Chi tiết tin tức

Đại Bảo tháp Boudhanath tại Nepal di sản văn hóa thế giới

19:23:00 - 25/06/2017
(PGNĐ) -  Đại Bảo tháp Boudhanath, tiếng Phạn, có nhiều danh xưng khác nhau Boudha, Bauddhanāth hoặc Bauddhanath hoặc Khāsa Caitya, tiếng Tây Tạng: Nằm cách trung tâm, vùng ngoại ô phía Đông bắc thủ đô Kathmandu, Nepal khoảng 11 km (6,8 dặm), biểu tượng Mandala khổng lồ của ngôi Đại Bảo tháp, một trong những Bảo tháp hình cầu lớn nhất ở Nepal, một trong những tòa bảo tháp lớn nhất thế giới.
Đại Bảo tháp Boudhanath màu trắng nổi bật với chiều cao 36m và tồn tại từ thế kỷ thứ V, chung quanh tòa tháp là một vành đai với 108 hình ảnh Phật, tứ diện của tòa tháp có chạm khắc đôi mắt đức Phật nhìn xa bốn phương tám hướng. Viền quanh ngôi tháp còn có 108 hình tượng hóa thân của Bồ-tát Quan Thế Âm, vị Bồ-tát gắn liền với lịch sử của ngôi bảo tháp. Những luân xa cầu nguyện xung quanh ngôi tháp cũng được khắc câu thần chú của Bồ-tát Quan Thế Âm, Om Mani Padme Hum.
 

Đại Bảo tháp Boudhanath được xây dựng trên tuyến đường thương mại cổ đại từ Nepal đến Tây Tạng, tại địa điểm mà các thương nhân hay dừng chân để nghỉ ngơi và cầu nguyện. Nơi đây được xem là trung tâm của Phật giáo Tây Tạng ở Nepal, đồng thời cũng là nơi rất nhiều người tị nạn từ Tây Tạng định cư trong nhiều thập kỷ và là điểm thu hút khách du lịch trên toàn thế giới.

 

Các nguồn tin Tây Tạng cho rằng một gò đất tại khu vực này đã được khai quật vào cuối những năm 15 hay đầu thế kỷ 16 và xương của vua Aṃshuvarmā (605-621) được phát hiện ở đó. 

 
 

Tuy nhiên, hoàng đế Tây Tạng, Trisong Detsän (Trị vì: 755-797) cũng thường liên quan đến việc xây dựng ngôi Đại Bảo Tháp Boudhanath. 

 

Năm 1979, Đại Bảo tháp Boudhanath đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

 
 

Sau khi Bắc Kinh cưỡng chiếm Tây Tạng, năm 1959, nhiều người dân Tây Tạng đã đến định cư ở khu vực xung quanh Đại Bảo tháp Boudhanath. Và ngày nay, cộng đồng người Tây Tạng phát triển khá lớn mạnh ở khu vực lân cận ngôi Đại bảo tháp Boudhanath, cùng với đó là sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng, nhiều cơ sở tự viện và các trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng được thành lập.

 

Vân Tuyền

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin