ra cách mới, hợp pháp và cả bất hợp pháp, để tối ưu hóa khả năng của cơ thể. 

 

“Ranh giới cuối cùng hiện nay là phần trí óc của trò chơi thể hình”, Bob Tewksbury nói với tôi. Anh là cầu thủ ném bóng chày giải đấu chính trong suốt 13 mùa và hiện là điều phối viên về huấn luyện tinh thần cho Chicogo Cubs. “Ai cũng có một tài năng nhất định để thành một vận động viên chuyên nghiệp, nhưng chính tâm trí là thứ phân biệt rõ xuất sắc khác biệt với giỏi”. 

 

Đối với Tewksbury và những vận động viên khác cùng lãnh vực, kết hợp các kỹ năng tinh thần là bước tiếp theo trong sự phát triển của thể thao. Anh cho biết: “Hiện nay rất nhiều vận động viên chuyển hướng sang thực hành chánh niệm”.

 

Trong các phòng thay đồ trên khắp nước Mỹ, các vận động viên ngồi yên và tập trung vào vận động tâm trí, một điều gì đó thật lạ lùng chưa ai từng biết trong lĩnh vực chỉ biết dựa vào kết quả cuối cùng. Tuy vậy, rất nhiều vận động viên và các tổ chức vẫn đang lưỡng lự về phương pháp này.

 

“Tôi nhớ là có một sự kỳ thị rất lâu đối với sức khỏe tinh thần nói chung, về việc tư vấn và trị liệu tâm lý từ nhiều năm trước”, Tewksbury nói. “Khi nói về văn hóa của đàn ông cơ bắp, thứ mà họ cực kỳ không muốn bị người khác nhìn thấy họ làm là nói chuyện với một chuyên viên tâm lý”.

 

“Nhưng khi ta hiểu rằng thân và tâm cùng hoạt động sẽ có sức mạnh như thế nào, những bức tường định kiến ấy sụp đổ. Như nhiều huấn luyện viên và các chuyên viên huấn luyện tinh thần mà tôi có dịp trò chuyện đã giải thích, chánh niệm không phải là điều tiếp theo, mà nó là những gì đang xảy ra ngay bây giờ”.

 

 “Nạn nhân” đầu tiên của sự bùng nổ chánh niệm trong thể thao, hoặc ít nhất là trong bóng chày, có thể là Barry Zito. Năm 2006, sau khi San Francisco Giants trao cho Zito hợp đồng lớn nhất trong lịch sử bóng chày cho một vận động viên vào thời điểm bấy giờ, giới truyền thông bắt đầu chú ý đến những hành động của anh, chẳng hạn như xu hướng hít thở sâu trên quả bóng trước khi ném của anh.

 

Một bài báo trên tờ New York Times đã mô tả các phương pháp lập dị của anh dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên Alan Jaeger: “Một buổi dạy, Jaeger kéo dài năm giờ một ngày. Trong bốn giờ đầu tiên, không ai chạm vào bóng. Các vận động viên ngồi thiền, giãn cơ, nghe nhạc, tập yoga, lại thiền và nghe thêm nhạc. Họ trò chuyện về những giấc mơ và hình dung ra các trận đấu”. Một đống thời gian như thế dành cho các hoạt động dường như chẳng liên quan đến bóng chày, đã được mô tả như một ví dụ về vận động viên bóng chày là “loài” thể thao kỳ quặc nhất.

 

Đội Cubs America có phải là đội bóng chày theo đạo Phật của Mỹ?

 

Jaeger, người đã làm việc với rất nhiều vận động viên chuyên nghiệp trong nhiều năm qua, từng ở vị trí cầu thủ ném bóng chày khi còn học đại học nhưng phải rời đội vì vấn đề tâm lý. Rồi anh tìm đến thiền và bắt đầu thấy trạng thái mà thiền định mang lại có sự tương đồng với trạng thái mà những vận động viên muốn có khi thi đấu. “Đây là câu tôi hay nói với những người mà tôi cố giúp họ hiểu rằng tinh thần và trí óc quan trọng như thế nào”, Jaeger giải thích. “Cậu có nghĩ mình sẽ chơi tốt hơn nếu cậu thoải mái hơn 30% so với bây giờ? Ai cũng lập tức trả lời là “có”.

 

Nhưng thời gian đầu, khi Jaeger mới đi theo tâm lý học về thể thao, mọi thứ hơi khó khăn. “Khi tôi có buổi giao lưu đầu tiên tại một trường cao đẳng vào năm 1990, họ nhìn tôi như thể tôi có 7 con mắt”, Jaeger nói. “Mới 5 năm trước đây chứ đâu,  mọi người nghĩ rằng việc rèn luyện trí óc và và tâm lý học thể thao kiểu như ‘cậu chắc chắn là có vấn đề, cậu cần được điều trị’”.

 

Vượt qua định kiến này là một việc gian nan với các nhà huấn luyện tinh thần, đặc biệt là những người có xu hướng chánh niệm như Tiến sĩ Gregory Cartin, một nhà tư vấn thi đấu, đã phải tìm nhiều biện pháp giúp các vận động viên quan tâm đến thiền định. Cartin nói. “Tôi chưa bao giờ giới thiệu ngay đến từ thiền hay chánh niệm trừ khi mọi người muốn nghe thêm. Tôi sáng tạo và tìm ra nhiều cách khác nhau để diễn đạt về nó”. 

 

“Khi ai đó kêu bạn bình tĩnh lại thì bạn sẽ thế nào? Bạn thường sẽ trở nên hoảng loạn hơn. Điều đó tương tự như trong thể thao”, Cartin giải thích. “Tôi giúp các vận động viên chấp nhận các tâm trạng khó khăn thay vì chiến đấu, ngăn chặn hay là cố làm gì đó với chúng. Bạn cứ đơn giản chấp nhận nó. Đó là một kỹ năng quan trọng. Tôi nói với các vận động viên rằng tôi không cố biến họ thành một vận động viên tốt hơn, tôi chỉ muốn giúp họ thi đấu với một tinh thần thoải mái và sử dụng hết mọi kỹ năng mà họ có được”.

 

Ý tưởng này, từng là một thứ lạ lùng chả ai dạy, giờ lại được thực hiện trong toàn bộ tổ chức.    

 

Ben Freakley, người đứng đầu về huấn luyện tinh thần thi đấu cho đội Toronto Blue Jays, cho biết: “Trong một khoảng thời gian dài, chúng ta đã nghe các thuật ngữ như tập trung hoặc bình tĩnh hoặc thư giãn... nhưng chánh niệm là một cách giúp mọi người thực sự hiểu các từ đó”.

 

Để khai thác sức mạnh của các kỹ năng tinh thần, Blue Jays đã phát triển một phòng tập tâm trí, gọi là Mind Gym. Họ mời những huấn luyện viên về tinh thần như Rob DiBernardo về dạy. Một buổi tập thông thường có thể bao gồm cuộc thảo luận về một ý tưởng quan trọng, thiền định và cơ hội cho các vận động viên thảo luận với nhau việc luyện tập và nhiệm vụ sắp tới. Các buổi học này không bắt buộc, nhưng trong năm đầu tiên với đội tuyển DiBernardo đã nhận được những phản hồi tốt. 

 

Các vận động viên dùng chánh niệm trong việc tìm kiếm một lợi thế cạnh tranh đã nói với DiBernardo rằng họ đang thấy được kết quả mong đợi.

 

“Các vận động viên thường tham khảo khả năng làm chậm lại trận đấu,” ông nói. “Tốc độ của trận đấu không thể thay đổi, nhưng tôi nghĩ làm chậm bản thân của họ đi bằng cách sử dụng hơi thở có thể là một thay đổi quan trọng, và quan trọng đến mức có thể làm tăng khả năng thi đấu của những người khác”.

 

Nhưng việc rèn luyện chánh niệm có một sức hấp dẫn khác: Chánh niệm chẳng hề bắt người chơi tỏ ra không yếu đuối và không đau đớn, thay vào đó, nó có xu hướng giúp vận động viên nhìn thấy toàn bộ sắc thái của những trải nghiệm thi đấu. Các vận động viên từ lâu đã được đối xử như những thiết bị hay mẩu vật được nhai đi nhai lại để phục vụ kết quả tốt nhất cho các nhà tổ chức, trong khi sức khỏe cá nhân của họ bị tổn hại. Đối với họ, Mind Gym là nơi những suy nghĩ và cảm xúc của chính họ không chỉ được chào đón mà còn được tôn vinh.

 

anh James.jpg
Lebron James thực hành thiền trong giờ giải lao giữa các hiệp đấu

 

Tâm trí chiếm 99% trong giải đấu nhà nghề

 

Russ Rausch từng là một doanh nhân thành đạt ở Chicago. Một cậu bé từ tỉnh lẻ ở Kansas và là người đầu tiên trong gia đình đi học đại học, ông đã tự vươn lên và có một cuộc sống đầy đủ. Ông đi du lịch khắp thế giới, sở hữu nhà cửa, biệt thự nghỉ mát. Dù thế, Rausch vẫn cảm thấy không đủ. 

 

“Tôi đã làm tất cả những thứ thực sự nằm ngoài ước mơ của mình, Rausch nói về thời kỳ đó. Và tôi có cảm giác kiểu như ‘đây có phải là tất cả không?’. Tôi đã kết bạn với một vài cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp vào thời điểm đó và họ cũng cảm thấy như vậy và điều đó gây sốc cho tôi”. 

 

Nhiều các vận động viên chuyên nghiệp, kiếm được số tiền trên trời và sống với giấc mơ thời thơ ấu của họ, cũng có thể cảm thấy không được thỏa mãn, có điều gì đó không ổn. Rausch đã dành nhiều năm nghiên cứu và tìm hiểu sâu về cảm xúc của con người trong nghiên cứu khoa học thần kinh, tâm lý học và thiền định. Ông nói rằng những kỹ thuật này đã thay đổi cuộc đời ông, và dẫn đến việc thành lập Vision Pursue, một công ty giúp mọi người phát triển tư duy thi đấu nhằm nâng cao sự an lạc cá nhân. Các khách hàng của Vision Pursue, bao gồm Atlanta Falcons, Miami Heat và Seattle Mariners, cũng như một số vận động viên cá nhân. Rausch tin rằng nếu các vận động viên học cách tận hưởng quá trình, kết quả sẽ đến.

 

Rausch và nhóm của ông đã phát triển một ứng dụng dành cho khách hàng của Vision Pursue, đưa ra những hoạt động hướng đến chánh niệm mỗi ngày. Thông qua ứng dụng này, khách hàng báo cáo về tiến trình của họ, và kết quả rất ấn tượng. Sau 60 ngày sử dụng Vision Pursue, khách hàng giảm 23% lượng thời gian trong ngày mà họ cảm thấy căng thẳng, buồn chán hoặc mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh của mình, và tăng 23% thời gian tương ứng họ cảm thấy thoải mái. Nhưng sự cải thiện về sức khỏe này có được chuyển thành việc tăng năng suất thi đấu không?

 

Đây là câu hỏi triệu đô (hoặc có lẽ là tỷ đô) của phong trào thực hiện chánh niệm. Tiến sĩ Amy Baltzell, tác giả của cuốn The Power of Mindfulness: Mindfulness Meditation Training in Sport (Tạm dịch: Sức mạnh của chánh niệm: Đào tạo về chánh niệm trong Thể thao) và là một giáo sư tại Đại học Boston, thừa nhận rằng cho đến nay nghiên cứu chưa chứng minh được điều gì đáng kể. “Có khá nhiều nghiên cứu về thể thao và chánh niệm ngoài kia”, Baltzell nói, và đúng rằng, rất nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan của cả hai. “Nhưng hầu hết mọi người không có một đánh dấu cụ thể về hiệu suất”, Baltzell nói tiếp: “Thật khó mà có những kiểm soát chặt chẽ để chỉ ra một tác động cụ thể lên hiệu quả thi đấu”. 

 

Trong khi đó, một số đội, như Blue Jays, đang phát triển với giả định rằng các cầu thủ thực hành chánh niệm sẽ thi đấu tốt nhất. Và họ cho rằng các đội khác đang tụt lại phía sau.

 

 “Mọi người kiểu như đang thử nhiều trải nghiệm mới”, Rausch nói. “Tôi nghĩ rằng việc huấn luyện tâm trí, trong 5 năm nữa, mọi người sẽ nhìn lại và nói: ‘Cậu có tin rằng mọi người từng không ai làm cái này không?’”. 

 

Theo Alan Jaeger, thời điểm đó đã đến, và bất kỳ đội nào không thực hành thiền đang mắc phải một sai lầm rất lớn: “Cuối cùng, trò chơi thể thao chiếm 99% về tinh thần ở các giải đấu lớn”.

 

Alex Tzelnic

Bùi Thị 
(dịch và biên tập từ Tricycle)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin