Chi tiết tin tức

Thế nào là một ‘tâm giác ngộ’?

08:28:00 - 07/05/2015
(PGNĐ) -  Giác ngộ được miêu tả như sự đạt tới cảnh giới tinh thần vượt thoát lên và hòa nhập vào trí tuệ to lớn của vũ trụ, một cảnh giới chắc chắn phải đi kèm với trạng thái tâm lý tích cực, sự hân hoan, kết nối và ngập tràn từ bi từ sâu thẳm bên trong.
thuc tinh, tâm linh, giác ngộ,

Bậc giác ngộ biết rõ, họ đang đóng một vai tạm bợ tại nơi thế giới này, ngôi nhà thực sự hay đích đến cuối cùng mới là nơi đang chờ người đó trở về

Phương Tây miêu tả giác ngộ như một sự thức tỉnh tâm linh, vốn bị chôn vùi và giới hạn trong những đau khổ, buồn lo nơi “hiện thực” trần tục. Nhiều người cũng hay bị nhầm lẫn hai khái niệm giác ngộ với sự thức tỉnh cuộc đời.


Trái lại, bậc giác ngộ thì biết rõ, họ đang đóng một vai tạm bợ tại nơi thế giới này, ngôi nhà thực sự hay đích đến cuối cùng mới là nơi đang chờ người đó trở về, là thiên đường, nơi tồn tại hạnh phúc chân chính.Sự thức tỉnh cuộc đời, tức “thánh nhân” được tìm thấy ở người lạc quan yêu đời, anh ta sống vì mục đích cống hiến cho nhân loại, cho “ngôi nhà” và làm phong phú thế giới xung quanh nơi anh sinh ra và lớn lên, không màn đến những khó khăn, thiệt thòi mất mát cá nhân, nguyện luôn làm việc có ích cho xã hội.

Có thể nhiều người cho rằng đây là điều mơ hồ, nhưng bằng cách nào đó thông qua các hiện tượng như trải nghiệm cận tử, giấc mơ, thôi miên hồi quy, người ta đã có thể tìm đến một thế giới khác, nơi có thể chính là ngôi nhà thật sự của họ.

Nếu một sớm mai nào đó thức giấc, bạn mở mắt với lòng biết ơn vì được ban thêm 1 ngày để sống, khi đó bạn sẽ cảm nhận được một lực lượng vô hình, một sức mạnh đến từ nơi tĩnh lặng, từ bi bao trùm không gì so sánh được.

Bởi lẽ duy trì lời cảm ơn đối với cuộc sống là điều không dễ dàng, vì đời người luôn phải đối mặt với nghịch cảnh, chiến tranh, bệnh tật, nghèo khó, thất tình, chia ly, tổn thương,…tất cả chỉ khiến chúng ta muốn chết đi cho xong, và nhận ra cuộc sống đâu có gì còn đáng để tạ ơn. Ramakrishna, một nhà hiền triết vào thế kỷ 19, phải qua đời vì bệnh ung thư tàn phá cơ thể đã thốt lên mấy câu:

Ôi tâm trí vẫn còn nơi hạnh phúc. Để xác thân đau khổ sống qua ngày”.

Dĩ nhiên trong hoàn cảnh này, một bậc giác ngộ với phần sáng suốt của mình vẫn cảm giác thấy nỗi đau, nhưng nỗi đau kia xét cho cùng, nó mang rất nhiều yếu tố tích cực, nó thúc đẩy con người vượt qua và đi đến giải thoát, giúp chúng ra nhận ra thực tại và bừng tỉnh.

Dưới đây là một số biểu hiện tinh thần cao thượng, ai cũng có thể trải nghiệm trên con đường giải thoát chân chính:

  • Có khả năng tập trung (định lực) cao trong mọi thời khắc của hiện tại.
  • Năng lực phân biệt thật giả.
  • Khả năng làm chủ tình hình một cách tự nhiên dù đang ở bất kì đâu.
  • Có sự đồng cảm thấu hiểu cho những người xung quanh.
  • Không giữ định kiến hay phán xét người khác.
  • Biểu hiện từ bi và nuôi dưỡng một tâm tính ‘thần thánh’.
  • Không sợ chết.
  • Tách mình khỏi các ràng buộc về tranh đấu và ‘phòng vệ’.
  • Chân thật, dễ gần, hòa ái, khoan dung, hài hước và đầy trí tuệ.
  • Không màn đến địa vị xã hội như chức vụ, danh vọng, quyền lợi, tiền bạc…
  • Không màn đến siêu năng lực
  • Không cần thể hiện bản thân đã chứng “giác ngộ”.

Bruce Phan – Theo Awaken

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin