Chi tiết tin tức Tác hại không lường của tin đồn trên mạng xã hội 12:11:00 - 29/05/2015
(PGNĐ) - Rất nhiều người nhìn vào sự việc được tường thuật rồi nói, mặc dù họ không biết rõ là điều đó có đáng tin hay không.
Ngày xưa, tôi có đọc câu chuyện về một vị sử gia. Một ngày, sử gia đang băn khoăn về cái chết của vị vua, sống cách đó mấy trăm năm rằng không biết vị này chết do bị ám sát hay là ốm. Ông bèn ra đường đi dạo thì gặp một đám đông. Ở giữa có hai người, một người đàn ông và một phụ nữ đang cãi nhau. Khi sử gia hỏi thì người bên cạnh nói ngay: “Có gì đâu, ông kia lỡ vấp vào cục đá, té trúng bà này đang bưng khay bánh đi bán, nên bà ấy bắt đền mà ông ta không chịu trả”. Một người khác quay sang bảo: “Không phải, là ông kia có việc gấp chạy như bay nên mới đụng phải bà đó”. Lại một người khẳng định: “Ấy, tôi biết cả hai người này. Ông đó có xích mích với bà này từ trước nên mới làm bộ để gây sự ấy mà”. Sử gia hoảng sợ khi thấy một sự việc sờ sờ trước mắt mà cả ba người đều nói “mỗi người một ngả”. Chuyện ngày xưa nó thế, còn chuyện ngày nay với những tin đồn trên mạng thì thật khó nói. Mạng xã hội đem đến cơ hội chia sẻ thông tin mà trước giờ chưa từng có. Việc một chiếc máy bay bị hỏng đáp xuống sông ở New York, chính người dùng Facebook đã loan tin trước. Hay khi Whitney Houston mất, chính người thân của cô dọn phòng khách sạn đã chia sẻ thông tin trước. Bên cạnh việc truyền thông tin nhanh, mạng xã cũng tồn tại những tin đồn vô căn cứ. Nhiều người nhìn vào sự việc được tường thuật rồi nói, mặc dù họ không biết là điều đó có đáng tin hay không? Nhiều tấm ảnh hay đoạn video mới xem nội dung có vẻ thế này, nhưng sự thật, bản chất đôi khi lại khác. Ngày trước, trường luật nơi tôi học có một tổ chức tên là “Innocence Project”, chuyên minh oan cho các tội phạm bị án oan. Ở đấy có vài luật sư và nhiều sinh viên cùng làm việc. Một lần, họ minh oan cho một thanh niên gốc Phi đã từng là ngôi sao hứa hẹn nhất trong làng bóng bầu dục Mỹ. Anh ấy bị oan vì cô bạn gái tố cáo anh ta hãm hiếp. Thực ra thì hai người hẹn hò tại ghế đá công viên và đã làm “chuyện ấy” trong xe hơi. Sự việc được phát giác khi cô gái (người tố cáo) bị quay lén khi đang thừa nhận là mình bịa chuyện để kiếm tiền bồi thường. Nhờ có đoạn video ấy mà người thanh niên này được minh oan. Tấm hình chụp lúc toà tuyên vô tội gồm có anh gốc Phi gục xuống bàn để khóc vì mừng, một luật sư nam xoa lưng thân chủ và một luật sư nữ trẻ tuổi đang lau nước mắt. Vậy mà khi đưa lên Facebook, hàng trăm người xông vào chửi rủa luật sư trẻ đang khóc, họ nhầm tưởng rằng đây là cô gái đã tố cáo bạn trai để kiếm tiền. Trước những lời chửi rủa trên mạng, cô luật sư kia chỉ lắc đầu cười trừ. Sau cùng nhà trường, nơi nữ luật sư đang học phải đăng một bài báo đính chính cùng chú thích rõ ràng rằng cô ấy là luật sư. Hay câu chuyện về một người Trung Quốc đòi ly dị vì vợ anh ta sinh cả ba đứa con đều xấu. Hoá ra vợ anh đã phẫu thuật thẩm mỹ trước khi hai người gặp nhau. Hình minh họa là hai vợ chồng đẹp như người mẫu cùng ba đứa con rất xấu. Thật ra, tấm hình đó là do một cơ sở giải phẫu thẩm mỹ ở Đài Loan thuê người mẫu chụp để quảng cáo. Ý họ nói là chúng tôi tay nghề rất cao, phẫu thuật xong thì con sinh ra sẽ khác hẳn cha mẹ. Câu chuyện đấy lan truyền rất xa và ở Mỹ cũng có vài trang tin đăng lại. Cái sai ở đây là câu chuyện kể về một gia đình ở Trung Quốc có tới 3 đứa con ở các lứa tuổi khác nhau, nhưng thực tế ở Trung Quốc, gia đình nào cũng chỉ được sinh một con mà thôi. Góc nhìn đời sống
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |