Chi tiết tin tức Phát hiện tranh Phật giáo thế kỷ 14 tại Nhật Bản 09:34:00 - 13/08/2015
(PGNĐ) - Suwolgwaneumdo, được cho là đã được vẽ vào khoảng nửa đầu của thế kỷ 14 trong triều đại Goryeo, đã được phát hiện ở Tokyo, Nhật Bản.
Suwolgwaneumdo được vẽ trên lụa rộng 50 cm và dài 104,2 cm
"Khi một bức tranh Phật giáo sở hữu bởi một nhà sưu tập cá nhân của Nhật Bản được mang ra đánh giá tại Tokyo, thì đã được chứng minh là bức Suwolgwaneumdo từ thế kỷ 14", Giáo sư Chung Woo-taek, một chuyên gia về hội họa Phật giáo triều đại Goryeo và là người đứng đầu Bảo tàng Đại học Dongguk, nói. "Tác phẩm này chưa từng được công bố cho đến nay, và không bao giờ được trưng bày, giới thiệu hoặc thậm chí thông qua một luận án" - Giáo sư Chung khẳng định. Suwolgwaneumdo được vẽ trên lụa rộng 50 cm và dài 104,2 cm là một bức tranh mô tả hình ảnh của Bồ-tát Quán Thế Âm đang ngồi trên tảng đá, thuyết pháp cho những người bình dân bao gồm Thiện Tài Đồng Tử dưới ánh trăng. Đây là một tác phẩm hiếm, chỉ với 45 tác phẩm còn lại. Đáng chú ý suwolgwaneumdo, được phát hiện lần này, có hoa văn chim phượng hoàng trên tấm áo choàng của Đức Quán Thế Âm. Nhìn chung, tấm áo choàng có hoa văn hình tròn theo phong cách Ả Rập hay hoa văn hình hoa cúc tròn, rất được sự chú ý. Chỉ có 3 tác phẩm Suwolgwaneumdo với hình chim phượng hoàng trên áo choàng, bao gồm các bức tại chùa Kakami, chùa Jorakuji (Nhật Bản) và phòng trưng bày Châu Á Cologne (Đức). Giáo sư Chung cho biết: "Mặc dù các phần của bức tranh phía trước Bồ-tát Quán Thế Âm và lụa trong phần áo choàng biến mất, nhưng khuôn mặt và cơ thể của Bồ-tát vẫn còn gần như hoàn toàn". "Đáng chú ý, đây là một trường hợp hiếm gặp trong đó Thiện Tài Đồng Tử vẫn còn nguyên vẹn trong tình trạng gần như hoàn hảo". Văn Công Hưng (Theo The Dong-A Ilbo)
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |