Chi tiết tin tức

“Đi lễ chùa – người Việt không hiểu gì về đạo Phật”

05:26:00 - 22/03/2015
(PGNĐ) -  Tôi có cơ hội đọc được một bài viết trên báo phỏng vấn thạc sĩ Trần Phương, cũng là giáo viên dạy môn Văn hóa học của tôi về thói quen đi chùa của người Việt. Thoạt đầu, tôi hết sức ngạc nhiên trước câu nhận định của thầy nhưng có đọc mới biết, tục lệ đi chùa của dân mình không phải ai cũng hiểu và làm đúng theo đạo Phật.  
 

Phật Giáo không phải là tôn giáo bản địa của người Việt, đó là một tôn giáo ngoại lai có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam không hoàn toàn trực tiếp mà có thêm từ một vài nước thứ ba. Vì vậy Phật Giáo tại Việt Nam đã có nhiều bị thay đổi đi một phần và không còn nguyên bản như chính nơi xuất phát của nó. Do đó, trong một số bộ phận người dân, Phật Giáo đã bị nhận thức không đúng so với giá trị nguyên bản.

Tục lệ đi chùa của người Việt vào những ngày lễ đã trở thành một phần không thể thiếu. Mỗi người dân Việt Nam dù theo đạo Phật hay không thì vẫn luôn mang trong lòng sự tôn kính và một đức tin vào Đức Phật hiển linh.

Tuy nhiên, theo dòng thời gian thay đổi, quan niệm của mỗi người về đạo Phật cũng có sự biến tướng theo. Hình tượng Đức Phật là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem tới cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả, tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Chính vì vậy người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Vì vậy Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh.

Mặc dù vậy nhưng ngày nay, do nhiều tác động của cuộc sống vật chất đặc biệt là sự kém hiểu biết một bộ phận người dân do chỉ đến với Phật Giáo theo tư cách những người không nghiên cứu hay tu hành, cộng thêm tâm lí đám đông mới dẫn sự lệch lạc như vậy về quan niệm về Phật Giáo. Chính vì hiểu sai nên dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là sai lệch gây ra nhiều sự biến tướng, sai lệch trong các hoạt động văn hóa tâm linh.

Tôi cũng không thể phủ nhận được quan điểm của thầy về việc người Việt có sự “thiên vị” giữa chùa này và chùa khác. Cùng thờ một Đức Phật, có chùa lại thiêng hơn.

Chỉ cần để ý một chút sẽ rất rõ về điều này. Chẳng hạn, tại khu vực quận Cầu Giấy có chùa Hà nổi tiếng trong việc cầu duyên nên người người nô nức kéo tới đây để xin lộc năm mới, trong khi chùa Thánh Chúa bên trong đại học Sư Phạm lại vắng vẻ hơn rất nhiều. Cùng thờ một Đức Phật, không có chuyện Phật ở chùa Hà thiêng hơn Phật ở chùa Thánh Chúa. Điều này cũng xuất phát từ sự hiểu biết lệch lạc của người dân về đạo Phật.
 


Vì còn nhỏ nên việc thờ cúng tổ tiên trong nhà tôi chưa phải đảm nhiệm nhưng thỉnh thoảng vẫn để ý bà và mẹ khấn. Thật kì lạ là tôi chưa bao giờ để ý tới việc mọi người khấn có đúng hay không nhưng khi đọc xong bài phỏng vấn của thầy Trần Phương thì tôi thấy có vẻ mọi người đều khấn sai chăng. Thầy cho rằng việc thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầu tiên là “Nam mô a di đà phật”.

Hay tín ngưỡng thờ mẫu không phải là phật giáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy câu đầu tiên khấn cũng lại là “Nam mô a di đà phật”.

Có rất nhiều biểu hiện lệch lạc trong quan niệm về đi chùa lễ Phật mà thầy đưa ra như biểu hiện về mặt vật chất: Chùa là thánh đường thờ Phật thì nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt thế kỉ 16 để đưa vào trong chùa. Thậm chí ngay cả đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong ngồi chùa thờ cùng với Phật.

Hay là chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi… tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…

Phật Giáo đã ăn sâu vào trong tâm linh của mỗi người Việt. Người tới chùa là để cầu may, cầu bình an cho cả gia đình. Do đó, để tất cả mọi người thực sự hiểu rõ về đạo Phật và làm theo là điều vô cùng khó bởi Phật Giáo vốn là một tôn giáo dân gian, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có chăng, sau này lớn lên, khi đã sẵn sàng để lập gia đình, gánh vác trọng trách thờ cúng tổ tiên và đi chùa cầu bình an, bà, mẹ sẽ lại dạy tôi theo cách họ vẫn làm giống như nhiều người khác. Dù không biết nó thực sự đúng hay sai.

 

(VHPĐ)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin