Chi tiết tin tức

“Nhớ sống hiền gặp lành” cho chính người xuất gia"

17:17:48 - 24/07/2013
(PGNĐ) -   Hàng triệu người con đều muốn thể hiện lòng hiếu thảo của mình đến các đấng sinh thành mỗi dịp Vu Lan về. Những người xuất gia theo đạo Phật cũng thế...

Đại đức Thích Pháp Bảo, chủ nhiệm diễn đàn Vẻ đẹp Phật pháp, đang tu học tại Thiền Viện Vạn Hạnh (TP.HCM) chia sẻ về cái hiếu của người xuất gia.
 

Hình ảnh hai mẹ con Đại đức Thích Pháp Bảo khi bà vào TP.HCM thăm thầy.
 

Tại sao thầy xuất gia? Trong thời gian tu tập hình ảnh của người mẹ xuất hiện như thế nào trong tâm trí của thầy?
Từ nhỏ, sau khi ba mất thì mẹ cho phép thầy qua ở với bà ngoại, để tiện đường đi học và giúp đỡ cho bà mấy công việc như thổi cơm, rót nước, kiếm lá xông, mua cau trầu…
Và khi bà qua đời, thầy lại được duyên hầu Hòa thượng Thích Thiện Tấn, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Quảng Trị, chùa Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị thương nên tới dặn với mẹ “Cho “hắn” (tiếng Huế) lên chùa tu học với chúng tôi nghe”!
Khi rời mái nhà thân yêu để theo chân Hòa thượng lên chùa, mới đi chừng một đoạn đường, mẹ thầy chạy vội theo gọi “Ôn (cách gọi các bậc tu hành lớn tại miền trung - PV) ơi! Ôn cho con gởi tấm áo lạnh cho Tấn với ạ! (tức tên đời của thầy). Lúc đó nhìn mẹ rươm rướm dòng nước mắt, chảy dài trên gò má, thầy thương mẹ lắm. Mẹ còn dặn với theo: “Con ráng tu cho tinh tấn con nhé!”.
Lời nói của mẹ là động lực tiếp sức, nguồn động viên an ủi vô tận cho thầy mỗi khi gặp khó khăn, chùng bước…
Thầy có những kỷ niệm sâu sắc nào nhất về người mẹ của mình không? Những lời dạy nào của mẹ vẫn còn văng vẳng trong tâm trí của thầy? Nói về những kỷ niệm với mẹ thì nhiều lắm! lúc còn nhỏ, đến khi khôn lớn. Thời gian xuất gia, những lúc trở về thăm quê nhà khi nào thầy cũng muốn làm một người con rất đỗi “bình thường” bên mẹ.
Có một hôm mẹ vào TP.HCM nhưng thầy không hề được báo trước chuyến đi “thăm con”. Khi thấy bà xuất hiện ở sân chùa, thầy mới nhận ra một điều là tình mẹ bao la quá, lúc nào cũng tạo cho thầy sự bất ngờ!
Và đó là lần đầu tiên thầy ôm choàng lấy thân hình nhỏ bé của mẹ vào lòng mà không nói được gì cả. Cảm giác ấm áp, hạnh phúc vô ngần khi thầy vẫn còn có may mắn được nhận nguồn năng lượng yêu thương ấy! Mẹ còn dặn dò mấy lời trước lúc tay mẹ rời bàn tay của thầy và bảo: “Nhớ sống hiền gặp lành con nhé!”
Được biết thầy viết rất nhiều bài cũng như làm các đĩa CD về mẹ. Thầy có thể chia sẻ một ít về điều này không ạ?
Năm xưa tuổi còn đi học, mỗi ngày đi học về, mẹ thường dò những bài học ở trường nhưng mẹ gõ thước tới đâu thì thầy chỉ đọc đến đó mà thôi. Thời đó thầy ít bày tỏ tình cảm hay rất kiệm lời khi nói chuyện với mẹ.
Đến lúc viết lách, sáng tác một số tác phẩm về văn học thì người khơi nguồn cảm hứng và cây bút viết không biết mỏi mệt đó chính là người mẹ của thầy.
Hai năm qua hình ảnh vô thường ra đi của mẹ đã đánh thức thầy khá nhiều. Trong lòng thầy trào dâng những thao thức, kỷ niệm về hình bóng một người mẹ không thể nào báo đáp công ơn nuôi dưỡng.
Hiện có rất nhiều người con đang vô tình hoặc cố ý lãng quên cha mẹ bằng nhiều lý, theo thầy nghĩ không đáng chút nào. Thấy vậy, thầy muốn chấp những bài thơ, bài văn thành những bức thông điệp tình mẹ qua âm nhạc và bất cứ ở nơi nào con người vẫn cảm, vẫn lắng nghe được hết tất cả những lời nhắn nhủ “Mẹ luôn nhớ con - Con hãy trở về…
Xin cảm ơn Đại đức!Theo Hoài Lương - Báo Lao Động

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin