Truyện tranh nhân quả
18:27:00 - 11/03/2015
(PGNĐ) - Thuở xưa, có người đến hỏi một vị Thiền sư: “Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân Quả đặng?”. Thiền sư đáp: “Bậc đại tu hành chẳng lạc vào vòng nhân quả”.
Vì câu trả lời này mà khiến cho Thiền Sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp ngài Bá Trượng mới được giải thoát.
Cũng do câu chuyện trên đây, nên các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về nhân qủa tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự luân hồi trong ba cõi sáu đường, sau mới nghiên cứu qua kinh cao. Nếu trái thứ tự, bước đầu tiên đọc những kinh như: Kim Cang, Pháp Bảo Đàn…nếu không phải là người có nhiều căn lành, tất dễ sinh lòng khinh mạn và lạc vào lối chấp không?. Thật ra, nhân qủa không phải là chuyện thấp nhỏ, vì từ chúng sinh đọa tam đồ cho đến chư Phật thành Chính Giác đều không ngoài nhân qủa. Do sự kiện trên bút giả mới phiên dịch quyển kinh nầỵ
Vì kinh Nhân Qủa nói tóm tắt không mấy trang nên bút giả lại phụ thêm một ít câu chuyện tạm gọi là “Nhân Qủa Luân Hồi Tạp Lục”.
Về việc luân hồi nhân qủa ở Việt Nam ta cũng có nhiều, tiếc vì không ai ghi chép thành sách, nên tản mác đi. Vì thế, bút giả đành tìm dịch các câu chuyện bên Trung Hoa, và những việc này đều có thật. Cái thông bệnh của người tu Phật, là hay luận huyền nói diệu, mà việc thường nhỏ lại ít khi làm được. Nhớ lại hồi xưa sư cụ Khánh Hòa còn tại thế, có một Phật tử hỏi về đạo lý “vô thỉ vô chung”. Sư Cụ mỉm cười đáp: “Hỏi chi xa vời vậy? Gắng ăn chay và niệm Phật cho đều đều là tốt lắm rồi!”, Đại để, người đã lăn lội trong nhiều giáo điển, lại không muốn nói diệu huyền mà chỉ chú trọng đến sự thật hành thông thường, là như thế.
Kinh Hoa Nghêm nói: “Lòng tin là bước đầu của đạo, và mẹ của tất cả công đức”. Mong những vị hữu duyên, khi xem đến quyển sách này, bắt đầu tu niệm tin có linh hồn ma qủy, đến tin có tội phước báo ứng, việc chuyển kiếp luân hồi, cũng sự linh hiển của Phật Pháp. Do đó, lần lượt tiếp tục xem những kinh cao hơn. Chừng ấy, lẽ không không sắc sắc, đường thị thị phi phi, sẽ hỏi Phật đà mà tỉnh ngộ.
Thích Thiền Tâm

Dùng vàng trang nghiêm Phật là trang nghiêm mình Làm đẹp Như Lai, đẹp từ thân

Quả: Cưỡi ngựa, ngồi kiệu do nhân gì? Nhân: Kiếp trước làm cầu, bồi đắp lộ.

Quả: Do nhân duyên gì mặc gấm vóc? Nhân: Đời trước thí áo giúp Tăng Ni.

Quả: Có ăn, có mặc do nhân gì? Nhân: Xưa giúp kẻ nghèo cho ăn uống.

Quả: Ăn mặc thiếu thốn bởi nhân chi? Nhân: Kiếp trước một nửa không xả thí.

Quả: Lầu cao nhà lớn do nhân gì? Nhân: Xưa lên chùa am cúng thí gạo.

Quả: Phước lộc đầy đủ do nhân gì? Nhân: Xưa lập chùa am cất nhà mát.

Quả: Người thấy vui mừng do nhân gì? Nhân: Xưa kết duyên lành cùng đại chúng.

Quả: Cha mẹ song toàn do nhân gì? Nhân: Đời trước kính trọng người cô độc.

Quả: Không cha mất mẹ do nhân gì? Nhân: Kiếp trước là người đánh bẫy chim.

Quả: Nuôi con không được do nhân gì? Nhân: Xưa sanh con gái dìm cho chết.

Quả: Đời này sống lâu do nhân gì? Nhân: Kiếp trước mua vật phóng sanh nhiều.

Quả: Đời này mạng yểu do nhân gì? Nhân: Kiếp trước xẻ thịt giết chúng sanh.

Quả: Đời này ở góa do nhân gì? Nhân: Kiếp trước buông lung khinh rẻ chồng.

Quả: Đời nay sáng mắt do nhân gì? Nhân: Kiếp trước cúng dầu đốt đèn Phật.

Quả: Môi miệng sứt thiếu do nhân gì? Nhân: Kiếp trước thổi tắt đèn cúng Phật.

Quả: Đời nay câm điếc do nhân gì? Nhân: Xưa từng ác khẩu mắng cha mẹ.

Quả: Đời nay lưng gù do nhân gì? Nhân: Kiếp trước chê cười người lễ Phật.

Quả: Tay bị cong quẹo do nhân gì? Nhân: Đời trước đều là người tạo nghiệp.

Quả: Chân bị co rút do nhân gì? Nhân: Kiếp trước ngăn người đánh cướp người.

Quả: Làm thân trâu ngựa do nhân gì? Nhân: Xưa thiếu nợ người không chịu trả.

Quả: Đọa làm heo chó do nhân gì? Nhân: Kiếp trước lừa gạt phỉnh hại người.

Quả: Đời này nhiều bệnh do nhân gì? Nhân: Xưa đem rượu thịt bày cúng Phật.

Quả: Đời này không bệnh do nhân gì? Nhân: Xưa thí thuốc men cứu bệnh nhân.

Quả: Hằng bị lao tù do nhân gì? Nhân: Kiếp trước làm ác chẳng nhượng người.

Quả: Đời nay chết đói do nhân gì? Nhân: Kiếp trước thường lấp hang rắn chuột.

Quả: Bị thuốc độc chết do nhân gì? Nhân: Kiếp trước giăng lưới giết hại cá.

Quả: Đời này lùn bé do nhân gì? Nhân: Kiếp trước xem Kinh để dưới đất.

Quả: Ghẻ lác phong điên do nhân gì? Nhân: Xông hơi thịt cá trước bàn Phật.

Quả: Thân có mùi hôi do nhân gì? Nhân: Xưa bán hương thơm trọn dối gian.

Quả: Đời này chết treo do nhân gì? Nhân: Kiếp trước đem dây săn bẫy thú.

Quả: Quan, quả, cô độc do nhân gì? Nhân: Xưa thường ganh ghét hiềm mắng người.

Quả: Sét đánh lửa thiêu do nhân gì? Nhân: Cân non, già, thiếu lòng gian xảo.

Quả: Rắn cắn cọp ăn do nhân gì? Nhân: Kiếp trước gây oan tạo đối đầu.

Nhân: Muôn việc mình làm lại mình chịu Quả:Thọ khổ địa ngục oán trách ai?

Nhân: Kẻ nào đề xướng Kinh Nhân Quả Quả: Đời sau người thấy sinh cung kính.

Nhân: Người nào ấn tống Kinh Nhân Quả Quả: Kiếp sau sẽ được thân Đế Vương.

Nhân: Sẽ tin bố thí với trì trai Quả: Chỉ nhìn trước mắt người hưởng phước.

Nhân: Nếu ngôi Tam Bảo ruộng phước lớn Quả: Nhân tu tuy một hưởng muôn ngàn.

Nhân: Đừng nói nhân quả người không thấy Quả: Xa trả con cháu, gần trả mình.

Nhân: Đừng bảo làm quan là chuyện dễ Quả: Không tu, phước đến từ đâu.

Nhân: Nếu ai hủy báng Kinh Nhân Quả Quả: Kiếp sau đọa lạc mất thân người.

Nhân: Kẻ nào biên chép Kinh Nhân Quả Quả: Truyền đời tu học đạo nhà hưng.

Nhân: Kẻ nào thọ trì Kinh Nhân Quả Quả: Chư Phật Bồ Tát đều chứng minh.

Nhân quả ba đời nói không hết Thiên Long chẳng bỏ ý người lành.

Nhân-Quả: Kiếp trước tu nhân nay hưởng quả Nhân-Quả: Đời nay tu nhân tích đức để về sau.

Nhân: Nếu như nhân quả không cảm ứng Quả: Do đâu Mục Liên cứu được mẹ?

Nhân quả ba đời việc chẳng nhỏ Phật nói lời Phật chớ khinh chê.

Nhân: Người nào tin sâu Kinh Nhân Quả Quả: Đồng sanh Tây Phương Cõi Cực Lạc.
Thích Thiền Tâm
Kinh Nhân quả
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|