Chi tiết tin tức

PG A Lưới Điểm sáng trong việc truyền bá phật pháp ở vùng sâu vùng xa

13:53:00 - 30/09/2014
(PGNĐ) -  Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên tinh thần từ bi và trí tuệ. Chính vì vậy mà Phật giáo luôn coi trọng sự bình đẳng: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn”. Đạo Phật là đạo cho tất cả mọi người, không phân biệt giai cấp và sắc tộc. Phật giáo Việt Nam cũng không nằm ngoài lẽ đó, là Phật giáo cho cả 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Nhưng thực trạng hiện nay, Phật giáo Việt Nam có thể được xem là Phật giáo của dân tộc Kinh, còn các dân tộc khác hầu như là thiểu số hoặc không có, nhất là đối với vùng sâu vùng sâu, địa hình cách trở, điều kiện đi lại khó khăn, điều kiện vật chất thiếu thốn.
 
Nhìn sự phát triển của các tôn giáo bạn như Tin Lành, Thiên Chúa Giáo, … Phật giáo cần phải xem xét việc truyền bá và phát triển Phật pháp ở những vùng sâu vùng xa. Như lời của Hòa thượng Thích Gia Quang, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 2 năm 2014: ” …Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhìn thấy trách nhiệm của mình trong việc hoằng pháp đối với các tỉnh miền núi. Nửa đầu thế kỷ XX, Phật giáo Việt Nam tự thân lâm vào hoàn cảnh suy yếu, việc hoằng pháp cho tín đồ ở vùng cư dân truyền thống theo đạo Phật, nhất là ở vùng nông thôn còn chưa thực hiện tốt nữa là nghĩ đến hoằng pháp ở vùng miền núi xa xôi…”. Trước thực trạng đó, Phật giáo A Lưới có thể được xem như một điểm sáng trong việc truyền bá Đạo Phật ở vùng cao.
 
 
Niệm Phật đường Sơn Thủy (thôn Quảng Phú, xã Sơn Thủy, huyện A Lưới)


 
A Lưới là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên tuyến quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A, có các dân tộc chính như Pa Kô, Tà ôi, Ka Tu, Pa Hy, Vân Kiều, Kinh…

Đời sống của đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt vẫn còn nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội, các thói hư tật xấu như mê tín, thách cưới, tảo hôn, phá rừng làm rẫy, săn bắt thú rừng quý hiếm, …và chính tại nơi đây, bà con dân tộc chịu ảnh hưởng nặng nề của hậu quả chiến tranh - chất độc da cam.
 


Lễ ra mắt Ban Hộ tự và GĐPT Sơn Nguyên
 

Niệm Phật đường Sơn Nguyên (Thị trấn A Lưới)
 
Cùng với các chính sách của Đảng và Nhà nước, huyện miền núi A Lưới đã tập trung mọi nguồn lực từng bước xóa đói giảm nghèo, chăm lo, cải thiện đời sống vật chất của đồng bào dân tộc. Hòa chung với tinh thần đó, Phật giáo A Lưới cũng đã có những đóng góp tích cực, không ngừng phát triển, chăm lo đời sống tín ngưỡng, tâm linh cho bà con, đem lại cuộc sống an lạc hạnh phúc.

Trong Kinh có chép: “sinh nơi Biên Địa là một trong tám nạn khổ”. Vì sao như vậy? Vì người ở biên địa sẽ không có Phật, Pháp lưu hành, không được thừa hưởng giáo lý nhiệm mầu của chư Phật. Tín ngưỡng của đồng bào dân tộc miền núi còn mang nặng tính thần quyền, coi Giàng là vị Thượng đế tối cao, đầy đủ quyền năng có thể quyết định cuộc sống của buôn làng.
 
Nhưng điều đáng vui mừng cho bà con Phật tử A Lưới, mặc dù là huyện ở vùng cao vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng nhờ có sự quan tâm, hỗ trợ của Chính quyền địa phương, của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, GHPGVN huyện A Lưới nói riêng và đặc biệt là sự nhiệt tâm, hết lòng vì đạo pháp của các vị Tu sĩ trẻ mà bà con Phật tử ở A Lưới có thể biết đến đạo Phật và thâm nhập giáo lý nhiệm màu của đạo Phật, giúp cho đồng bào có một đời sống tâm linh lành mạnh, không lạc vào mê tín sai lầm. Ngày càng có nhiều đồng bào dân tộc đến sinh hoạt và học hỏi Giáo Pháp để ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày.
 


Bà con Phật tử dân tộc thiểu số
 

 
Từ ban đầu chỉ với hơn vài chục Đạo hữu tự mình sinh hoạt ở cơ sở nhỏ mà đến nay số lượng Đạo hữu Phật tử đã hơn 800, Gia đình Phật tử với số lượng hơn 300 em, có Tăng già hoằng hóa với 2 cơ sở Tự viện: Niệm Phật đường Sơn Thủy và Sơn Nguyên, với các hoạt động Phật sự nổi bật như tổ chức khóa Tu Bát Quan Trai và Niệm Phật 1 tháng 2 lần; GĐPT sinh hoạt đều đặn vào ngày chủ nhật hằng tuần; tổ chức Tuần lễ Phật Đản, Quy y Tam Bảo, thuyết giảng Phật pháp … cùng các hoạt động khác mang tính nhân văn như tặng quà từ thiện, khám chữa bệnh, tổ chức Tết trung thu cho các em, xây nhà tình thương, học bổng học sinh nghèo …Ngoài ra còn thiết lập trang web chia sẻ những giáo lý Phật pháp cũng như những hoạt động Phật sự.
 


Cổng thông tin điện tử Phật giáo A Lưới
 

Khóa tu Một ngày An lạc và Niệm Phật







Đoàn sinh GĐPT huyện A Lưới
 
Có được những thành tựu trên là nhờ vào sự nổ lực của chư Tôn đức và quý Đạo hữu thành viên với tinh thần: “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật” nên mới có được như ngày hôm nay.
 

Thượng tọa Thích Huệ Phước, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới  chỉ đạo Hội nghị Sơ kết công tác Phật sự
 


Họp thường trực Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới
 
Với tinh thần: “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”, rất mong ngày càng có nhiều quý vị Tu sĩ trẻ dấn thân về vùng hải đảo, nông thôn, vùng sâu vùng xa để truyền bá Đạo Phật, thực hành “Bồ Tát hạnh”, xứng danh là Trưởng tử của Như Lai cũng như sự quan tâm và hỗ trợ của GHPGVN để Phật giáo không trở thành tôn giáo thiểu số ở Việt Nam.  
 


HT. Thích Khế Chơn, Phó Trưởng Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế và chư Tôn đức về tham dự lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Niệm Phật đường Sơn Thủy
Nguồn: Phật giáo A lưới

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin