Chi tiết tin tức

Câu chuyện chiếc bình trà: Hãy buông bỏ thống khổ mà sống cuộc đời thong dong, tự tại

18:35:00 - 28/07/2016
(PGNĐ) -  Nếu như có thái độ sống “cầm lên được phải bỏ xuống được” thì cuộc đời mới luôn vui vẻ, thoải mái.

Xưa kia, ở trong một ngôi chùa cổ, có một vị hòa thượng rất đam mê và yêu thích bình cổ. Chỉ cần nghe thấy có người nói ở đâu đó có chiếc bình cổ đẹp là ông sẽ không quản ngại đường xá xa xôi để đến mua về thưởng thức. Trong những thứ mà ông sưu tập được có một chiếc ấm pha trà mà ông rất yêu thích.

Cau chuyen chiec binh tra: Hay buong bo thong kho ma song cuoc doi thong dong, tu tai

Một hôm, có một người bạn rất lâu ngày đến chùa thăm hòa thượng. Vị hòa thượng trong lòng rất vui liền lấy chiếc ấm pha trà ra pha để tiếp đãi bạn. Người bạn của ông hết lời khen ngợi chiếc ấm trà và không ngừng cầm lên để bình luận, thưởng thức vẻ đẹp của nó. Thế rồi, thật không may, chiếc ấm trà từ trên tay của người bạn ấy rơi xuống đất vỡ tan.

Vị hòa thượng ngồi lên mặt đất nhặt những mảnh vỡ ấy lại và lấy ra một chiếc ấm khác rồi tiếp tục pha trà. Sau đó, vị hòa thượng tiếp tục cười nói như chưa có chuyện gì xảy ra.

Trong chùa có một vị hòa thượng trẻ tuổi chứng kiến sự việc ấy khó hiểu hỏi ông: “Thưa thầy! Đây là chiếc ấm mà thầy yêu thích nhất, nhưng lại bị rơi vỡ mất. Chẳng lẽ, thầy không buồn, không thương tiếc hay sao ạ?”

Vị hòa thượng cười nói: “Sự việc đã xảy ra rồi, lưu luyến, tiếc nuối nào có ích gì? Chi bằng hãy nghĩ rằng một lúc nào đó có thể sẽ tìm được một chiếc tốt hơn, đẹp hơn!”

Trong cuộc sống, chẳng phải có rất nhiều thời điểm, chúng ta luôn canh cánh trong lòng những sự tình, những chuyện đã xảy ra sao? Kỳ thực, đó chính là ôm trong lòng sự phiền não vô ích mà không bỏ. Nếu như có thái độ sống “cầm lên được phải bỏ xuống được” thì cuộc đời mới luôn vui vẻ, thoải mái.

Có thể ngày hôm qua, bạn đã ầm ĩ với một ai đó và trong lòng rất bất bình căm phẫn, cứ nghĩ đến lại thấy bực tức trong lòng. Càng nghĩ càng bực mình thậm chí muốn “trả đũa” cho họ một phen. Nhưng hãy suy ngẫm lại đi! Chẳng phải đó đã là chuyện quá khứ rồi sao? Có thể họ đã sớm đem sự tình xích mích với bạn để sang một bên và hiện giờ đang vui vẻ hưởng thụ cuộc sống của mình rồi! Vậy mà bạn vẫn còn ở đây giận giữ, làm tổn hại sức khỏe, tổn hại lòng, tổn hại chính mình sao?

Cau chuyen chiec binh tra: Hay buong bo thong kho ma song cuoc doi thong dong, tu tai

Trước đây từng có một cô gái trong lòng đầy oán hận một người đồng nghiệp mà nói rằng: “Tôi trở nên khổ sở như thế này là chính vì cô ta đã quá đáng!”

Người bạn của cô gái nghe thấy lời than trách như vậy liền nói: “Ồ! Tình cảnh của bạn thật là bi thảm đó! Nhưng thực ra người làm bạn khổ sở như vậy lại chính là bạn đấy!”

Cô gái hỏi lại: “Sao có thể nói là do tôi được, chính là do cô ta đã đối xử không tốt với tôi đấy chứ!”

“Nỗi khổ của bạn chẳng phải là do cách nghĩ của bản thân bạn tạo thành sao? Hãy suy nghĩ một chút đi, sự tình cũng đã qua đi rồi, nỗi khổ hiện tại của bạn là từ đâu mà đến? Chẳng phải do bạn không buông bỏ được quá khứ hay sao? Nếu như không phải bạn suy nghĩ về nó, cấp năng lượng cho nó thì nỗi thống khổ ấy làm sao mà tồn tại mãi được?” – Người bạn nói.

Hãy buông bỏ thống khổ mà sống cuộc đời thong dong tự tại, tận hưởng cuộc sống. Ông trời sẽ không bao giờ tuyệt đường người! Điều mấu chốt là chúng ta có nguyện ý buông bỏ không mà thôi.

Suy cho cùng, chúng ta là người duy nhất quyết định bản thân phải chịu khổ bao lâu. Đã là người quyết định, tại sao còn khiến bản thân phải chịu khổ trong một thời gian lâu một tháng, một năm, nhiều năm… mà không chịu buông đây?

Nam Dương (St)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin