Chi tiết tin tức

Cảm phục tấm lòng của chàng trai Hà Nội viết thư hiến tạng chỉ hai ngày trước khi mất

11:08:00 - 24/02/2019
(PGNĐ) -  Hai ngày sau khi chàng trai 30 tuổi qua đời do ung thư dạ dày, lá đơn hiến tạng mới đến được Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia.

Ngày 20/2, đường dây nóng cùa Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia nhận được cuộc gọi từ một phụ nữ. Chị là Lê Thị Phương, ở Hà Nội. Chị hỏi về lá đơn đăng ký hiến tặng mô tạng của anh họ mình là Hắc Ngọc Trung đã được chị gửi tới trung tâm vào ngày 19/2.

Cán bộ trung tâm cho biết chưa nhận được đơn này. Người gọi điện thông báo anh Trung đã qua đời và gia đình mong muốn hiến tặng giác mạc của anh theo nguyện vọng của người đã mất.

Anh Trung thuở sinh thời. Ảnh: P.H

Anh Trung thuở sinh thời. Ảnh: P.H

Đại diện Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cho biết, ngày 22/2 lá đơn xin đăng ký hiến tạng của anh Trung mới được chuyển đến bệnh viện. Thư của anh ghi ngày đăng ký là 18/2, được chị Lê Thị Phương viết hộ. "Ngày hôm ấy anh đã rất yếu", chị Phương cho biết. Phần chữ ký nguệch ngoạc của anh trong đơn cũng  thể hiện rõ sức cùng lực kiệt.

Nhận được thông tin từ Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia, ông Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương, lập tức đến bệnh viện 198 - nơi anh Trung trút hơi thở cuối cùng - để nhận giác mạc. Người nhà đau đớn nhưng đều đồng thuận việc hiến giác mạc.

"Đây là người thứ 23 hiến giác mạc trong năm 2019. Nghĩa cử cao đẹp của chàng trai giúp mang lại ánh sáng cho 2 người", ông Hoàng nói.

Cũng theo ông Hoàng, bệnh viện đang tiến hành hội chẩn để ghép giác mạc của anh Trung cho các bệnh nhân trong danh sách chờ.

Bác sĩ Hoàng tiến hành lấy giác mạc của anh Trung, ngày 20/2. Ảnh: P.H

Anh Hắc Ngọc Trung làm việc trong ngành ngân hàng. Anh phát hiện mắc ung thư dạ dày cách đây hai tháng. Những ngày cuối cùng, anh chia sẻ mong mỏi khi ra đi sẽ được hiến tặng mô tạng, hiến tặng một phần cơ thể mình cho sự sống và y học.

Hiến tạng cứu người công đức vô lượng!

Trong quan niệm của Phật giáo, việc hiến tạng và thi thể hoàn toàn không có một trở ngại gì cho tiến trình tái sinh của người chết sau đó mà ngược lại, nó còn có những “quả phúc” rất đáng kể. Hiện nay, việc tình nguyện hiến tạng, còn được gọi là bố thí nội tài đã trở thành nghĩa cử cao đẹp của những người quan tâm đến hạnh phúc của cuộc sống.

Hiến tạng cứu người là một nghĩa cử cao đẹp và rất ý nghĩa. Gần đây câu chuyện về anh Dương Hồng Quý - nam bệnh nhân chết não đã hiến 7 mô/tạng của mình để cứu sống 6 bệnh nhân đã viết tiếp những nốt nhạc đẹp cho nghĩa cử cao đẹp ấy. Anh Dương Hồng Quý đã hiến 7 mô/tạng của mình cứu sống 6 bệnh nhân nặng khác. Lần đầu tiên ở Việt Nam, y học ghi nhận một trường hợp hiến tạng trọn vẹn về mọi nghĩa.

Người tiếp nhận hiến mô, tạng có thể vui vẻ, không lo lắng vì nhờ sự tiếp nhận các mô, tạng của người hiến, thi thể của người chết không trở nên vô ích sau khi chết, sự sống của người hiến tái hiện trong sự sống của người tiếp nhận. Do đó, người tiếp nhận hiến mô, tạng hãy tiếp tục đi tới phía trước để làm những điều đáng làm, có giá trị.

Theo VnExpress

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin