Chi tiết tin tức

Trung ương Giáo hội tưởng niệm 68 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng

19:41:00 - 04/03/2022
(PGNĐ) -  Nhân lễ tưởng niệm 68 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, chiều ngày 02-03 (30 tháng Giêng), chư Tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS Trung ương GHPGVN đã quang lâm đến Pháp viện Minh Đăng Quang (Thành phố Thủ Đức) để dâng hương tưởng niệm Tổ sư.
 

Quang lâm chứng minh có Trưởng lão HT. Thích Giác Giới, Phó Thư ký HĐCM; Trưởng lão HT.Thích Giác Tường, Uỷ viên TT HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch TT HĐTS, Trưởng Ban Tăng sự TƯ; HT.Thích Huệ Minh, Ủy viên TT HĐTS, Trưởng ban Nghi lễ TƯ; HT.Thích Huệ Trí, Ủy viên TT HĐTS, Trưởng ban Pháp chế TƯ; cùng chư Tôn đức HĐTS, Văn phòng 2 TƯ.

 

 
 

Nơi giảng đường Pháp viện, trước tôn tượng Tổ sư Minh Đăng Quang, chư Tôn giáo phẩm thành kính dâng trầm hương cúng dường Tổ sư, kính tri ân công đức Tổ sư đã sáng lập Hệ phái khất sĩ Việt Nam, những lời dạy của Ngài được chúng đệ tử Hệ phái thực hành và phát huy, từ đó mang đến nhiều lợi lạc cho chúng sanh. 

Sau cùng, thay mặt Ban Tổ chức, HT.Thích Giác Toàn phát biểu cảm tạ, tri ân tấm châ  tình của chư Tôn đức chứng minh trong ngày kỷ niệm 68 năm Tổ sư vắng bóng.  

Tổ sư Minh Đăng Quang thế danh Nguyễn Thành Đạt, sinh ngày 26 tháng 9 năm Quý Hợi (1923) tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

 
 
 

Năm 15 tuổi, ngài xin phép thân phụ rời Vĩnh Long đi học đạo tại Nam Vang. Năm 19 tuổi ngài trở về Sài Gòn. Năm 20 tuổi vâng lời thân phụ lập gia đình. Cuối năm 21 tuổi, người bạn đời và con thơ đều thọ bệnh qua đời.

Đầu năm 22 tuổi, ngài xin phép thân phụ lên miền Thất Sơn xuất gia học đạo. Sau đó, ngài du hành sang Mũi Nai, Hà Tiên; tại đây, ngài đã tham thiền suốt 7 ngày 7 đêm và chứng ngộ ý pháp “Thuyền Bát-nhã”. Sau đó, ngài được một thiện nam thỉnh về chùa Linh Bửu (Mỹ Tho) an trú thiền định.

Ngày rằm tháng 7 năm 1944, ngài thọ y bát giới Sa-di; hai năm sau, ngài thọ Đại giới Cụ túc được Đức Phật A Di Đà ứng mộng, thọ ký pháp danh Minh Đăng Quang. Sau đó, ngài chính thức đi hoằng hóa. 

Buổi đầu, Ngài ra Long An, xuống Mỹ Tho, Gò Công, Sài Gòn, Tây Ninh, Bình Dương… rồi lần xuống các tỉnh miền Tây. Ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954), trên đường hành đạo từ Sa Đéc xuống Vĩnh Long, rồi qua Cần Thơ, ngài thọ nạn tại Cái Vồn (nay là huyện Bình Minh, Vĩnh Long) và vắng bóng đến ngày hôm nay, tròn 67 năm. Để lại cho đời chí nguyện “Nối truyền Thích ca chánh pháp – Đạo Phật khất sĩ Việt Nam”.

 

 

Công Minh – Đăng Huy

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin