Chi tiết tin tức

Phật giáo đóng góp như thế nào cho vấn đề môi trường

16:57:00 - 08/11/2014
(PGNĐ) -  Hiện nay có rất nhiều vấn đề về môi trường. Những vấn đề mang tính toàn cầu bao gồm: sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tầng ozone, nạn phá rừng và giảm thiểu đa dạng sinh học, sa mạc hóa, mưa axít, và ô nhiễm nước biển... Ngoài ra còn có những chất hóa học làm rối loạn tuyến nội tiết, hóa học nông nghiệp, phụ gia thực phẩm, đây là những vấn đề xuất hiện trong khu vực sinh sống. Những vấn đề này trở thành vấn đề nan giải lớn nhất trên thế giới, bởi vì nó phá hủy nền tảng sống của nhân loại trong hiện tại và trong tương lai gần. Người ta đã tiến hành nhiều biện pháp cho vấn đề môi trường. Về cơ bản, những biện pháp này có thể được chia thành hai loại, đó là, phát triển công nghệ và kiểm soát hoạt động con người, ngoài ra còn điều tra những nguyên nhân khác. Mặc dù, người ta cho rằng tôn giáo không thể đóng góp trực tiếp từ quan điểm giống hệt khoa học và công nghệ, nếu tôn giáo đó có thể góp phần cho việc giải quyết những vấn đề, thì đó là một khảo sát về phương pháp có thể kiểm soát được hoạt động con người, tức là chuyển hóa lối sống và ý thức về giá trị, khảo sát về đạo đức môi trường, trù liệu về nhận thức đạo đức, khảo sát văn minh và chuyển hóa từ quan điểm toàn cầu. Đối với những vấn đề này, sự tham gia tích cực của tôn giáo là khả thi.

  Cho đến hiện nay, chúng tôi đã khảo sát sự đóng góp của Phật giáo cho những vấn đề môi trường như thế nào. Từ những quan điểm căn bản của vấn đề môi trường sẽ gây ra sự đau khổ về thể xác lẫn tinh thần cho tất cả chúng sinh, và nhiệm vụ của Phật giáo là làm giảm bớt và tháo gỡ khổ đau cho chúng sinh. Đó là quan điểm về thiên nhiên và môi trường, nguyên nhân và đặc trưng của những vấn đề môi trường[1], ý nghĩa của giới luật Phật giáo[2], con đường lý tưởng của một nền văn minh[3], những phương pháp lý tưởng của giáo dục môi trường và đạo đức môi trường[4]… theo những quan điểm của Phật giáo. Trong tiểu luận này, để giải quyết những vấn đề môi trường, chúng tôi muốn nêu ra ba điểm, đó là, nhận ra những vấn đề môi trường, xét lại phương thức sống, thực hành và hoạt động để giải quyết vấn đề.

1. Nhận ra những vấn đề môi trường

   Nhiều người nên chia sẻ với nhau về những vấn đề môi trường. Trước tiên, điều cần thiết là nhận ra tình trạng hiện tại và nguyên nhân của những vấn đề này một cách thật sâu sắc. Sự nhận ra vấn đề hiện tại này không thể ra ngoài phạm vi nghiên cứu của khoa học. Tuy nhiên, nguyên nhân của những vấn đề phải được kiểm tra, không chỉ từ sự vận động và vòng luân chuyển của vật chất do hoạt động con người theo quan điểm của khoa học, mà còn từ những nhân tố của xã hội và nhân loại. Kế đến, Phật giáo có thể nghiên cứu nguyên nhân của những vấn đề. Hơn nữa, Phật giáo còn có thể nhận ra vấn đề từ quan điểm sâu sắc hơn của một con người, và có thể đưa ra nguyên tắc phát triển của nhân loại và môi trường. Điều quan trọng là bảo quản môi trường và thiên nhiên thích hợp để nhận ra ý nghĩa và vai trò của chúng. 

1.1. Chủ nghĩa bình đẳng sinh quyển cơ bản trong tất cả sinh vật và tư tưởng cộng sinh

   Đây là một khía cạnh quan trọng trong đạo đức môi trường khi nhân loại, sinh vật và phi sinh vật được nhận thức như thế nào. Đối với Phật giáo, nhân loại, sinh vật và phi sinh vật về căn bản được xem là bình đẳng trong các cấp độ sinh mệnh (life levels). Thuật ngữ các cấp độ sinh mệnh không những chỉ cho ý nghĩa thông thường là mạng sống (life), mà còn chỉ cho năng lực cơ bản như năng lượng sống mà nó hỗ trợ cho chúng sinh. Phật giáo dạy rằng, năng lực cơ bản này có thể được gọi là mạng sống tiềm ẩn trong phi sinh vật. Một khái niệm tiêu biểu của Phật giáo trong việc nhận chân được sự việc diễn ra trong mỗi hiện tượng, tức là sinh vật và thiên nhiên được phát hiện trong khái niệm duyên khởi[5] (engi). Khái niệm này cho rằng một thực thể không thể tồn tại và sinh ra một cách độc lập, mà mỗi thực thể chỉ tồn tại bằng nhiều mối quan hệ hay điều kiện của những thực thể khác. Phật giáo dạy rằng một thực thể không thể tồn tại một cách độc lập, bởi vì sự tương tức tương nhập của tất cả mọi hiện tượng. Mối quan hệ về bản thể (quan hệ không gian) và quan hệ về sự hình thành (quan hệ thời gian) được gắn kết với nhau trong khái niệm này. Khái niệm về thiên nhiên và môi trường được tìm thấy trong khái niệm duyên khởi (Dependent origination) là tương tự với những khái niệm của sinh thái học (ecology). Tất cả mọi thứ được nối kết với nhau bằng cách nào đó.

   Bởi vậy, những quy luật của sự đa dạng sinh học (bio-diversity) và sự cộng sinh (symbiosis) của thiên nhiên và sinh vật là điều cơ bản trong việc duy trì thế giới của chúng ta. Khái niệm duyên khởi (engi) này làm nền tảng cho mọi hiện tượng trong Phật giáo. Nói cách khác, Phật giáo có khái niệm cho rằng sinh mệnh có thể luân hồi, tái sinh (rinne-tensho), và phương pháp lý tưởng của sinh mệnh trong con người và sinh vật là giác ngộ (jobutsu)[6].

   Ở đây, giác ngộ có nghĩa là tình trạng lý tưởng nhất của sinh mệnh và thể hiện cảnh giới của Phật trong sinh mệnh. Sự nhận thức này bắt nguồn từ luận điểm cho rằng tất cả chúng sinh đều có sinh mệnh giống nhau như con người. Bởi vậy, về cơ bản chúng sinh được xem là bình đẳng trong Phật giáo.

1.2. Y chánh bất nhị và nguyên tắc của sự phát triển

    Một môi trường chỉ có thể được định nghĩa khi có một chủ thể tương thích. Quan điểm môi trường trong Phật giáo không chỉ nhận ra mối quan hệ của mỗi sinh vật và vật chất vô cơ giống như sinh thái học mà còn nhận ra tầng sâu hơn của sinh mệnh. Đây là quan điểm về nghiệp (karma), chủ thể và môi trường đều là sự biểu hiện của nghiệp. Phật giáo có khái niệm y chánh bất nhị (依正不二, E-shō-funi, e: non-duality of living beings and its Environment)[7]. Khái niệm này giải thích mối quan hệ giữa chủ thể và môi trường của nó. Y chánh (依正, E-shō) là gọi tắt của thuật ngữ tiếng Nhật y báo (依報: ehō) và chánh báo (正報, shōhō). Từ báo (報, ) có nghĩa là kết quả rõ ràng, hay kết quả của nghiệp. Chánh báo chỉ cho chúng sinh hay thế giới chủ thể. Những kết quả nghiệp quá khứ của một chúng sinh cá nhân phản ánh chính chúng trong cả sinh mệnh chủ thể và môi trường khách quan. Bởi lẽ, thuật ngữ bất nhị (不二, funi) có nghĩa là hai trong hiện tượng nhưng không phải là hai trong bản chất. Y chánh bất nhị có nghĩa là sinh mệnh và môi trường của sinh mệnh là hai trong hiện tượng riêng biệt nhưng không phải là hai trong bản chất căn bản của chúng. Cả chủ thể và môi trường cùng tồn tại hay bất nhị trong một tình huống, là một kết quả của nghiệp.

 

    Từ quan điểm của khái niệm về nghiệp của Phật giáo, môi trường được coi là xuất phát từ chủng tử nghiệp (業種子,gō-shūji, e:karma seed), được lưu giữ trong thức a lại da (阿賴耶, =āraya-shiki) của trường phái Duy thức (唯識, Yuishiki-ha). Trường phái này được gọi là tâm lý học Phật giáo (Buddhist psychology)[8]. Chủng tử nghiệp gồm hai loại là, cộng nghiệp (共業,gūgō, e: common karma) và bất cộng nghiệp (不共業, fugū-gō, e: individual karma). Trong khi cộng nghiệp là nghiệp được chia sẻ với người khác, còn bất cộng nghiệp là nghiệp không chia sẻ với người khác. Những khái niệm về cộng nghiệp và bất cộng nghiệp này là những nghiệp có liên quan với nhau và cộng nghiệp được chia sẻ thì thay đổi tùy theo chủ thể có liên quan. Nó được mô tả trong tác phẩm    A tỳ đạt ma thuận chánh lý luận (Abhidhamma-nyayanusara-śāstra)[9] như: núi, sông, trái đất… đều được sinh ra từ cộng nghiệp và chúng sinh được sinh ra từ bất cộng nghiệp. Bởi vậy, những cá nhân được sinh ra từ bất cộng nghiệp, và môi trường thiên nhiên như núi, sông, trái đất… được tạo ra từ cộng nghiệp của nhân loại. Kết quả là, thế giới tâm lý học tầng sâu của nhân loại được nối kết với thế giới vật chất trong thức a lại da. Sự tiến triển về nghiệp của nhân loại sẽ được phát triển trong môi trường của nó bắt nguồn từ cộng nghiệp Bởi vậy, trong y chánh bất nhị thì, môi trường (y báo) được sinh ra từ cộng nghiệp, trong khi chúng sinh (chánh báo) được sinh ra từ bất cộng nghiệp. Chủ thể và môi trường là một chỉnh thể và bất nhị trong Phật giáo.

   Nguyên tắc này cho thấy, chủ thể và môi trường có thể được thay đổi và được cải thiện cũng như những vấn đề môi trường gây ra từ nghiệp ở tầng sâu hơn của sinh mệnh. Vì thế, sự tuần hoàn của nghiệp chủ thể có thể chuyển đổi không những chủ thể nhân loại mà còn môi trường của nó.

   Khoa học về trái đất gần đây tiết lộ rằng, chúng sinh và môi trường cả hai đều phát triển ảnh hưởng lẫn nhau. Đây là khái niệm cùng phát triển của chúng sinh và môi trường. Phật giáo không những bao hàm phương diện vật chất mà còn bao hàm sự cùng phát triển ở tầng gốc của sinh mệnh, thế nhưng khái niệm khoa học chỉ bao hàm khía cạnh vật chất.

2. Xét lại phương thức sống

   Kế đến, chúng ta nên xét lại phương thức sống nào thích hợp cho việc giải quyết những vấn đề môi trường. Phải nói đây chính là sự xét lại phương thức sống. Sự xét lại phương thức sống của nhân loại trong Phật giáo đòi hỏi nâng cao sự khảo sát về đạo đức bao gồm cả chúng sinh khác, con người trong thế giới và thế hệ trong tương lai, sự xét lại phương thức sống và khảo sát phương pháp lý tưởng thuộc về khát vọng bản thân.

2.1. Đạo đức đối với chúng sinh và Đại địa luân lí học

   Đối với vấn đề đạo đức cho nhân loại và chúng sinh thì Phật giáo có hai khái niệm triết học như: duyên khởi và trung đạo là hai khái niệm rất quan trọng. Cả hai khái niệm này tạo ra quan điểm thiết yếu nhằm góp phần giải quyết những vấn đề môi trường. Như đã mô tả ở phần trên, học thuyết duyên khởi cho thấy những mối quan hệ không gian và thời gian. Đạo đức cho nhân loại đối với thiên nhiên có thể khảo sát từ học thuyết duyên khởi.

    Những thú tiêu khiển làm hại đến những mối quan hệ thuộc duyên khởi này là trái lại với trí huệ Phật giáo. Như vậy, việc duy trì hệ thống sinh thái cân bằng với sự đa dạng sinh học là rất quan trọng từ quan điểm của khái niệm duyên khởi trong Phật giáo. Bởi vì, mỗi chúng sinh có thể sống bình đẳng thông qua các mối quan hệ với những chúng sinh khác và thiên nhiên vô cơ. Phật giáo không chấp nhận những hoạt động của con người làm đứt đoạn những mối quan hệ này. Trong trường hợp đó, để duy trì tính đa dạng sinh học thì cần phải xét những gì, hoặc là xét về sự tiếp tục một sinh vật cá nhân hay là xét về sự tiếp tục ở mức độ của các chủng loại hay hệ sinh thái. Nói cách khác, có hai quan điểm mà một sinh mệnh cá nhân quý trọng giống như sự trân trọng sinh mệnh của Albert Schweitzer[10] và đảm bảo sự ổn định của hệ sinh thái có giá trị như đại địa luân lí học (land ethics, cũng gọi là đạo đức học về trái đất) của Aldo Leopold[11]. Vấn đề này tương tự với vấn đề trong “chủ nghĩa sinh mệnh trung tâm” (life centrism) của đạo đức môi trường (environmental ethics). Mặc dù Phật giáo chính là “chủ nghĩa sinh mệnh trung tâm” nhưng cũng cần thiết để mô tả trí huệ trung đạo (中道:chūdō, s:madhyamā-pratipad, e: Middle-way) trong Phật giáo để khảo sát vấn đề này.

   Phương pháp suy nghĩ tiêu biểu của trung đạo trong Phật giáo được thể hiện rõ trong “trung đạo của khổ và lạc”. “Trung đạo của khổ và lạc” là được rút ra từ sự tu tập của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây không phải là quan điểm phủ nhận hay khẳng định chủ nghĩa khoái lạc (hedonism) hay chủ nghĩa khổ hạnh (asceticism). Mà đó là, trong khi chấp nhận giá trị của những nguyên tắc hoặc là sự cực đoan, Trung đạo yêu cầu sự hài hòa giữa chúng và không chấp nhận sự thiên lệch về một phía. Điều quan trọng của học thuyết trung đạo là cân bằng trong cả hai phương diện.

    Khi Phật giáo khảo sát đạo đức từ tư tưởng trung đạo và duyên khởi thì đạo đức đó sẽ là đạo đức tình huống. Ở đây, Phật giáo nhấn mạnh từ bi (maitrī) và không giết hại (ahimsa). Phật giáo chủ trương tất cả sinh vật bình đẳng, hiển nhiên, từ bi và không giết hại sẽ hướng đến tất cả chúng sinh. Như vậy, Phật giáo sẽ khảo sát đạo đức đối với chúng sinh từ học thuyết duyên khởi, trung đạo, từ bi và không giết hại trong sự cân nhắc của mỗi tình huống. Nó trở thành một kết luận tự nhiên cho rằng, người Phật tử không làm ngơ trước cảnh tượng con chim biển đang quằn quại trong mảng dầu chảy ra từ tàu chở dầu bị đắm, và anh ta cũng nỗ lực để cứu lấy con vật đang bị chết dần. Tuy nhiên, Phật tử có thể điều chỉnh số lượng sơn dương tăng trưởng quá nhiều tùy theo tình huống. Về cơ bản, Phật giáo tôn trọng tất cả chúng sinh. Tuy nhiên, khi chủng loại khác có thể bị diệt chủng do một chủng loại nào đó tăng trưởng quá nhiều, Phật giáo sẽ không phủ nhận việc điều chỉnh chủng loại sau để giữ sự hài hòa của hệ sinh thái và bảo tồn chủng loại trước. Tuy nhiên, phương pháp tiêu hủy sẽ áp dụng phương pháp không giết hại càng nhiều càng tốt từ quan điểm từ bi và không giết hại. Cụ thể là giống như thực hành kiểm soát sinh sản, và sự cách biệt giữa phụ nữ và đàn ông cũng phải được suy xét… Nhiều hành động của con người chẳng hạn như sự phát triển phải cấm hoàn toàn nếu sự phát triển đó làm giảm đi lượng sinh vật và làm tuyệt chủng các chủng loại, vì nó sẽ phá hủy sự ổn định của hệ sinh thái và ảnh hưởng đến chủng loại khác. Bởi vậy, việc bảo trì sự đa dạng sinh học và duy trì hệ sinh thái toàn cầu sẽ được đánh giá từ quan điểm của đại địa luân lí học.

2. 2. Văn minh tinh thần và sự ham muốn thích đáng

   Vấn đề lớn nhất cho giải pháp ấm lên toàn cầu là sự tiêu thụ vật chất cần thiết để hỗ trợ nhân loại đã vượt quá giới hạn trong hệ thống vật chất hạn chế của trái đất. Carbon đioxyt (CO2) không thể xử lý được bằng sự quang hợp của thực vật trên trái đất và thực vật nổi (phytoplankton)[12] còn lại trong bầu khí quyển bởi vì tốc độ tiêu thụ cao. Bởi vậy, một trong những phương pháp để duy trì hoạt động của nhân loại là phải làm cho khí carbon đioxyt giảm thiểu bằng công nghệ mới. Mặc dù có thể còn tồn tại những hạn chế nhưng nỗ lực này đã được thực hiện cho đến hiện nay và sẽ tiếp tục cho đến mai sau. Vì thế, một phương pháp khác để làm giảm mức độ tiêu thụ của con người đó là hoạt động của con người cần phải được kiểm soát. Kế đến, vấn đề là, làm thế nào để kiểm soát ham muốn trên cơ sở hoạt động tiêu thụ của nhân loại. Tuy nhiên, nó dường như là tránh được vấn đề ham muốn cho đến hiện nay. Sự giàu có trong hiện tại của con người là sự giàu có về vật chất, và chỉ số để đo lường là kinh tế. Bởi vậy, nhân loại thường xác định sự phát triển kinh tế như là một nhiệm vụ có vẻ tránh được vấn đề ham muốn để hỗ trợ một hoạt động kinh tế. Sự phát triển kinh tế được duy trì bằng cách luôn luôn kích thích sự ham muốn, và tăng trưởng sức tiêu thụ. Mặt khác, nỗ lực phát triển công nghệ để giảm khí carbon đioxyt đã được dốc sức thực thi. Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp đang bị phá vỡ bởi sự cạn kiệt nguồn tài nguyên và những vấn đề môi trường.

   Phật giáo chủ trương rằng, cách tồn tại của sự ham muốn là một trong những vấn đề lớn nhất của con người. Khi khảo sát giải pháp cho vấn đề môi trường kể cả sẽ cạn kiệt nguồn tài nguyên, thì điều cần thiết là phải xét đến hai cách tồn tại sự ham muốn của con người. Một là kiểm soát ham muốn về vật chất, và hai là thay đổi chiều hướng của nó.

   Trong các ham muốn của con người thì có ham muốn về sinh lý, vật chất, và tinh thần. Đặc biệt là, ham muốn vật chất có thể mở rộng không có giới hạn, dù sự ham muốn sinh lý, như là muốn ngủ nghỉ, muốn ăn ngon, ham muốn tình dục, được điều chỉnh bằng hệ thống thần kinh trung ương và độ tuổi… Phật giáo đã tìm ra nguyên nhân của sự ham muốn phát khởi và tìm hiểu để kiểm soát sự ham muốn và cách tồn tại cho những ham muốn thích đáng. Tăng sĩ Phật giáo ở Ấn Độ thời xưa là Thế Thân (Vasubandhu) giải thích rằng, sự ham muốn được tạo nên bởi sự bám víu cái ngã (ga) trong thức mạt na (mana-shiki) như là căn ngã[13]. Sự chấp ngã này trong ngã vô thức ảnh hưởng đến cách hành xử của con người.

   Kết quả là, cái ngã này khát khao những dục vọng của nó và bị dính chặt vào chúng. Nói cách khác, sự chấp trước về những ham muốn này là sự bám víu vào vật chất đáp ứng cho thị giác, âm thanh, mùi vị, và xúc chạm bị tóm thâu bởi thức thứ năm (go-shiki) trên bề mặt của thức mạt na (manas-consciousness). Sự chấp trước này bám víu vào những ý tưởng cố định và quan điểm sai lầm dù chúng được cho là liên quan với hạnh phúc. Tuy nhiên sự bám víu này tuyệt đối không liên quan với hạnh phúc. Do vậy, càng bám víu với ham muốn thì nó càng trở nên mạnh mẽ, lại càng không đạt được toại nguyện. Và, sự ham muốn vật chất sẽ không có điểm dừng.

   Kế đến, Phật giáo Đại thừa nêu ra sự hợp nhất một cá nhân và một tiểu ngã với một đại ngã (thức thứ chín căn bản tịnh thức, Konponjoshiki) thành vũ trụ toàn thể, thành phương pháp để loại trừ sự chấp ngã, và sự quét sạch khả năng được trang bị trong giác quan trở thành phương thức loại trừ sự ham muốn vật chất. Thực tế, đây là sống với giá trị nhận thức của người tri túc (know fulfillment) sẽ được hạnh phúc dù anh ta nghèo khó. Và, người không tri túc thì nghèo dù anh ta giàu, được mô tả trong kinhPhật di giáo (Butsu-Yuigyō-Kyō)[14]. Điều không thể thiếu là nhân loại chia sẻ ý thức về giá trị đó, đặc biệt là người trong những quốc gia phát triển, biểu thị rõ vấn đề này.

   Sự thực hành tri túc này trở thành nền tảng đạo đức để kiểm soát sự ham muốn vật chất.

   Một phương thức khác để giảm thiểu sự tiêu thụ vật chất là thay đổi phương hướng sản sinh từ sự ham muốn. Đó là, ham muốn được tạo ra không phải là một sự kiểm soát nhắm đến sự giàu có về vật chất mà là một sự kiểm soát nhắm đến sự giàu có trên phương diện tinh thần.

   Sự ham muốn không có giới hạn về phương diện vật chất đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và lập tức làm xấu đi môi trường một cách trực tiếp. Tuy nhiên, dù nó là vô hạn đi nữa thì sự giàu có trên phương diện tinh thần sẽ không làm lãng phí nguồn tài nguyên và phá hoại môi trường. 

   Với ý nghĩa này, sự kiểm soát phương hướng mà trong đó dục vọng được thỏa mãn sẽ không phải là kiểm soát vật chất mà là sự kiểm soát tinh thần. Mục đích thực tập trong Phật giáo là giác ngộ, đó là sự hoàn thành một phương pháp sống của con người, là sự hoàn thành trên phương diện tinh thần của con người và sự hoàn thành một hành động từ bi. Dù sao, kiểm soát dục vọng và hướng dục vọng theo sự kiểm soát giàu có trên phương diện tinh thần, có ý nghĩa to lớn để giải quyết vấn đề môi trường.

3. Sự thực hành và hành động để giải quyết những vấn đề

   Sau cùng, chúng tôi muốn trình bày những hạnh kiểm lý tưởng và tiêu chuẩn đạo đức vì nó có liên quan đến vấn đề môi trường. Schroeder-Frechet, K.S. (1981)[15]mô tả rằng, nhân loại hoàn toàn không có khả năng trong việc tạo ra sự quyết định và suy nghĩ mang tính đạo đức, mặc dù họ có nhiều thế mạnh phân tích trong lãnh vực khoa học công nghệ. Nói cách khác, cách cư xử của con người vốn dĩ là không lý tưởng, dù nhiều người trên thế giới thừa nhận là phải giải quyết vấn đề môi trường. Sau đó, điều quan trọng là làm sao để con người cư xử một cách lý tưởng. Chúng ta nên đặt vấn đề là, liệu thực hành để giải quyết vấn đề môi trường có thể được tiếp tục hay không? Động cơ thúc đẩy vẫn là cần thiết. Không sao cả, nếu nó có thể tiếp tục khi nó có đầy đủ ý nghĩa. Mặc dù, mục đích giải quyết vấn đề không chỉ là cho bản thân mà còn cho toàn nhân loại. Tuy nhiên, điều này quả thật không dễ dàng chút nào.

   Con người có khả năng và phương pháp cho những hành vi lý tưởng không? Chúng tôi nghĩ rằng điều cần thiết là có những sự trù liệu. Xã hội loài người thông thường yêu cầu một lý do tốt (sự lợi ích hay sự khích lệ) để thực hiện những mục đích tốt. Như vậy, điều quan trọng là thiết kế một hệ thống mà nó cung cấp vài sự khích lệ tích cực hay làm lợi ích cho những mục đích tốt hướng đến vấn đề môi trường.

   Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu một hệ thống hiệu quả có lợi ích được thiết kế trong xã hội. Chẳng hạn như, những thí dụ điển hình là các ưu đãi cắt giảm thuế và phân phối trợ cấp khi những đóng góp được thực thi để bảo tồn và bảo vệ môi trường, như mua những sản phẩm bảo tồn năng lượng.

    Tóm lại, điều cần thiết là thiết kế một hệ thống có kết quả rõ rệt và cụ thể cho những người giúp giải quyết vấn đề môi trường. Đây là một vấn đề cần phải được phản ánh trong chính sách.

   Từ quan điểm của Phật giáo, giải quyết và góp phần vào công cuộc triệt tiêu vấn đề môi trường chính là một phần trong việc thực hành Phật giáo. Nói cách khác, giải quyết những vấn đề môi trường là một phương diện tất nhiên của tâm lý học Phật giáo. Một thí dụ quan trọng là thực hành bồ tát đạo (bodhisattva-caryā), sử dụng sáu ba la mật (six parāmitās) gồm: 1. Bố thí ba la mật (s: dānapāramitā), 2. Trì giới ba la mật (s:śīlapāramitā), 3. Nhẫn nhục ba la mật (s: Kāntipāramitā), 4. Tinh tấn ba la mật (s:vīryapāramitā), 5. Thiền định ba la mật (s: dhyānapāramitā), 6. Trí huệ ba la mật (s:prajñāpāramitā). Bố thí ba la mật có nghĩa là ban cho tài sản, giảng nói về một phương pháp hay gỡ bỏ nỗi sợ hãi, tức là làm việc tốt gì đó cho một người hay thiên nhiên mà không hối tiếc. Trì giới ba la mật là giữ những giới luật như: không làm tổn thương hay giết hại thực thể sinh vật và không trộm cắp. Nhẫn nhục ba la mật là chịu đựng nỗi buồn và niềm đau. Tinh tấn ba la mật là cố gắng hết mình và thường nỗ lực làm tốt hơn. Thiền định ba la mật là kiên định hoặc là không dao động trong mọi sự nỗ lực. Trí huệ ba la mật là đạt được sự hiểu biết chân chánh của trí huệ từ khái niệm duyên khởi và trung đạo. Suy ngẫm thấu đáo sáu ba la mật này từ quan điểm thực hành để giải quyết vấn đề môi trường: Bố thí ba la mật bao gồm cả việc ban tặng một phong trào môi trường, xây dựng trường học để cải tiến giáo dục trong công cuộc phát triển đất nước, nơi dạy những vấn đề môi trường và phương pháp để giải quyết, góp phần trong việc hợp tác kỹ thuật và phát triển để giảm thiểu sự ô nhiễm, không tạo ra những vấn đề sợ hãi vô ích mà ban phát kiến thức chính xác và cảm giác an toàn, hơn nữa tạo ra những nơi cư trú thích hợp cho động vật hoang dã. Trì giới ba la mật là giữ những giới luật như giới không sát sinh và giới không trộm cắp trong Phật giáo.

   Khảo sát những giới luật này[16]cho thấy, cố ý giết hại sinh vật là phạm giới không sát sinh; phá hủy nơi sinh sống của động, thực vật hoang dã, do sự phát triển và phá hoại thiên nhiên là phạm giới không trộm cắp. Bởi vậy, điều cần thiết là ngăn chặn những hành động như vậy. Nhẫn nhục ba la mật, tinh tấn ba la mật và thiền định ba la mật là kiên trì và vượt qua khó khăn gây ra bởi hành động giải quyết vấn đề mà không làm bối rối. Trí huệ ba la mật là học hỏi trí huệ từ những khái niệm duyên khởi và trung đạo, và đạt được nhận thức chân chánh từ lập trường của quan điểm đúng đắn về thiên nhiên và môi trường, hay sáng tạo phương pháp giải quyết vấn đề và thực thi nó.

   Vì vậy, những hành động và tính kiên định cho những giải pháp hướng đến vấn đề môi trường rất phù hợp với bồ tát đạo. Điều quan trọng hơn nữa là thiết lập ý nghĩa chân chánh về sáu ba la mật như là một phần trực quan của sự thực hành Phật giáo. Điều này không phải là một cái gì đó tách rời khỏi việc bảo vệ và bảo tồn môi trường. Nói cách khác, một vị bồ tát thực hành sáu ba la mật là một người hành động phù hợp với việc bảo vệ môi trường và làm giảm thiểu vấn đề môi trường. Hàng Phật tử có thể góp phần giải quyết vấn đề môi trường một cách tích cực hơn nếu những quy tắc hạnh kiểm và những tiêu chuẩn đạo đức này được duy trì trong sự thực hành Phật giáo.

TNĐ

Dịch từThe Journal of Oriental Studies trang 71-80

 

[7]. ibid. The Journal of Oriental Studies, 8, 144–173.

[8]. ibid. The Journal of Oriental Studies, 8, 144–173, The Journal of Oriental Studies, 11, 167–180, and Psychology and Buddhism, 239–257.

Nguồn: Theo Thư Viện Hoa Sen

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin