Chi tiết tin tức 4 lưu ý khi hấp thu đường 21:04:00 - 19/09/2015
(PGNĐ) - Ăn nhiều đường gây ra không ít nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều năm qua các chuyên gia đã khẳng định ăn quá nhiều bất kỳ một loại thực phẩm nào, chứ không chỉ riêng đường, cũng sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường do béo phì.
Nghiên cứu gần đây làm rõ hơn rằng, cứ mỗi 150 calori hấp thụ thêm từ đường mỗi ngày sẽ làm gia tăng 1% nguy cơ tiểu đường, dù đã có sự kiểm soát với béo phì, có tập thể dục thể thao hoặc hạ giảm hấp thu calori từ các thực phẩm khác - theo một nghiên cứu quy mô lớn xem xét trên số liệu toàn cầu.
Nghiên cứu này cũng cho thấy những người hấp thụ nhiều đường nhất sẽ có gấp đôi nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Kết quả này được đăng trên Tạp chí Y khoa JAMA. Dưới đây là 4 lưu ý quan trọng khi sử dụng đường mà các chuyên gia khuyến nghị, cụ thể là: 1 - Nên hấp thụ loại đường ít hại hơn các loại khác Có nhiều loại đường khác nhau và cũng có loại tốt, loại không tốt. Đường có trong trái cây, rau củ và các sản phẩm bơ sữa thường tốt hơn vì đồng thời có chứa thêm các chất xơ, protein, calcium, các vitamin và khoáng chất. Các loại đường phụ gia thêm vào thực phẩm thường không có lợi. Đây là nguyên nhân gây ra chứng béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. 2 - Đọc kỹ niêm yết về hàm lượng đường trên các sản phẩm Một số sản phẩm có ghi cả thành phần, hàm lượng đường tự nhiên trong thực phẩm và đường phụ gia thêm vào thực phẩm. Đọc kỹ các hàm lượng niêm yết với các loại đường như đường mía, maltose, fructose,… xem tổng hàm lượng đường có quá cao hay không để kiểm soát và điều chỉnh lượng hấp thụ ở mức an toàn cho cơ thể. Ngoài ra, nên hạn chế tối đa các nước uống có chất làm ngọt và các loại bánh kẹo có hàm lượng đường cao. 3 - Kiểm soát mức đường hấp thụ Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ không nên hấp thụ quá 100 calori đường thêm vào mỗi ngày (khoảng 6 muỗng cà phê). Nhưng thực tế, mức hấp thụ trung bình của phụ nữ tại Hoa Kỳ theo khảo sát là 18 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Hầu hết nguồn đường này đến từ các thức uống có đường, thực phẩm sản xuất và đóng gói công nghiệp. Để kiểm soát lượng đường hấp thụ vào cơ thể, hãy nhớ 1 muỗng cà phê đường tương đương 4g đường thêm vào. Nếu bạn uống loại nước đã cho 3 muỗng cà phê đường (12g) thì có nghĩa bạn còn lại 2 muỗng nữa (8g) trong ngày. 4 - Cần hấp thụ thêm chất xơ khi hấp thu đường Hãy nhớ hấp thụ thêm chất xơ khi hấp thụ đường vì chất xơ (trong trái cây, rau cải) làm chậm quá trình tiêu hóa để cơ thể có đủ thời gian chuyển hóa đường. Nếu không có chất xơ, cơ thể sẽ trữ lượng năng lượng dư ra ở dạng mỡ. Chất xơ cũng giúp tránh tăng đường huyết, nguy cơ gây ra tiểu đường tuýp 2. Trái cây khô (có hoặc không tẩm đường) lại càng nguy hiểm vì không có nước nên đường tự nhiên càng bị cô đặc và tập trung hơn. Có thể ăn trái cây khô nhưng với khẩu phần vừa phải. Một cốc trái cây tươi tương đương nửa cốc nước ép trái cây (không cho đường hoặc phụ gia nào khác) và ngang với ¼ cốc trái cây khô.
Trần Trọng Hiếu (Theo Fox News)
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |