Chi tiết tin tức Ngôi cổ tự Bavikonda Di sản văn hóa thế giới ở Ấn Độ 16:25:00 - 21/06/2017
(PGNĐ) - Ngôi Danh lam cổ tự Bavikonda (Bavikonda Buddhist Complex) nằm trên đồi cao 130m so với mặt biển, cách thành phố Visakhapatnam 16 km, trên đồi lại có nhiều giếng nước. Cổ tự Bavikonda được kiến tạo vào thế kỷ thứ ba trước Tây lịch. Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Bavikonda nghĩa là ngọn đồi của những sự tốt lành.
Ngôi Danh lam Cổ tự Bavikonda là một trong số Di sản Văn hóa Phật giáo cổ nhất thiêng liêng nhất ở Châu Á. Những tàn tích của ngôi cổ tự này bằng chứng cho nền văn minh Phật giáo vĩ đại đã từng tồn tại ở phía Nam Ấn Độ. Nơi tàng trử các loại gạch khác nhau được sử dụng để xây dựng và các nhóm di tích Phật giáo, được phát hiện trong các cuộc khai quật vào đầu thế kỷ 20 (1906). Những tàn tích kiến trúc ở ngọn đồi phía đông bao gồm một loạt các hang đá, nhiều tháp hình khối và đá với kiến trúc xây dựng rộng rãi. Ngôi Danh lam cổ tự Bavikonda gối đầu trên con đường thương mại ngày nào nối liền Andhradesa với Bắc Ấn thông qua thành Kalinga. Tiếng chuông Cổ tự Bavikonda mãi ngân vang ròng rã 400 năm, 200 năm trước và sau đức Chúa Giê-su ra đời. Những cuộc khai quật 1982-1987) trên đỉnh đồi này đã đưa ra ánh sáng và sự lan rộng của Phật giáo.
Việc khám phá một tháp xá lợi tại Mahachaitya là minh chứng quan trọng. Tháp bao gồm một số lượng lớn tro tàn, chì than, xương xá lợi và đồ gốm, có thể là di thể của đức Phật Gotama. Khai quật được những đồng bạc Rome và Satavahana đã chứng tỏ việc giao thương với Rome từ ngàn xưa. Cư dân vùng này hầu hết đều nói tiếng Telugu (తెలుగు), một ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Dravida có bản địa tại tiểu lục địa Ấn Độ. Ðiều lý thú là, có vài gia đình thuộc vùng Timmapuram gần Bavikonda, mang họ “Thích Ca” của Ðức Phật đã nói lên đặc điểm quan hệ của tổ tiên họ với những sự hình thành Phật giáo.
Sự từ bỏ những Trung tâm Tôn giáo vĩ đại như thế có thể được quy cứ cho việc thiếu trách nhiệm trong sự Hộ trì Phật pháp của Hoàng tộc, việc di dời các Trung tâm, việc Phát triển của Phật giáo Đại thừa (Bắc tông) và sau cùng là sự hồi phục của Bà La Môn Giáo. Hơn thế nữa, sự thiếu vắng quyền lực Chính trị chuyên chế chế khoảng thế kỷ thứ III – IV đã dẫn đến sự suy sup nhanh chóng của các lĩnh vực hành chính và ngoại thương, có thể đã đẩy những cơ sở tự viện Phật giáo vào bóng ma của sự cướp bóc và tàn phá não nề.
Vân Tuyền (Nguồn: The World In My Eyes)
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |