Chi tiết tin tức

Toại nguyện, niềm vui và cuộc sống tốt lành

20:15:00 - 16/12/2021
(PGNĐ) -  Thực tế cơ bản là tất cả chúng sanh, đặc biệt là con người, muốn hạnh phúc và không muốn đau đớn và khổ sở. Trên cơ sở đó,chúng ta có mọi quyền để được hạnh phúc và sử dụng các phương pháp khác nhau hoặc có nghĩa là vượt qua đau khổ và đạt được cuộc sống hạnh phúc hơn. 

Thật đáng để suy nghĩ nghiêm túc về những hậu quả tích cực và tiêu cực của các phương pháp này. Bạn nên biết rằng có sự khác biệt giữa hậu quả của quan tâm ngắn hạn và quan tâm dài hạn và - và lợi ích dài hạn là quan trọng hơn. Các Phật tử thường nói rằng không có tuyệt đối và mọi thứ đều quan hệ. Vì vậy chúng ta phải phân xử tùy theo hoàn cảnh.

Trải nghiệm và cảm giác của chúng ta chủ yếu liên quan đến cơ thể và tâm thức. Chúng ta biết từ kinh nghiệm hàng ngày của mình rằng hạnh phúc về tinh thần là có lợi. Ví dụ, mặc dù hai người có thể phải đối mặt với cùng một loại bi kịch, nhưng một người có thể đối mặt với nó dễ dàng hơn người kia do thái độ tinh thần của người ấy.

Tôi tin rằng nếu ai đó thật sự muốn một cuộc sống hạnh phúc thì rất quan trọng là theo đuổi cả phương tiện bên trong và bên ngoài; nói cách khác, phát triển tinh thần và phát triển vật chất. Người ta cũng có thể nói 'phát triển tâm linh', nhưng khi tôi nói 'tâm linh', thì không nhất thiết có nghĩa là bất kỳ loại đức tin tôn giáo nào. Khi tôi sử dụng từ ngữ 'tâm linh', thì tôi muốn nói là những phẩm chất tốt đẹp cơ bản của con người. Đó là: tình cảm con người, ý thức của liên hệ, trung thực, kỷ luật và sự thông minh của con người thích hợp vốn được hướng dẫn bởi động cơ tốt lành. Chúng ta có tất cả những phẩm chất này từ khi sinh ra; chúng không đến với chúng ta sau này trong cuộc sống của chúng ta.

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Là con người, tất cả chúng ta đều có tiềm năng con người như nhau, trừ khi có một số chức năng não nào chậm phát triển. Bộ não tuyệt vời của con người là nguồn gốc sức mạnh của chúng ta và nguồn cội tương lai của chúng ta, miễn là chúng ta sử dụng nó đúng hướng. Nếu chúng ta sử dụng trí óc thông minh của con người trong cung cách sai lầm, thì đó thật sự là một thảm họa.

Tôi nghĩ con người là những chúng sanh siêu việt trên hành tinh này. Con người không chỉ có tiềm năng tạo ra cuộc sống hạnh phúc cho bản thân họ, mà còn để giúp đỡ những chúng sanh khác. Chúng ta có một khả năng sáng tạo tự nhiên và nhận ra điều này thật là rất quan trọng.

Với việc nhận ra tiềm năng của chính mình và sự tự tin vào khả năng của cá nhân, chúng ta có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Theo kinh nghiệm của riêng tôi , sự tự tin là rất quan trọng. Kiểu tự tin đó không phải là sự mù quáng; nhưng đó là nhận thức về tiềm năng của chính mình. Trên cơ bản đó, chúng ta có thể tự chuyển hóa bằng cách gia tăng những phẩm chất tốt đẹp và giảm thiểu những phẩm chất tiêu cực.

Giáo lý cơ bản của Đức Phật là lời dạy của Ngài về Bốn Chân Lý Cao Quý : 1) Rằng có đau khổ; 2) đau khổ đó có nguyên nhân; 3) có sự chấm dứt đau khổ; và, 4) có một con đường dẫn đến tự do khỏi khổ đau . Nguyên tắc cơ bản của giáo huấn này là nguyên lý nhân quả phổ quát. Điều gì trở nên quan trọng trong sự hiểu biết về giáo lý cơ bản này đó là nhận thức chân thật về tiềm năng của chính chúng ta và nhu cầu sử dụng chúng một cách tối đa. Nhìn trong ánh sáng này, thì mọi hành động của con người chúng ta trở nên đầy ý nghĩa.

Tôi tin rằng bộ não con người và lòng từ bi cơ bản của con người là tự nhiên trong một loại cân bằng nào đó. Đôi khi, khi lớn lên, chúng ta có thể quên lãng tình cảm của con người và chỉ tập trung vào não bộ [hay lý trí] con người, do đó mất cân bằng. Rồi thì đó là những thảm họa và không chào đón sự việc xảy ra.

Nụ cười là một đặc điểm rất quan trọng trên khuôn mặt con người. Nhưng vì trí thông minh của con người, cho nên ngay cả phần bản chất tốt đẹp đó của con người cũng có thể bị sử dụng sai lạc, chẳng hạn như nụ cười mỉa mai hay nụ cười xả giao, chỉ nhằm tạo ra sự nghi ngờ. Tôi cảm thấy rằng một nụ cười chân thành, trìu mến là rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Làm thế nào người ta tạo ra nụ cười, thì phần lớn phụ thuộc vào thái độ của chính họ. Thật không hợp lý khi mong đợi nụ cười từ người khác nếu tự ta không mỉm cười với chính mình. Do đó, người ta có thể thấy rằng nhiều thứ phụ thuộc vào cung cách cư xử của chính mình.

Điều quan trọng là sử dụng trí thông minh và óc phán đoán của con người, đồng thời lưu tâm đến lợi ích cho hạnh phúc lâu dài và ngắn hạn. Cho đến một thời điểm nhất định, cơ thể tự nó là một bộ chỉ bảo tốt. Ví dụ, nếu một ngày nào đó loại thực phẩm nào đó khiến bạn khó chịu, thì sau này bạn sẽ không muốn tiêu thụ loại thực phẩm đó. Có vẻ như ở một giai đoạn nhất định, chính cơ thể có thể cho chúng ta biết điều gì là phù hợp để có được cát  tường và hạnh phúc và điều gì là không.

Trong kinh luận Phật giáo, cuộc sống con người được xem như một dạng tồn tại hoặc tái sinh thuận lợi.

Đôi khi trí thông minh của bạn có thể chống lại mong muốn trước mắt của bạn vì nó biết trước hậu quả lâu dài. Vì vậy, vai trò của trí thông minh là xác định tiềm năng tích cực và tiêu cực của một sự kiện hoặc yếu tố có thể có cả kết quả tích cực và tiêu cực. Đó là vai trò của trí thông minh, với sự tỉnh thức đầy đủ được cung cấp bởi tu học, để đánh giá và theo đó sử dụng tiềm năng cho lợi ích hoặc cát tường của chính một người.

Nếu chúng ta xem xét thế giới tinh thần của mình, chúng ta thấy rằng có nhiều yếu tố tinh thần khác nhau có cả mặt tích cực và tiêu cực. Ví dụ, chúng ta có thể xem xét hai loại khá giống nhau: một là tự tin và hai là tự phụ hoặc kiêu ngạo. Cả hai đều giống nhau ở chỗ đều là trạng thái tinh thần phấn chấn mang lại cho bạn sự tự tin và mạnh dạn một mức độ nhất định. Nhưng tự phụ và kiêu căng có xu hướng dẫn đến những hậu quả tiêu cực hơn, trong khi sự tự tin có xu hướng dẫn đến những hậu quả tích cực hơn.

Tôi thường phân biệt giữa các loại bản ngã khác nhau. Một loại bản ngã là tự nâng niu bản thân để đạt được lợi ích nào đó cho bản thân, coi thường quyền lợi của người khác. Đây là bản ngã tiêu cực. Một bản ngã khác nói, ‘Tôi phải là một con người tốt. Tôi phải phục vụ. Tôi phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. ”Loại cảm giác mạnh mẽ về cái ‘tôi’ hay tự ngã ấy phản đối một số cảm xúc tiêu cực của chúng ta.

Vì vậy, có hai loại bản ngã, và trí tuệ hay óc thông minh tạo nên một sự khác biệt. Tương tự thế, chúng ta phải có khả năng phân biệt giữa sự khiêm tốn chân thật và sự thiếu tự tin. Người ta có thể nhầm hai thứ ấy vì cả hai đều là những chức năng tinh thần hơi khiêm tốn, nhưng một là tích cực và một là tiêu cực.

Có cả mong muốn tích cực và tiêu cực. Ví dụ, văn học Phật giáo Đại thừa đề cập đến hai ước muốn hoặc hai nguyện vọng. Một là nguyện vọng mang lại lợi ích cho tất cả chúng sinh và nguyện vọng khác là đạt được thể trạng Giác Ngộ  hoàn toàn cho mục đích đó. Nếu không có hai loại nguyện vọng này, việc đạt được Toàn giác là không thể. Nhưng cũng có những điều tiêu cực do ham muốn. Đối trị cho mong muốn tiêu cực này là sự toại nguyện. Luôn luôn có những cực đoan, nhưng con đường trung đạo mới là con đường thích hợp.

Cảm giác toại nguyện là yếu tố then chốt để đạt được hạnh phúc. Sức khỏe thân thể, của cải vật chất và những người bạn đồng hành là ba yếu tố để có được hạnh phúc. Sự toại nguyện là chìa khóa sẽ quyết định kết quả của những mối quan hệ của quý vị với cả ba yếu tố này.

Khi thái độ của chúng ta đối với của cải vật chất và sự thịnh vượng của chúng ta  không đúng đắn, nó có thể dẫn đến sự dính mắc cực độ đối với những thứ như tài sản, nhà cửa và của cải của chúng ta. Điều này có thể dẫn đến không thể cảm thấy toại nguyện. Nếu điều đó xảy ra, rồi thì người ta sẽ luôn ở trong trạng thái không hài lòng, luôn muốn nhiều hơn nữa. Theo một cách nào đó, người ta sau đó thật sự nghèo, bởi vì đau khổ của nghèo đói là đau khổ của sự mong muốn một cái gì đó và cảm thấy thiếu nó.

Ứng xử tốt là cung cách mà cuộc sống trở nên đầy đủ ý nghĩa hơn, mang tính xây dựng hơn và hòa bình hơn.

Ứng xử tốt là cung cách mà cuộc sống trở nên đầy đủ ý nghĩa hơn, mang tính xây dựng hơn và hòa bình hơn.

Bây giờ khi chúng ta nói về đối tượng của sự thích thú hay ham muốn và cát tường vật chất, giáo lý nhà Phật đề cập đến năm loại đối tượng của ham muốn: hình tướng, âm thanh, mùi hương, vị nếm và xúc chạm. Những đối tượng hưởng thụ này có dẫn đến hạnh phúc, hài lòng và toại nguyện hay không, hay ngược lại, làm nảy sinh đau khổ và bất mãn phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn áp dụng khả năng thông minh của mình. Thái độ của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày là yếu tố then chốt để quyết định xem những điều này có thật sự tạo ra sự hài lòng lâu dài và chân thật hay không. Phần lớn phụ thuộc vào thái độ của chính chúng ta. Và đối với yếu tố tinh thần này, động lực là điều quan trọng then chốt.

Trong kinh luận Phật giáo, cuộc sống con người được xem như một dạng tồn tại hoặc tái sinh thuận lợi. Có nhiều yếu tố khác nhau có thể bổ sung cho sự tồn tại thuận lợi của con người, chẳng hạn như có tuổi thọ, sức khỏe tốt, của cải vật chất và tài hùng biện vì thế người ta có thể liên hệ với người khác theo cách có lợi hơn. Nhưng liệu những điều kiện này có dẫn đến sự tồn tại có lợi hơn hay có hại hơn hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn sử dụng chúng và liệu bạn có áp dụng khả năng thông minh hay không.

Kinh luận Phật giáo đề cập đến việc thực hành Sáu Ba La Mật. Ví dụ, trong trường hợp có được của cải vật chất, theo Phật giáo, sự bố thí và hành động ban cho được coi là nguyên nhân của sự giàu có. Nhưng để thực hành lòng bố thí và ban cho thành công, trước hết người ta phải có một kỷ luật đạo đức lành mạnh (trì giới). Và kỷ luật đạo đức đó chỉ có thể đạt được nếu một người có khả năng chịu đựng gian khổ (nhẫn nhục) khi đối đầu với chúng. Để làm được điều đó, bạn cũng cần một mức độ vui vẻ nỗ lực (tinh tấn) nhất định.

Để thực hành áp dụng thành công nỗ lực vui vẻ (tinh tấn), người ta phải có khả năng tập trung, chú tâm (thiền định) vào các sự kiện, hành động hoặc mục tiêu. Điều đó lại phụ thuộc vào việc bạn có khả năng thực hiện năng lực phán đoán (tuệ trí) của mình hay không, để đánh giá giữa điều gì là đáng mong muốn và điều gì là không đáng mong muốn, điều gì là tiêu cực và điều gì là tích cực.

Làm thế nào để chúng ta thực hiện các nguyên tắc được quy định trong việc thực hành Sáu Ba La Mật trong cuộc sống hàng ngày của mình? Phật giáo khuyến nghị nên sống một cuộc đời trong giới luật đạo đức tuân thủ những gì được gọi là Mười Giới (thập thiện), hoặc Tránh Mười Hành động Tiêu cực. Hầu hết các Hành động Tiêu cực là điểm chung của tất cả các truyền thống tôn giáo. Chúng bị coi là tiêu cực hoặc không mong muốn đối với xã hội nói chung, bất kể quan điểm tôn giáo nào.

Ứng xử tốt là cung cách mà cuộc sống trở nên đầy đủ ý nghĩa hơn, mang tính xây dựng hơn và hòa bình hơn. Đối với điều này, phần lớn phụ thuộc vào hành vi của chúng ta và thái độ tinh thần của chúng ta.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin