Chi tiết tin tức

3 bài học đắt giá từ 'người hạnh phúc nhất thế giới'

21:17:00 - 20/02/2019
(PGNĐ) -  Matthieu Ricard - một nhà sư đã dành cả cuộc đời để tìm ra chân lý của 'hạnh phúc không đến từ bất kì yếu tố vật chất nào', với mong muốn giúp cho con người có được một cuộc đời an yên đúng nghĩa.

Trên thực tế, nhà sư Matthieu Ricard không phải là người sử dụng tâm linh để trở nên nổi tiếng, mà ông chỉ đang học cách chấp nhận danh xưng được người đời trao cho rồi xem nó như một động lực để tìm kiếm được nhiều giá trị cốt lõi hơn cho hạnh phúc của mình.

Matthieu Ricard, 71 tuổi - người gốc Pháp đã di cư đến Hy Mã Lạp Sơn để trở thành tu sĩ Phật giáo của Tây Tạng vào những năm 20 và trở thành một tu sĩ ở tuổi 30.

Matthieu Ricard - được mệnh danh là người hạnh phúc nhất trên thế giới.

Ricard bắt đầu được chú ý vào năm 1997 khi là đồng tác giả cuốn sách với cha mình ông Jean-François một triết gia nổi tiếng của Pháp. Kể từ đó, ông được xem là một nhà sư hiện đại nổi danh trên mạng trực tuyến đông thời là tác giả có cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.

Tuy nhiên, tất cả số tiền ông kiếm được từ những dự án của mình, ông đều đem đi làm từ thiện. Ông còn cho thành lập một quỹ cứu trợ có tên là Karuna-Shechen chuyên chăm sóc sức khỏe cộng đồng và đầu tư về giáo dục cho các nước như Ấn Độ, Nepal, và Tây Tạng.

Các phương tiện truyền thông đều gọi Ricard là "người hạnh phúc nhất". Và gần đây, ông đã chia sẻ 3 bài học đắt giá để trở thành "người hạnh phúc" như ông cho tạp chí podcast trong một lần ra mắt cuốn sách "Beyond the Self" của mình.

Ricard thường xuyên được các trang tạp chí nổi tiếng mời phỏng vấn.

Ricard nói: "Ngay khi còn trẻ tôi đã thành công và có được sức ảnh hưởng cũng như sự tôn trọng và giàu có mà bất kì ai cũng muốn, nhưng tất cả những thứ đó không đi kèm với hạnh phúc. Khi cống hiến cuộc đời mình cho Phật giáo tôi nhận ra rằng, hạnh phúc là một dạng kỹ năng, một cách nhìn xuyên thế giới chứ không phải thứ sẽ xuất hiện khi chúng ta thành công".

Ricard còn nói, thành công mà ông thích nhất trong đời chính là "sự hưng thịnh của bản". Bởi điều đó có ý nghĩa hơn là thành công và được sống trong xa hoa phú quý mà tâm không bao giờ ổn.

"Để có thể tác động tích cực đến người khác, trước tiên bạn phải người có cái tâm an lạc" Ricard chia sẻ.

"Hãy làm mọi thứ mà trái tim mình mách bảo", là câu nói rất thiếu thận trọng và có phần ngốc nghếch

Hãy tin vào trực giác của bản thân

"Hãy làm mọi thứ mà trái tim mình mách bảo", là câu nói rất thiếu thận trọng và có phần ngốc nghếch. Nhưng câu chuyện dưới đây của Ricard sẽ khiến bạn nhận ra, tin vào trực giác của bản thân là vô cùng quan trọng.

Khi còn là một thanh niên, Ricard đã nghiên cứu di truyền học phân tử dưới sự dẫn dắt của các chuyên gia tại viện Viện Pasteur. Nhưng sau một thời gian, ông đã nghỉ học vì sự quan tâm về Phật giáo của ông ngày càng tăng lên, ông học hỏi từ các bậc thầy tâm linh và nhận được bằng tiến sĩ sau đó không lâu, nhưng khi đến thời điểm để quyết định phải làm gì với cuộc đời mình, ông lại gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, ông chưa bao giờ để bản thân chịu phải bất kì áp lực nào để đưa ra quyết định quan trọng. Thay vào đó, ông dành nhiều thời gian để qua lại giữa Ấn Độ và Pháp để quyết định xem mình có cảm giác như thế nào về công việc trong tương lai. Và khi đã đến lúc, ông không đưa ra bất kỳ ưu và khuyết điểm nào cho từng lựa chọn của mình. Mà ông đã đi theo sự mách bảo của trái tim và hành động mà không do dự. Kể từ đó, Ricard đã thực hiện mọi quyết định quan trọng trong cuộc đời mình theo cùng một cách.

Cần phải chấp nhận những gì bạn không thể thay đổi

Bản thân Ricard không bao giờ thích sự nổi tiếng mà người đời đem lại cho mình, vì thế ông đã làm theo lời khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma là chấp nhận điều đó và xem nó như một cơ hội để truyền bá những bài học về hạnh phúc và thành công đến nhiều người hơn.

Matthieu Ricard và Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Dù đã nhiều lần từ chối cụm từ "người hạnh phúc nhất trên thế giới" mà công chúng đặt cho mình, nhưng Ricard vẫn thấy cụm từ này xuất hiện trong tất cả các cửa hàng có bán sách của ông trên toàn thế giới.

 Lại một lần nữa ông chấp nhận và cho rằng nếu mọi người cứ khăng khăng gọi ông là "người hạnh phúc nhất trên thế giới", thì hãy biến câu nói đó thành hành động để giúp người khác có nhiều hạnh phúc hơn.

Nguyên Phong

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin