Chi tiết tin tức Người phật tử và lộ trình hạnh phúc 20:49:00 - 02/05/2022
(PGNĐ) - “Trong Đại dịch: Suy ngẫm về Tương lai và Giá trị và Thực tiễn Phật giáo đóng góp như thế nào?” (In Pandemic Times: Reflecting on Futures and How Buddhist Values and Practices are Contributing), tác phẩm này là phần tiếp theo của bài viết trước đó và tiến thêm một bước trong cấu hình phân tích xã hội học thấm nhuần phương pháp luận Phật giáo.
Sự kết hợp cả hai thế giới quan thông qua các yếu tố trùng hợp cung cấp cho chúng ta cơ hội để vượt qua các bộ phận, cá nhân và nhìn ra xã hội toàn cầu. Sự tương tác giữa các giá trị và hành động của các phật tử đến một bản đồ hành trình kết nối với nhau dưới dạng mạng lưới thể hiện sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau và các con đường. Tôi tiếp cận thế giới xã hội Phật giáo bằng cách tập trung vào một trong những chiều kích trung tâm của nó: các con đường xã hội đến và đi từ hạnh phúc. Đây là một bài tập dựa trên những ý tưởng và khái niệm bắt nguồn từ những con đường và bản đồ, những thứ mà các phật tử rất quen thuộc. Bản đồ và con đường thường được sử dụng trong Phật giáo để mô tả sự phát triển cá nhân, chuyển động hướng đến Hạnh phúc, Niết bàn và Giác ngộ, hoặc về con đường tâm linh, con đường cứu rỗi,… Khía cạnh xã hội ở đây được định nghĩa bởi tổng thể các cá nhân và các hành động, giá trị đối với người khác. Các bản đồ và con đường là kết quả của sự tương tác giữa các giá trị đó và các hành động xã hội. Hạnh phúc là một trong những yếu tố trung tâm trong tường thuật và thế giới quan Phật giáo và việc theo đuổi nó chuyển thành những Con đường – Thực hành – để đạt được nó. Một phần quan trọng của những con đường này là về mặt xã hội bởi nó liên quan đến các mối quan hệ với những sinh vật khác. Do đó, những ý tưởng này vượt ra ngoài khía cạnh cá nhân – chỉ đơn thuần là những thực hành riêng lẻ trên những con đường riêng lẻ – và liên quan đến các giá trị và ý kiến xã hội, cũng như các hành động và thực hành xã hội, liên quan đến các mối quan hệ với những người khác. Các khái niệm bao gồm Vô ngã, Duyên khởi, Tính không, Tính không nhị nguyên, Luật nghiệp báo, ý niệm về Bồ tát, Từ bi tâm và Tứ vô lượng tâm, tất cả đều bao hàm mối tương quan với những chúng sinh khác, nhằm hướng đến sự an lành và hạnh phúc của họ. Những mối tương quan này có thể được sử dụng để phác thảo một bản đồ xã hội, mô tả các con đường dẫn đến hạnh phúc. Phân tích này dựa trên logic Phật giáo về duyên khởi, liên kết và liên tục chuyển hóa, cùng với quy luật nghiệp báo, xác định một mô hình tương tác nhân quả phức tạp – nguyên nhân và điều kiện trong tương tác liên tục, phác thảo nên cả câu chuyện và con đường. Đồng thời, là nguyên nhân và kết quả hạnh phúc, được kết nối với nhau và các yếu tố khác, tạo nên mạng lưới tương tác nhân quả phức tạp. Để hình dung nó như một không gian xã hội và hiểu nó như một bản đồ và lộ trình, chúng tôi sử dụng mối tương quan giữa các giá trị và thực hành thực tế của các phật tử, được thu thập trong Khảo sát Giá trị Thế giới, như một liên hệ mô phỏng và như một con đường hiện có giữa các cặp phạm trù trong tổng số điểm. Mối quan hệ giữa các cặp yếu tố – giá trị và hành động – trở thành mối quan hệ được kết nối về mặt khái niệm dưới dạng liên hệ và đường dẫn. Từ các mối quan hệ nhị phân này, chúng ta chuyển sang các mối liên hệ giữa tất cả các giá trị và thông lệ. Biểu diễn đồ họa của nó trong đó là một mạng lưới chúng ta có thể phân tích và hình dung không chỉ mối quan hệ định hình không gian này mà còn cả các lộ trình đến và đi từ hạnh phúc. Thực hành và giá trị là một phần của tích lũy phương tiện thiện xảo Phật giáo và cũng giống như sự kết hợp của các phương tiện thiện xảo mang lại nhiều khả năng hoạt động, sự kết hợp giữa các giá trị và thực hành tạo ra nhiều kết nối và con đường xã hội. Lộ trình đến Hạnh phúc Hình 1 diện cho hệ thống tương tác nhân quả mạnh mẽ, định hình bản đồ về hạnh phúc xã hội. Nó cho thấy một cấu trúc được tạo thành từ nhiều đường dẫn kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các điểm đại diện cho các giá trị và hành động. Những người thuộc cùng một chiều – về sự Bình đẳng, Tôn giáo, Tình yêu thương, Địa vị xã hội hoặc chất lượng cuộc sống – có xu hướng xuất hiện gần nhau và nằm trong các không gian khác nhau trên bản đồ theo hệ thống mối quan hệ của chúng. Phía nên trái của bản đồ xã hội, chúng ta tìm thấy các chỉ số về sự bình tĩnh và tầm nhìn của người khác (màu xanh lam) và phía bên phải, chúng ta tìm thấy các chỉ số về ngưỡng mộ tôn giáo (màu hoa vân anh). Toàn bộ không gian xã hội được kết nối bởi các yếu tố của tình yêu (các nút màu vàng) xuyên qua nó từ trên xuống dưới. Các chỉ số địa vị xã hội chính (nút màu đỏ) cungc với chất lượng cuộc sống và hạnh phúc (màu xanh lá cây) nằm ở trung tâm của phần cuối bản đồ. Các liên kết giữa các chỉ số cho thấy một động lực vòng tròn nhân quả kết nối toàn bộ hệ thống trong một dòng chảy liên tục. Trong cấu trúc các lộ trình này, các biến/chỉ số của tình yêu thương nổi bật như những trung gian và cầu nối giữa hạnh phúc và mặt trái của hệ thống xã hội, cũng như giữa hai bên trái và phải – giữa bình đẳng và tôn giáo. Tình yêu thương là chìa khóa trong việc tạo điều kiện cho dòng chảy nhân quả liên tục trong hệ thống. Trong Hình 1 Hạnh phúc, nằm ở trung tâm của phần dưới của bàn đồ, được bao quanh bởi các yếu tố bao gồm tình yêu thương, địa vị xã hội, chất lượng cuộc sống và tôn giáo – được thể hiện kích thước lớn hơn và có đường kết nối dày hơn. Trong phạm vi hạnh phúc – được trình bày chi tiết trong Hình 2 – chúng ta thấy tình yêu thương, được thể hiện bằng tầm quan trọng đối với thân hữu bạn bè và gia đình, cùng với địa vị xã hội, được thể hiện bằng thu nhập và tầng lớp xã hội, chất lượng cuộc sống, như sức khỏe và sự thỏa mãn trong cuộc sống, cũng như tôn giáo, được thể hiện bởi tầm quan trọng của nó. Trong cộng đồng này, điều đáng chú ý là các chỉ số về chất lượng và sự tận hưởng cuộc sống – sức khỏe, sự thỏa mãn và hạnh phúc – có liên quan đến các chỉ số về hạnh phúc vật chất cũng như tình yêu thương đối với người khác. Phần còn lại của hệ thống xã hội, bao gồm các chỉ số đáng giá sự bình đẳng và tin cậy, cùng với tôn giáo và thể hiện tình yêu thương đối với người khác, chỉ cách hai bước hạnh phúc và có thể đạt được thông qua những người hàng xóm. Những người hàng xóm này kết nối hạnh phúc với phần còn lại của hệ thống, tạo thành một mạch tương tác nhân quả. Chiều hướng bình đẳng-tin tưởng kết nối với hạnh phúc một cách trực tiếp nhất thông qua tình yêu thương. Tôn giáo trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sức khỏe và cũng thông qua mạch nhân quả được hình thành bởi tình yêu thương dưới dạng thể hiện đối với người khác, ở phần trên trung tâm. Điều này tiếp tục diễn ra thông qua sự bình đẳng và tin tưởng vào những người khác và một lần tầm quan trọng của những người khác -tình yêu thương ở dưới cùng. Hai mạch nhân quả nổi bật. Đầu tiên là hạnh phúc và chất lượng cuộc sống, với quan hệ nhân quả qua lại – từ hành phúc đến hạnh phúc. Một mạch rộng hơn được hình thành bởi sự hạnh phúc, tình yêu thương, bình đẳng/tin tưởng, tôn giáo và hạnh phúc (thể hiện trong hình 3). Ở đây, hạnh phúc là một phần của con đường nhân quả rộng lớn liên kết với tình yêu thương – thông qua tầm quan trọng của gia đình và thân hữu bạn bè – kết nối với sự tin tưởng và bình đẳng, được liên kết với dưới dạng thể hiện tình yêu thương đối với người khác. Điều này được kết nối tôn giáo, cuối cùng được liên kết với hạnh phúc. Chúng tạo thành một mạch nhân quả theo cả hai hướng chỉ cho chúng ta những con đường dẫn đến hạnh phúc – hạnh phúc là kết quả của con đường xã hội – và hạnh phúc là nhân quả và lực lượng thay đổi – góp phần vào hạnh phúc xã hội hơn thông qua tình yêu thương dành cho người khác. Theo logic nhân quả của Phật giáo, chúng ta có thể nghĩ về chất lượng cuộc sống và hạnh phúc nhiều hơn là những điều kiện và về các giá trị, thể hiện đối với người khác là nguyên nhân. Hai mạch đại diện cho hai khía cạnh nhân quả khác nhau: một (với tư cách là điều kiện) tạo điều kiện cho khả năng xảy ra của tác động nhân quả và mạch kia (như là nguyên nhân) chịu trách nhiệm về những thay đổi trong các yếu tố. Mối quan hệ trực tiếp của chất lượng cuộc sống và địa vị xã hội với hạnh phúc còn nằm ngoài một phần mối quan hệ nhân quả, chúng còn nằm ở vai trò là người thúc đẩy (hoặc hạn chế) các tác động nhân quả. Đây là, chúng tạo ra các điều kiện cho phép tồn tại và nâng cao tác động của các giá trị xã hội và thực hành dẫn đến hạnh phúc. Như một phần kết cho chuyến tham quan phác thảo bản đồ xã hội này Tôi đã xem xét vấn đề này với một loại xã hội học Phật giáo kết hợp các khái niệm từ Phật giáo với các khái niệm xã hội học. Quy luật nghiệp báo có thể so sánh với nhân quả và lý duyên khởi cũng tương quan. Một số trong số này là trung tâm bởi tàm nhìn Phật giáo và những cái khác là trung tâm bởi tầm nhìn xã hội học. Cái nhìn này đã cho thấy đạo Phật là một thực hành xã hội học, hướng đến tha nhân và hướng đến hạnh phúc, được nhìn nhận cả về cá nhân cũng như tập thể và xã hội. Trong mối tương quan giữa các giá trị và thực tiễn xuất hiện một cấu trúc xã hội, kể câu chuyện tự sự về những lộ trình dẫn đến hạnh phúc. Câu chuyện trọng tâm của Đức Đạt Lai Lạt Ma – về tình yêu thương, từ bi tâm và hạnh phúc – mô tả hoàn hảo những con đường xã hội này. Bằng cách có thể đại diện cho bản đồ xã hội, trong đó hạnh phúc được đan xen vào, chúng ta thấy có hai hệ thống hỗ tương cho nhau. Đây là con đường hạnh phúc vật chất thông qua các điều kiện và chất lượng cuộc sống (ở dưới cùng bản đồ) và con đường tình yêu thương thông qua định hướng và thể hiện đối với tha nhân, kết nối toàn bộ hệ thống. Nói tóm lại, nhiều lộ trình định hình nên hai con đường chính dẫn đến và đi đến hạnh phúc – một là hạnh phúc vật chất mang tính cá nhân hơn và lộ trình kia của sự bình đẳng và các giá trị cũng như thể hiện tình yêu thương đối với tha nhân mang tính xã hội hơn. Đây là một loại mạch giao tiếp theo cả hai hướng – một mặt mang đến sự hạnh phúc và dẫn đến các xã hội hài hòa và hạnh phúc hơn, hướng tới hạnh phúc theo chiều ngược lại do kết quả của con đường xã hội. Chú thích: Tác giả Giáo sư Rodríguez Díaz, đã hoàn thành học vị Tiến sĩ Xã hội học tại Đại học Yale, với học bổng của Fulbright và Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội. Thầy là một giáo sư hoàn hảo và đã từng là chủ nhiệm Khoa Xã hội học, Giám đốc Chương trình Tiến sĩ Xã hội học thuộc Đại học Barcelona. Ông đã giao lưu chia sẻ tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu tại Đại học Harvard, thuộc Đại học Yale và tại Đại học California, Santa Barbara. Các nghiên cứu và ấn phẩm hiện tại của ông tập trung vai trò của mạng xã hội trong các tổ chức và xã hội, các nghiên cứu trong tương lai và các khía cạnh hạnh phúc xã hội. Các dòng nghiên cứu này hội tụ trong việc nghiên cứu các quá trình biến đổi và khớp nối của Phật giáo trong xã hội hiện đại.
Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ Rodríguez Díaz
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |