Chi tiết tin tức Kinh Pháp Cú Câu Bốn Qua Tiếng Pali Và Tiếng Phạn 13:12:00 - 08/09/2014
(PGNĐ) - Vài dòng tham khảo qua sự đối chiếu của những câu kinh thơ trong Kinh Pháp cú và Udānavarga bằng tiếng Pāḷi và tiếng Phạn ( Trích trong Tinh Hoa Phật học của TS Huệ Dân). Dhammapada (धम्मपद): (Yamaka (यमक) (1.4)) & Udānavarga (उदानवर्ग):((Drohavarga) ( द्रोहवर्ग) (14.10)). Câu số bốn tiếng Pāḷi (पाऌइ) và tiếng Phạn (Saṃskṛta (संस्कृत)).
Dhammapada (धम्मपद): (Yamaka (यमक) (1.4)) Pāḷi (पाऌइ):
Akkocchi maṃ avadhi maṃajini maṃ ahāsi me |
Ye taṃ na upanayhanti veraṃ tesūpasammati ||
Pāḷi (पाऌइ) viết theo mẫu devanāgarī (देवनागरी):
अक्कोच्छि मं अवधि मं अजिनि मं अहासि मे |
ये तं न उपनय्हन्ति वेरं तेसूपसम्मति ||
Phần từ vựng bản tiếng Pāḷi (पाऌइ):
Akkocchi (अक्कोच्छि) là quá khứ bất định ở ngôi thứ ba số ít của akkosati (अक्कोसति). Akkosati (अक्कोसति) được viết từ: ā (आ) + √ kruś (√क्रुश्) và nó có những nghĩa được biết như: lạm dụng, đối xử tồi tệ, lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa, mắng nhiếc, sỉ vả, rầy la, trách mắng, quở trách…
Maṃ (मं) là đối cách số ít của ahaṃ (tôi (अहं)) và ahaṃ (अहं) là đại từ danh xưng của ngôi thứ nhất số ít trong tiếng Pāḷi.
Avadhi (अवधि) là quá khứ bất định ở ngôi thứ ba số ít của vadhati (वधति). Vadhati (वधति) có gốc từ động từ căn √ vadh (√वध्). Động từ căn √ vadh (√वध्) có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó như: đánh, giết, bị đánh đập, bị giết, bị thua….
Ajini (अजिनि) là quá khứ bất định ở ngôi thứ ba số ít củajayati (जयति). Jayati (जयति) có gốc từ : √ji (√जि) + a (अ) và Jeti (जेति) đồng nghĩa của Jayati (जयति). Jeti (जेति) được viết từ: √ji (√जि) + e (ए).
Động từ căn √ji (√जि) có những nghĩa được biết như: đoạt, xâm chiếm, chiến thắng, chinh phục, chế ngự, vượt hơn, trội hơn, khá hơn; khác thường, đánh thắng, đánh bại, chiếm, đoạt, thu được, nhận được, kiếm được, có được, hơn, trội hơn, dời đi, di chuyển, dọn, bỏ ra, tháo ra…
Ahāsi (अहासि) là quá khứ bất định ở ngôi thứ ba số ít của harati (हरति). Harati (हरति) có gốc từ: √ hṛ (√हृ). Động từ căn √ hṛ (√हृ) có những nghĩa được biết như: cầm, nắm, giữ, nắm giữ, giữ vững, mang, vác, khuân, chở, ẵm, chộp, tóm, túm bắt, ăn cắp, lấy trộm,phá, phá hoại, phá huỷ, tàn phá, tiêu diệt, ngăn, giữ lại…
Me (मे) là sở hữu cách số ít của ahaṃ (tôi (अहं)) và ahaṃ (अहं) là đại từ danh xưng của ngôi thứ nhất số ít trong tiếng Pāḷi. Me (मे): của tôi, thuộc về tôi.
Ye (ये) là chủ cách số nhiều của ya (य) ở dạng giống đực và nó có nghĩa là những vị nào, những người nào…Ya (य) là đại từ tương ứng trong tiếng Pāḷi.
Taṃ (तं) là đối cách số ít của tad (तद्) ở dạng giống đực và nó có nghĩa là vị ấy, ai đó, người nào, việc ấy, điều ấy…
Na (न) bất biến từ, mang nghĩa phủ định = không.
Upa (उप) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: đi đến gần,xích lại gần, gần bên cạnh,gần chung với nhau, phía dưới, dưới thấp, hướng đến gần, gần như, hầu như, gần, kế đó, trạng thái ở gần…
Nayhati (नय्हति) được ghép từ: nah (नह्) + ya (य)+ ti (ति) và nó có những nghĩa được biết như: buộc, cột, trói, thắt, liên kết, nối, cài đặt, giữ lại, ràng buộc, kết lại với nhau…
Động từ căn √nah (√नह्) có những nghĩa được biết như: buộc, cột, trói, thắt, cài đặt, giữ lại, ràng buộc…
Upanayhanti (उपनय्हन्ति) được ghép từ: Upa (उप) + nayhati (नय्हति) và nó có những nghĩa được biết như: ôm ấp, ấp ủ, phẫn uất, tự trọng, ôm sự thù hằn…
Veraṃ (वेरं) là chủ cách số ít trong bảng biến thể của vera (वेर) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: căm thù, căm hờn, căm ghét, thù hằn, thù địch…
Tesūpasammati (तेसूपसम्मति) được ghép từ: Tesu (तेसु) + upa (उप) + sammati (सम्मति).
Tesu (तेसं) là vị trí cách cách số nhiều của tad (तद्). Tad (तद्) là đại từ nhân xưng của ngôi thứ ba số ít thuộc giống đực và nghĩa chung của nó được biết là: nó, điều ấy, ai đó…
Sammati (सम्मति) là động từ được chia theo ngôi thứ ba số ít ở thì hiện tại của động từ sam (सम्) và nó có những nghĩa được biết như: khuyên giải, an ủi, làm cho khuây, làm cho nguôi, dỗ dành, dừng, ngừng, thôi, hết, chấm dứt…
Sammati (सम्मति) được ghép từ: sam (सम्) + ya (य)+ ti (ति).
Động từ căn √sam (√सम्) có những nghĩa được biết như: làm cho khuây khỏa, làm cho nguôi, dừng, ngừng, chấm dứt, làm dịu đi, làm lắng xuống (nỗi xúc động, nỗi buồn...), giết chết, chinh phục, khuất phục, đánh bại, dập tắt, làm tiêu tan, làm tắt…
HT. Thích Minh Châu dịch:
Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi Không ôm hiềm hận ấy, Hận thù được tự nguôi.
Nếu bản thân đã được Phật tánh hóa không gián đoạn, thì sự hiểu biết và cảm nhận được những sự giá trị sâu xa của bốn chữ: Từ, Bi, Hỷ, Xả, để tẩy rửa, tinh luyện và nuôi lớn mình trong từng khoảnh khắc nhỏ của cuộc sống, không còn cần phải tìm cách để so sánh cho mọi hành động lớn hay nhỏ đang làm hay sẽ làm.
Udānavarga (उदानवर्ग) (Drohavargaḥ (द्रोहवर्गः)) 14.10
ākrośan mām avocan mām ajayan mām ajāpayet | atra ye nopanahyanti vairaṃ teṣāṃ praśāmyati || Saṃskṛta (संस्कृत) viết theo mẫu devanāgarī (देवनागरी):
आक्रोशन् माम् अवोचन् माम् अजयन् माम् अजापयेत् |
अत्र ये नोपनह्यन्ति वैरं तेषां प्रशाम्यति ||
Phần từ vựng bản tiếng Phạn:
Ākrośan (आक्रोशन्) là quá khứ chưa hoàn thành ở thì chủ động, chia theo ngôi thứ ba số nhiều của động từ kruś (क्रुश्) trong tiếng Phạn và Ākrośan (आक्रोशन्) có những nghĩa được biết như: nguyền rủa, chửi rủa, mắng nhiếc, sỉ vả, lạm dụng, đối xử không đàng hoàn hay tệ bạc, rầy la, trách mắng, quở trách, chửi rủa...
Động từ √kruś (√क्रुश्) thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó như: la, hét, kêu, thét, kêu la, kêu lên, la lên, than van, rên rỉ, than khóc, kêu than, khóc về, khóc than về, khóc cho...
Mām (माम्) là đối cách số ít của ahaṃ (tôi (अहं)) và ahaṃ (अहं) là đại từ danh xưng của ngôi thứ nhất số ít trong tiếng Phạn.
Avocan (अवोचन्) là quá khứ bất định ở thì chủ động, chia theo ngôi thứ ba số nhiều của động từ vac (वच्) trong tiếng Phạn. Động từ √vac (√वच्) có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó như: nói, kể cái gì cho ai đó, gọi, đọc thuộc lòng, cầu khấn, viện dẫn, phát biểu, trình bày, được nói, được cầu khấn...
Ajayan (अजयन्) là quá khứ chưa hoàn thành ở thì chủ động, chia theo ngôi thứ ba số nhiều của động từ ji (जि) trong tiếng Phạn. Động từ √ji (√जि) có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó như: đoạt, xâm chiếm, chiến thắng, chinh phục, chế ngự, vượt hơn, trội hơn, khá hơn, khác thường, đánh thắng, đánh bại, chiếm, đoạt, thu được, nhận được, kiếm được, có được, hơn, trội hơn, dời đi, di chuyển, dọn, bỏ ra, tháo ra…
Ajāpayet (अजापयेत्) cũng có gốc từ ji (जि) và nó có những nghĩa được biết như: ngăn trở, cản trở, ngăn giữ, kiềm chế, nén, dằn lại, hạn chế, đàn áp, cầm lại, giữ kín, áp đảo, chế ngự, nghiến, đè nát, đè bẹp...
Atra (अत्र) là bất phân từ và cũng là thán từ. Nó có nghĩa là đây. Ye (ये) là chủ cách và đối cách số đôi của yad (य) ở dạng trung tính và nó có nghĩa là những vị nào, những người nào, những ai đó…Ya (य) là đại từ tương ứngtrong tiếng Phạn. Ya (य) giống đực, Yā (या) giống cái, Yad (य) trung tính.
Nopanahyanti (नोपनह्यन्ति) được ghép: Na (न) + upa (उप) + nahyanti (नह्यन्ति). Nopanahyanti (नोपनह्यन्ति) là cách viết nối âm: a (अ) + u (उ) = o (ओ).
Na (न) bất biến từ, mang nghĩa phủ định = không.
Upa (उप) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: đi đến gần, xích lại gần, gần bên cạnh, gần chung với nhau, phía dưới, dưới thấp, hướng đến gần, gần như, hầu như, gần, kế đó, trạng thái ở gần…
Nahyanti (नह्यन्ति) là thể hiện tại ở thì chủ động, chia theo ngôi thứ ba số nhiều của động từ nah (नह्) trong tiếng Phạn.Động từ √nah (√नह्) có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó như: buộc, cột, trói, thắt, liên kết, nối, cài đặt, giữ lại, ràng buộc, kết lại với nhau…
Vairaṃ (वैरं) là chủ cách số ít trong bảng biến thể của vaira (वैर) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: căm thù, căm hờn, căm ghét, thù hằn, thù địch…
Teṣāṃ (तेषां) là sỡ hữu cách số nhiều của tad (तद्) và nó có những nghĩa được biết như: của họ, thuộc về họ… Tad (तद्) là đại từ nhân xưng của ngôi thứ ba số ít thuộc giống đực và nghĩa chung của nó được biết là: nó, điều ấy, ai đó…
Praśāmyati (प्रशाम्यति) được ghép từ: Pra (प्र) + śāmyati (शाम्यति).
Pra (प्र) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như sau: đi tới, ra đi. tiến về phía trước, ở phía trước, về phía trước, đi trước, vượt trước, ra phía trước, lộ ra, từ phía trong (cái gì) ra, ra khỏi, tiến lên, hướng tới, trở đi, phần chính của cái gì đó…
Ý Việt xem phần dịch của Hoà Thượng Thích Minh Châu đã có ở trên.
Lăng mạ, Ngược đãi, Tranh hơn, Chiếm đoạt bất bình, là những bản tánh vốn có sẵn trong con người và Sân hận, Thù hằn, Ganh ghét, Trả thù, cũng là những bản tánh ích kỷ, luôn có của con người, để tạo ra những sức mạnh đối kháng.
Lăng mạ, Ngược đãi, Tranh hơn, Chiếm đoạt bất bình và Sân hận, Thù hằn, Ganh ghét, Trả thù, không cần dập tắt nữa, khi ý nghĩa và giá trị sống của bốn chữ: Từ, Bi, Hỷ, Xả, đã trở thành hơi thở, trong từng khoảnh khắc nhỏ của bất kỳ hành động nào mà mình đang làm.
Công trình nghiên cứu về đề tài đặc biệt này đang nhờ sự góp ý của quý bậc học giả cũng như quý thầy, quý cô, quý đọc giả, để làm phong phú thêm cho những tài liệu Việt đang có. Xin chân thành cám ơn.
Kính bút Tác giả: TS Huệ Dân
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |