Chi tiết tin tức

Cách tu tập tại gia để đạt được tiến bộ

06:44:00 - 23/09/2015
(PGNĐ) -  Câu Hỏi 1: Kính bạch Đại Đức! Xin Đại Đức cho chúng con biết những pháp hành nào dành cho người cư sĩ tại gia áp dụng hàng ngày để có được sự lợi ích, sự tiến hoá trên con đường tu tập.  

Đại Đức Thiện Minh: Cư sĩ tại gia là người đã có đức tin nơi Phật, Pháp, Tăng (Tam Bảo), đã được chư Tăng truyền Tam Quy, Ngũ giới với sự hiểu biết chân thật và tự nguyện. Cư sĩ tại gia cần thực hành các thiện pháp để nhận được sự lợi ích qua pháp hành từ đó tăng trưởng đức tin vững chắc vào Tam Bảo.

Pháp hành hàng ngày của người cư sĩ: Tối thiểu 2 thời công phu sáng – chiều.

A. Buổi sáng: Dành khoảng 30 phút.

+ Thắp hương, nến, cúng Phật. Đảnh Lễ Phật-Pháp-Tăng

+ Tụng kinh Tam Bảo tóm tắt

Theo truyền thống Phật giáo nguyên thuỷ chư tăng ni và Phật tử trước khi hành lễ quỳ gối đảnh lễ Tam Bảo tam bái.

Tụng đọc bài kinh lễ bái Tam Bảo ( rút gọn)

– Arahaṃ sammāsambuddho Bhagavā Buddhaṃ bhagavantaṃ abhivādemi.

Nhất tâm đảnh lễ đức thế Tôn bậc A la hán, Chánh đẳng, chánh giác, Ngài là thiên nhân từ phụ, bi trí vẹn toàn. (1 lạy)

– Svākhato Bhagavatā dhammo dhammaṃ namassāmi

Nhất tâm lễ bái Giáo pháp do đức Thế tôn khéo thuyết giảng, đạo chuyển mê khai ngộ, thiết thực hiện tiền, vượt thời gian. (1 lạy)

– Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṅgho sanghaṃ namāmi.

Nhất tâm kính lễ chư Thánh hiền tăng đệ tử của đức Thế tôn, các Ngài là bậc hoằng truyền chánh pháp, xứng đáng cho chúng sanh lễ bái cúng dường.

+ Tự xin thọ trì Tam Quy, Ngũ giới

– Ngồi toạ thiền ít nhất 5-10 phút (quan sát hởi thở vào niệm BUT, hơi thở ra niệm Thô)

B. Buổi tối ( dành khoảng 30 phút)

+ Thắp hương, nến cúng dường Tam Bảo, lễ Tam Bảo ( Phật- Pháp-Tăng)

Tụng Kinh Tam Bảo tóm tắt (như trên) sám hối các lỗi đã phạm nhất là 5 giới trong ngày.

Tự thọ trì Tam Quy, Ngũ Giới

Ngồi toạ thiển ít nhất 5-10 phút

Hồi hướng.

Các pháp hành của Cư sĩ tại gia nên làm trong đời sống hàng ngày.

+ Bố thí ( lực thí, tài thí, pháp thí, vô uý thí)

+ Trì giới (5 giới, 8 giới, tuỳ theo khả năng trong ngày)

+ Tu thiền (thiện định, thiền tuệ)

+ Hồi hướng chia phước

Câu hỏi 2: Kính bạch Sư, xin Sư cho chúng con hiểu biết sự lợi ích của các Pháp hành trên.

Đại Đức Thiện Minh:

A. Bố thí : Hành động bố thí làm cho ta bớt đi sự bọn xẻn, tham lam, nắm giữ vốn nó làm mình khổ.

Quả của pháp bố thí làm cho mình được giàu sang, nhiều của cải. khi chết sanh Thiên.

B. Hành động của người có giới : Gia đinh có hạnh phúc, an lạc, công việc hành thông, giữ được tài sản đã có, gia đình có đạo Đức được kính trọng, không sợ hãi trước đám Đông, được chư Thiên hộ độ, lúc Lâm chung tâm không tán loạn, tái sanh cảnh an nhàn.

C. Hành thiền: Hành thiền là pháp hành để thanh lọc tâm, đây là con đường giác ngộ duy nhất.

Có hai pháp hành thiền (thiền định, và thiện tuệ)

Thiền tuệ chính là thiền tứ niệm xứ hay còn gọi là thiền quán (quan sát trên bốn để mục đó là niệm thân, thọ, tâm, pháp)

Đối tương của thiền tứ niệm xứ là bắt cảnh chân đế, chìa khoá mở cảnh cửa thiền tứ niệm xứ đó là: Chánh niệm, Tỉnh giác.

Mục đích hành giả hành thiền tứ niệm xứ để thấy rõ bản chất sự thật của các pháp thế gian, dần dần giảm bớt phiền não trong đời sống hàng ngày vốn sinh khởi từ tâm, thấy rõ nhân tạo tác sự tái sinh và thoát khỏi chúng đạt tới sự giác ngộ viên mãn là chấm dứt sinh – tử.

Quả của người biết hành thiền: có trí tuệ, tăng cường sức khoẻ, biết xử lý các công việc hợp thời hợp lúc, phát triển tâm rộng lớn, có khả năng tha thứ và bao dung cho mọi người, người hành thiền tốt có được tâm kiên định không giao động trọng cuộc sống thăng trầm.

Người hành thiền tốt có tâm sáng phân biệt được chánh và tà, phân biệt được thiện-ác, từ đó chọn được hướng đi đúng làm cho mình và gia dinh, xã hội được hạnh phúc.

D. Hồi hướng: Hồi hướng là một trong mười thiện sự của người cư sĩ tại gia cần làm.

Hồi hướng là một pháp tu, giúp hành giả phát sanh tâm đại thiện.

Đối tượng của hồi hướng là cha mẹ, thầy tổ, các hạng chúng sinh noãn sanh, thai sanh, thấp sanh và hoá sanh.

Khi hành giả tu tập tốt mang công đức này hồi hướng tới các chúng sanh với thiện tâm mong muốn cho các chúng sanh được an vui, thoát khổ, gieo duyên lành với Phật Pháp.

Hồi hướng là một phương pháp để nhấc nhở mình và các chúng sinh ở các cảnh giới khác biết hướng thiện, tu hạnh từ bi hỷ xả, bớt đi sự cố chấp và dính mắc.

Câu hỏi 3: Kính Bạch Sư! Cho con biết ý nghĩa của bốn Pháp chúc mừng mà Chư Tăng thường chúc phúc cho đại chúng.

Đại Đức Thiện Minh: Bốn pháp chúc mừng trong Phật giáo đó là sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh. Theo chú giải trong trường Bộ kinh, Đức Phật dạy có ý nghĩa như sau :

+ Chúc sống lâu nghĩa là chúc hành giả tu thành tựu pháp Tứ Thần Túc (Dục, Cần, Tâm, Thẩm)

+ Chúc có sắc đẹp: chúc hành giả thành tựu được giới hạnh

+ Chúc an vui: chúc hành giả thành tựu tứ thiền

+ Chúc có sức mạnh: nghĩa là chúc hành giả có ngũ lực (tín, tấn, niệm, định, tuệ)

Câu hỏi 4: Kính bạch Sư cho chúng con biết về nguồn gốc và sự lợi ích của câu tụng ( Namo Tasa Bgavato, arahato. Sammasambhutasa).

Đại Đức Thiện Minh: Xuất xứ câu kệ này là do 5 vị đại diện cho vũ trụ tán dương Đức Phật khi Ngài vừa Đắc đạo và quả tại Bồ Đề Đạo Tràng.

Chúa dạ xoa: tán dương Đức Phật bằng câu chúc : Namo (Thành kính)

Chúa Cõi A Tu La; tán dương Đức Phật bằng câu Tassa ( Vị Ấy/ Ngài )

Vua cõi Tứ Đại Thiên Vương: tán Dương câu Bhgavato ( Thế Tôn)

Vua Trời Đế Thích; tán dương Đức Phật bằng câu Arahato ( Ứng cúng)

Đại Phạm Thiên: chúc tụng bằng câu Sammasambhudassa ( Chánh Biến Tri)

Những lợi ích khi đọc tụng câu kệ này.

– Gieo duyên lành giải thoát

– Được hộ trì không bị nhiễm bới chất độc hại.

– Không bị phi nhân, ta ma quấy nhiễu

– Tăng trưởng và giữ vững đức tin nơi Tam Bảo.

Ta nên đọc tụng ba lần mỗi khi bắt đầu nghi lễ nhằm mục đích tán than Ân Đức Phật và đảnh lễ cung kính ba hạng Bồ Tát đã, đang phát nguyện tu thành vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác đó là các Hạnh: Hạnh trí tuệ, Hạnh Đức tin, Hạnh tấn.

Câu hỏi 5: Kính bạch sư cho chúng con được rõ về các vị Chư Thiên theo quan niệm của Phật giáo.

Đại Đức Thiện Minh: Ý nghĩa của Chư Thiên, Chư Thiên tiếng phạn là Devata, theo chú giải chư Thiên có ba loại:

– Chế định Thiên; đó là các vị Vua, Chúa, Tổng thống, chủ tịch nước….là những người có uy quyền hành cai quản một quốc độ, có phước báu hơn người bình thường.

– Tịnh thiên: là nhưng vị chân tu Đắc đạo quả, Đắc thiền, có thần thông, có tuệ giác. Có giới định tuệ.

– Chư Thiên: chư thiên là một loại chúng sinh cu ngu ở 6 cõi dục giới, 16 cõi phạm Thiên, và 4 cõi Phạm Thiên vô sắc giới.

Câu hỏi 6: Kính bạch sư cho chúng con được biết ý nghĩa của câu Sahdu và cách sử dụng đúng pháp.

Đại Đức Thiện Minh: Câu kệ Sadhu xuất phát từ ngôn ngữ Ma Kiệt Đà (Pali) dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Lành thay, tốt đẹp, thiện sự mỹ mãn.

Trong chú giải Pali danh từ Sadhu chỉ được sử dụng cho pháp thiện

Ví dụ: người con đi làm Phước bố thí trong dịp Vu Lan báo hiếu về thưa với cha mẹ việc làm thiện sự, người mẹ tuỳ hỷ với công đức của con mới thốt lên lời Sadhu, lành thay – tuỳ hỷ với pháp thiện nơi con.

Nam mô Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo.

Do sự Phước báu mà chúng con đã trong sạch làm đây hãy là món duyên lành để thoát khỏi những điều ô nhiễm ngủ ngầm nơi tâm trong ngày vị lai.

Sadhu. Sadhu. Lành thay!


Xuân Giao

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin