Chi tiết tin tức

10 thực phẩm cực tốt cho sức khỏe trong mùa lạnh

10:18:00 - 27/12/2014
(PGNĐ) -  Thời tiết lạnh rất dễ cơ thể bạn mắc những bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh, khớp, viêm nhiễm… Để phòng bệnh, ngoài việc mặc ấm, bạn nên lưu ý hơn tới việc ăn uống hàng ngày. 

Dưới đây là top 10 loại thực phẩm cực tốt giúp bạn nâng cao sức đề kháng nhằm ngăn ngừa bệnh mùa lạnh.

Táo

Táo là một lựa chọn hoàn hảo trong thực đơn các món ăn trong mùa lạnh. Táo có nhiều chất xơ, rất giàu vitamin C cũng như những vitamin, khoáng chất khác có lợi cho cơ thể.  


 

Táo giúp giảm nguy cơ đột quỵ và tăng huyết áp. Hình minh họa 

Mỗi ngày ăn 1-2 trái táo sẽ có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ và tăng huyết áp. Vitamin C có nhiều trong táo cũng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, giúp da săn chắc, mềm mại trong thời tiết lạnh.

Tỏi

Là một trong những loại gia vị quen thuộc, tỏi cũng được coi như một loại kháng sinh tự nhiên. Trong thành phần của tỏi rất giàu canxi, phốt pho, selen, mangan, vitamin C, B6…


 

Ăn tỏi mùa lạnh giúp giữ ấm cơ thể, ngừa cảm lạnh. Hình minh họa

Tỏi có thể giúp tăng tuần hoàn máu, duy trì huyết áp, hỗ trợ phục hồi bệnh ung thư nhờ có chứa germanium- một tác nhân chống lại bệnh ung thư thông qua việc tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột liên quan đến ung thư.

Ăn tỏi mùa đông còn giúp bạn tăng khả năng làm ấm cơ thể, giúp chống lại bệnh cúm, cảm lạnh. Cách ăn tốt nhất là ăn cả củ lẫn thân cây tỏi.

Khoai tây

Theo nhiều nghiên cứu, thành phần của khoai tây có khá đầy đủ các chất cần thiết cho nhu cầu của cơ thể (có thể sánh ngang vứi sữa bò). Khoai tây có nhiều vitamin C, chất xơ, kali…


 

Lượng kali phong phú trong khoai tây giúp đề phòng đột quỵ. Hình minh họa

Khoai tây có tác dụng với bệnh táo bón kinh niên, mẩn ngứa khi trời quá khô và lạnh. Kali có nhiều trong khoai tây có thể đề phòng chứng đột quỵ , tim mạch, viêm loét dạ dày…

Ngoài ra, khoai tây còn là bạn đồng hành của phái đẹp trong việc giúp da giữ được độ ẩm cần thiết, mịn màng khi kết hợp cùng lòng đỏ trứng, sữa tươi.

Các loại trái có múi

 


 

Các loại trái cây có múi rất giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hình minh họa

 

Các loại trái cây có múi như cam, chanh, quýt, bưởi có rất nhiều vitamin C, bioflavonoid có tác dụng chống lại bệnh cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả, bảo vệ các tế bào không bị thương tổn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, flavonoid đã được các nghiên cứu chỉ ra rằng có thể làm giảm bệnh huyết áp cao.

Ngoài ra, trong cam, chanh, quýt còn có các chất anti-oxidant giúp bảo vệ da khỏi sự hư hại, làm chậm quá trình lão hóa.

Cải xoăn

Bên cạnh bông cải xanh, rau bina, cải xoăn là một trong những loại rau xanh rất giàu dinh dưỡng và có nhiều tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.


 

Vitamin K có trong cải xoăn giúp cơ thể tổng hợp canxi tốt hơn. Hình minh họa 

Rau cải xoăn giàu gluten và vitaminA, C, K, các chất kali, canxi, beta carotene…Ăn cải xoăn nấu chín có thể cung cấp cho cơ thể gần đủ 100% nhu cầu vitamin C trong ngày. Cạnh đó, còn giúp làn da giữ được sự trẻ trung, săn chắc.

Kali, vitamin K, canxi, gluten, lutein… có nhiều trong cải xoăn cũng hỗ trợ tích cực trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư, bổ sung canxi giúp răng, xương chắc khỏe. Cùng với đó, khi kết hợp với natri, kali có thể ngăn ngừa bệnh huyết áp cao, đột quỵ, tránh chứng trầm cảm.

Bí đỏ

Đứng đầu bảng trong các loại quả, bí đỏ cực kỳ giàu sắt, các vitamin và muối khoáng, các axit hữu cơ.


 

Bí đỏ là thực phẩm có lợi cho hệ tuần hoàn, thị giác... Hình minh họa

Vitamin A có trong bí đỏ giúp giảm nếp nhăn trên da, tốt cho thị giác và cải thiện chức năng hệ tim mạch. Vitamin K và vitamin T tốt cho hệ tuần hoàn, ngăn ngừa thiếu máu, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cao trong bí đỏ sẽ hỗ trợ cơ thể chống lại được nhiều loại vi rút, vi khuẩn có hại cho cơ thể, giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.

Gừng

Gừng là thực phẩm, gia vị có tính cay, ấm, tác dụng giữ ấm cơ thể rất tốt trong mùa đông. Theo Đông y, gừng cũng là một vị thuốc trị được các chứng bệnh mùa lạnh thông thường như cảm lạnh, ho, viêm họng, hắt hơi sổ mũi…do gừng có tác dụng kháng khuẩn.


 

Gừng có chất kháng khuẩn, là thực phẩm rất tốt khi thời tiết giao mùa. Hình minh họa 

Giống như tỏi, gừng có vai trò như một loại kháng sinh tự nhiên. Mùa lạnh, việc uống trà gừng, đắp bã gừng, ngâm chân tay trong nước gừng loãng và ấm mỗi tối có thể giảm được các chứng viêm khớp, giảm sưng đau, giúp máu lưu thông tốt hơn.

Khi thời tiết giao mùa, uống một cốc trà gừng có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ. Nếu uống đều đặn 2 đến 4 tách trà pha gừng tươi sẽ có tác dụng giúp xoang thông suốt, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở.

Rau chân vịt (rau bina)

Rau chân vịt rất giàu kali, magie, selen, vitamin K, E, C, A… và  rất nhiều khoáng chất. Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng gọi rau chân vịt là nguồn axit béo thực vật omega-3 dồi dào.


 

Rau chân vịt là một trong những loại rau ăn lá giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Hình minh họa

Rau chân vịt có tác dụng kéo dài sự trẻ trung, phát triển tế bào và kích hoạt chức năng não, tăng cường sự rắn chắc cho hệ xương trong cơ thể. Ngoài ra, 10 hợp chất flavonoid khác nhau trong rau chân vịt có chức năng như chất chống viêm, ngừa ung thư, nhất là ung thư tuyến tiền liệt.

Ăn rau chân vịt thường xuyên có thể giúp trị táo bón lâu ngày, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, cải thiện hệ miễn dịch. Đặc biệt, nước ép rau chân vịt với hàm lượng cao vitamin K, canxi sẽ góp phần giúp khung xương chắc chắn, phòng ngừa loãng xương và giảm đau khớp (một bệnh rất phổ biến trong mùa lạnh).

Nấm

Nấm là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và nhiều tác dụng dược lý. Đầu tiên phải kể đến khả năng giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch. Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch các tế bào, thúc đẩy tế bào sinh trưởng, phát triển, đồng thời ức chế sự phát triển của tế bào ung thư cũng như quá trình sinh trưởng, lưu chuyển của một số loại vi rút.


 

Nấm giúp kéo dài tuổi thọ, làm chậm lão hóa. Hình minh họa

Một số loại nấm ăn còn có tác dụng hạ huyết áp, bảo vệ tế bào gan, ngừa và trị bệnh tim mạch như nấm hương, nấm linh chi, ngân nhĩ, nấm rơm, nấm kim châm… Hầu hết các loại nấm ăn được đều có tác dụng thanh trừ các gốc tự do-các sản phẩm có hại trong quá trình chuyển hóa tế bào- tác dụng làm chậm lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

 Lựu

Trong một trái lựu có khoảng 11g chất xơ, các vitamn C, K, B2, B6, các chất natri, niacin, phôt pho, canxi…


 

Đây là loại trái có chứa nhiều chất chống ô xy hóa. Hình minh họa 

Trái lựu chứa nhiều chất chống ô xy hóa hơn trà xanh, trái nho hoặc việt quất. Đặc biệt, chất chống ô xy hóa polyphenols trong trái lựu có thể hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch, ngăn ngừa lão hóa đến sớm và một số bệnh ung thư. Uống nước ép lựu mỗi ngày sẽ giảm lượng cholesterol thừa trong máu rất tốt.

Cùng với đó, lựu còn có thể giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt, loại trừ các vi khuẩn gây hại, tăng tỉ trọng xương và điều trị các bệnh về viêm nhiễm.

Giang Thanh (Theo eatingwell, TH)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin