Chi tiết tin tức

Làm gì để trở thành người lạc quan trong cuộc sống?

20:24:00 - 22/09/2018
(PGNĐ) -  Cuộc sống vốn có nhiều gian lao và thử thách. Mỗi người đều có những khó khăn và chướng ngại của riêng mình trong cuộc sống và đối diện với chúng bằng thái độ như thế nào sẽ quyết định không nhỏ đến cuộc sống hiện tại và tương lai của bản thân.

Dưới đây là những hành động hay thói quen thường thấy ở người có thái độ sống lạc quan, nhờ lạc quan mà chúng ta tạo ra được thêm ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình. Bài viết đăng trên tờ Reader’s Digest:

1. Làm công việc mà mình đam mê

Nếu bạn thức dậy mỗi ngày trong mệt mỏi, lê từng bước nặng nhọc đến sở làm thì có lẽ bạn nên tìm “một ngọn đồi khác, nơi có cỏ xanh hơn”. Người lạc quan chọn các công việc hay nghề nghiệp mà họ có đam mê lớn với chúng.

Công việc đôi khi còn quan trọng hơn cơ hội được chi trả bởi người trưng dụng lao động vì công việc là cơ hội để học tập, phát triển và làm điều bản thân yêu thích. Hạnh phúc và sự hài lòng của bạn ở nơi làm việc sẽ thẩm thấu đến tất cả các khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn. 

a minh hoa.jpg
Hãy cười nhiều hơn. Nụ cười có nhiều ý nghĩa tốt đẹp - không chỉ ở chỗ khi cười, trông chúng ta vui vẻ hơn

2. Nỗ lực và không ngừng nỗ lực

Người lạc quan liên tục tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề cũ kỹ, còn người kém lạc quan thì “nhét các bất ổn vào trong chiếc khăn”.

Chính nhờ sự nỗ lực này mà về lâu dài, họ sẽ thành công hơn trong công việc, các quan hệ xã hội.

3. Dành thời gian bên cạnh người lạc quan

Tìm được một người bạn lạc quan chính là cách tốt nhất có thể giúp bản thân trở thành người lạc quan. Nghiên cứu của Đại học Oregon cho thấy, người có suy nghĩ tích cực và bạn bè của họ có sự hài lòng về các quan hệ xã hội nhiều hơn người có suy nghĩ kém tích cực.

Một người bạn lạc quan hỗ trợ và nâng đỡ chúng ta rất nhiều trong nhiều khía cạnh khác nhau như: hôn nhân, tình bạn và thậm chí là trong môi trường công việc. Nếu môi trường chung quanh càng tích cực thì chúng ta sẽ càng cảm thấy tích cực hơn.

3. Có những cuộc thăm viếng để cảm ơn

Dành thời gian đến để thăm hỏi và cảm ơn ai đó là điều tốt đẹp và mang lại nhiều lợi ích.

Khi được yêu cầu viết thư cảm ơn rồi sau đó tự mình mang thư đến trao cho người mình bày tỏ sự biết ơn thì người đó cảm thấy hạnh phúc hơn, niềm vui tăng trưởng hơn họ nghĩ - theo kết quả nghiên cứu của Đại học Pennsylvania.

Hơn nữa, niềm vui đó có thể kéo dài hơn trong nhiều ngày tiếp theo.

4. Tìm cách phát huy thế mạnh của bản thân

Nhiều người lạc quan rất sáng tạo và tìm cách chia sẻ sự sáng tạo của mình cho người khác. Nếu sự sáng tạo của bạn không phải là điều tự nhiên sẵn có, đừng thất vọng vì bạn có thể rèn luyện não bộ của mình bắt đầu tư duy một cách đúng đắn, hợp lý.

Bạn hãy thử làm điều này: viết xuống giấy 5 thế mạnh của bản thân và sử dụng một trong những thế mạnh này một cách mới mẻ và khác biệt mỗi ngày, liên tục trong một tuần lễ. Những người thử nghiệm hoạt động này cho biết họ cảm thấy vui vẻ hơn sau 6 tháng tiến hành - đây là kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Psychologists’ Desk Reference.

5. Cười nhiều hơn

Nụ cười có nhiều ý nghĩa tốt đẹp - không chỉ ở chỗ khi cười, trông chúng ta vui vẻ hơn. Cười cũng làm cho chúng ta thấy hạnh phúc. Các nghiên cứu đều cho thấy cười (một trong những hành động yêu thích của người lạc quan) hàm chứa nhiều lợi ích về thể chất lẫn tâm lý; trong đó có giảm mức stress, cải thiện trạng thái tinh thần, dễ dàng kết bạn hơn.

Các chuyên gia tin tưởng rằng: cười giúp làm giảm hormone stress và làm cho bạn trở nên gần gũi, dễ tiếp cận hơn. Vì thế, lần tới, khi cảm thấy khó chịu, hãy thử cười một cái!

6. Không “để bụng”

Đây là điều “nói dễ hơn làm” - hãy học cách tha thứ thay vì quy trách nhiệm chính là con đường nhanh nhất để có được thái độ sống tích cực, theo David Mezzapelle, tác giả quyển sách Contagious Optimism.

Hãy giảng hòa và làm an quá khứ của mình để quá khứ đó không hủy hoại hiện tại của chúng ta. Một khi làm được điều này, bạn sẽ dần khép lại những chương đời đã qua và có thể sống tích cực, vui vẻ hơn cho hiện tại và tương lai.

7. Ghi lại những điều tốt đp đã đến với mình

Nếu bạn dành ra vài phút mỗi ngày ghi chép lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống của mình, bạn có thể sẽ cảm thấy dễ chịu và vui vẻ hơn - chia sẻ của Tiến sĩ Tâm lý học Przeworski trên tờ Psychology Today.

Thậm chí, nếu đó không phải là một ngày thật sự tươi đẹp, hãy cố nhận diện ra điều gì đó tích cực. Hầu hết các tình huống cuộc sống đều có thể được soi chiếu bằng thái độ tích cực hoặc tiêu cực. Càng nhiều thời gian mất đi để lưu tâm đến sự tiêu cực của mình và chuyển hướng đến điều tích cực, bạn sẽ càng rèn luyện được sự tư duy tích cực cho bản thân.

8. Sống khoa học, lành mạnh

Nhiều nghiên cứu khoa học đã xác chứng rằng thể dục, vận động giúp thúc đẩy mức serotonin - hormone hạnh phúc trong não bộ và làm chúng ta thấy hài lòng hơn, vui vẻ hơn.

Người lạc quan cũng chăm lo cho cơ thể mình bằng chế độ ăn khỏe mạnh hoặc dành thời gian vận động ngoài trời. Các chuyên gia khẳng định, dành khoảng 15 phút mỗi ngày vận động dưới ánh nắng mặt trời giúp cải thiện hiệu quả tinh thần và năng suất làm việc.

9. Biết lắng nghe

Người lạc quan thường là người giỏi lắng nghe. Và điều này giúp họ tạo dựng được các quan hệ một cách bền chắc.

Khi lắng nghe, bạn mở rộng cho mình khả năng tiếp thu thêm nhiều kiến thức, hơn là đóng khóa bản thân trong suy nghĩ của chính mình. Qua việc lắng nghe, chúng ta cũng có thể biểu đạt được sự tin tưởng và tôn trọng người khác.

Mỗi buổi sáng hay sau giờ làm việc vào buổi tối, hãy dành thời gian cùng ngồi và trò chuyện thật ý nghĩa với gia đình, bạn bè.

Trần Trọng Hiếu

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin