Chi tiết tin tức

20 bệnh nền nguy cơ trở nặng khi mắc Covid-19

21:09:00 - 26/08/2021
(PGNĐ) -  Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh phổi, ung thư, tim mạch, béo phì, thừa cân... có nguy cơ trở nặng khi mắc Covid-19, theo Bộ Y tế.

Hướng dẫn tạm thời về quản lý người mắc Covid-19 tại nhà được Bộ Y tế ban hành ngày 21-8, chỉ ra các bệnh nền có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc Covid-19, gồm:

Đái tháo đường; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác; ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác); bệnh thận mạn tính; ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu; béo phì, thừa cân; bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim); bệnh lý mạch máu não.

Hội chứng Down; HIV/AIDS; bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ); bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; hen phế quản; tăng huyết áp; thiếu hụt miễn dịch; bệnh gan; rối loạn do sử dụng chất gây nghiện; đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; các bệnh hệ thống.

Ngoài ra, bệnh lý khác đối với trẻ em, như: tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh.

20 bệnh nền nguy cơ trở nặng khi mắc Covid-19 ảnh 1
Nhân viên y tế điều trị các bệnh nhân nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, TP.Thủ Đức, - Ảnh: Thành Nguyễn

Theo Bộ Y tế, F0 không có triệu chứng hoặc nhẹ, không viêm phổi, có khả năng tự chăm sóc bản thân, được điều trị tại nhà, trừ trẻ dưới một tuổi, người trên 50 tuổi và phụ nữ mang thai. F0 có triệu chứng nhẹ là sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi. Họ không có dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, thở khò khè...

F0 điều trị tại nhà cần thêm một trong hai tiêu chí, gồm: Tiêm đủ hai mũi hoặc một mũi vaccine phòng Covid-19 sau 14 ngày; hoặc đủ ba yếu tố: Trẻ em trên một tuổi, người lớn dưới 50 tuổi, không có bệnh nền, không mang thai.

Người bệnh phải có khả năng tự chăm sóc bản thân, có phương tiện liên lạc và khả năng liên lạc, giao tiếp với nhân viên y tế; hoặc phải có người chăm sóc đáp ứng các yêu cầu trên.

Các dấu hiệu bất thường gồm: Khó thở, thở hụt hơi; trẻ em thở rên, rút lõm lồng ngực; nhịp thở trên 21 lần/phút đối với người lớn; trên 40 lần/phút đối với trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi hoặc trên 30 lần/phút với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Ngoài ra, mạch nhanh trên 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút; huyết áp thấp (tối đa dưới 90 mmHg, tối thiểu dưới 60 mmHg); đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; thay đổi ý thức như lú lẫn, li bì, co giật.

Bộ Y tế khuyến cáo người mắc Covid-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ phù hợp với tình trạng sức khỏe; tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước. Đặc biệt, F0 không được bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng bằng cách ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái. Tuyệt đối không ra khỏi nhà trong thời gian cách ly y tế tại nhà.

 

Thúy Quỳnh/ VnExpress

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin