Chi tiết tin tức

Động tác lễ Phật đầu Xuân thế nào cho đúng?

20:54:00 - 25/01/2016
(PGNĐ) -  Nói đến lễ Phật thì ai cũng biết, nhưng động tác lễ Phật như thế nào và ý nghĩa của các động tác ấy ra sao thì nhiều người còn không rõ.

Đầu Xuân là lúc mà mọi người, mọi nhà đi lễ Phật đông nhất. Họ có thể tìm đến các nơi thờ tự linh thiêng và gửi gắm nhiều tình cảm, niềm mong muốn cho một năm mới an lành, may mắn.

Theo Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS TƯ GHPGVN, Trưởng Ban Thông tin truyền thông Trung ương cho biết: “Lễ Phật không chỉ cầu sức khỏe, tiền tài, hạnh phúc mà lễ Phật còn là để tĩnh tâm, hướng thiện. Tuy nhiên để hiểu đúng các động tác lễ Phật cho đúng và ý nghĩa của các động tác đó thì nhiều người còn không biết”.

1_59376

Nhiều người đi lễ Phật đầu xuân vẫn không hiểu về ý nghĩa của các động tác. Ảnh: Đức Tùy

Lễ Phật đúng cách thì động tác phải đúng và theo các bước:

Thứ nhất: Đứng trước hoặc quỳ ngay ngắn trước bàn thờ tượng Phật. Đưa hai bàn tay từ hai bên chập lại làm một ở trước ngực.

Đây chính là nhắc nhở chúng ta sửa thân tâm cho ngay thẳng, buông bỏ cái cái tâm phân biệt để trở về cái Lý Nhất Như của nhà Phật. Đó cũng chính là quy về với bản thể của mỗi con người.

2_95683

Lễ Phật là kính Phật tức là bảo ta phải cung kính muôn loài. Ảnh: Đức Tùy

Thứ hai: Từ tư thế nhẹ nhàng đưa hai tay lên trán. Đó là dùng tâm Phật mà cung kính với Phật.

Ngoài tượng Phật ngay trước mặt chúng ta, thì Phật còn hiện hữu ở: Thính giác là bản thể của vũ trụ, có ở khắp mười phương hư không và trong muôn loài. Từ chim muông cây cỏ, côn trùng, con kiến cho đến loài người và tất cả muôn vật. Vậy lễ Phật là kính Phật tức là bảo ta phải cung kính muôn loài.

Đối với con người dù sang hay hèn, địa vị cao hay thấp, giầu hay nghèo, từ vua quan cho đến người cùng đinh, nghiện ngập, trộm cắp, ăn mày… ta đều phải cung kính không được coi thường ai.

Vì tuy hình tướng của họ có khác nhau nhưng bản thể của họ đều là Phật cả. Mà đã là người con của Phật thì ai cũng biết: “Tất cả những gì có hình tướng đều là hưng vọng” do nhân duyên và nghiệp sinh không thể tin vào đó được.

Với loài vật cũng vậy, cũng phải có tâm từ bi, yêu thương, chăm sóc, bảo tồn nó, không được làm tổn thương hay sát hại cúng một cách vô cớ hay vì tham ăn tục uống, vì phô thương thanh thế, vì cầu lợi…

Với các loài vô tình như cây cối và các đồ vật không được cẩu thả vô trách nhiệm, gây tổn hại đến chúng mà phải chân quý bảo vệ, giữ gìn chăm sóc chúng.

3_82064

Lễ Phật đúng động tác sẽ mang lại nhiều may mắn trong năm mới. Ảnh Đức Tùy

Thứ ba: Thân và đầu cúi rạp xuống là bảo ta phải khiêm tốn lễ độ không được kiêu căng, ngạo mạn và hạ thấp cái tôi xuống vì đó chính là nguyên nhân gây khổ đau cho ta và cũng là chúa tể của vô minh dẫn ta vào đắm chìm lục đạo luân hồi.

Ngửa hai lòng bàn tay lên và cúi đầu sát hai tay là để đón nhận những tinh hoa của vũ trụ chuyển nó vào tâm thức của mình, đẩy lùi cái xấu, cái ác, mang lại các phúc lành cho ta mà thường gọi là sự gia hộ của Phật và Bồ Tát.

Cũng theo Hòa thượng Thích Gia Quang thì Lễ tức là kính, Bái tức là phục. Nếu ai nhận được cái lí chân thật của việc lễ Phật thì đưa nó vào tâm thức, suốt ngày khiêm tốn lễ độ, không kiêu căng ngã mạn, hạ thấp cái tôi xuống, kính trọng muôn người, muôn loài, muôn vật đó mới là thực lễ Phật và còn ý nghĩa hơn khi chúng ta đi lễ Phật đầu xuân.

 

 

Đức Tùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin