Chi tiết tin tức

6 hoạt động giúp não khỏe mạnh, nhạy bén

21:58:00 - 09/03/2018
(PGNĐ) -  Tất cả các bộ phận trên cơ thể chúng ta đều sẽ lão hóa. Và não bộ cũng không phải ngoại lệ. Chúng ta đều có thể quan sát thấy sự suy giảm chức năng não bộ ở người thân hay người có tuổi xung quanh.

Thậm chí nếu không bị suy giảm trí nhớ hay mắc chứng Alzheimer thì phần thùy trán phải cũng sẽ mất dần chất xám và trở nên suy yếu. Tuy vậy, khoa học thần kinh đã khẳng định con người có thể làm chậm quá trình này. 

docsach.jpg
Duy trì thói quen đọc sách sẽ giúp cho bộ não khỏe, nhạy bén

Và bằng một số hoạt động hàng ngày, chúng ta có thể hỗ trợ cho sức khỏe não bộ, được các chuyên gia khuyến nghị như sau:

1 - Đọc sách

Hãy đọc bất cứ loại sách hay báo chí nào bạn yêu thích. Các chuyên gia não bộ chia sẻ, thói quen đọc thật sự làm tăng chức năng não ở nhiều khu vực. Đọc sách kích thích sự tăng trưởng của các đường dẫn truyền thần kinh mới khi chúng ta “hấp thu” thông tin.

Việc đọc có liên quan đến các khu vực của não như: khu vực thực hiện chức năng giải quyết vấn đề, quan sát cấu trúc, “phiên dịch” những gì người khác nói với chúng ta về cảm xúc của họ, cải thiện trí nhớ, thiết lập thêm nhiều sự kết nối thần kinh khác. Ngoài ra, đọc còn giúp rèn luyện các phần não cho phép sự tưởng tượng. 

Có thể rèn luyện khả năng đọc nhanh - kỹ năng quan trọng cho sinh viên và có lợi cho não bộ.

2 - Chơi nhạc cụ

Nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích của việc học âm nhạc ở trẻ, liên quan đến cải thiện chức năng tư duy, trí nhớ, khả năng giải quyết vấn đề, xử lý quy trình, tăng dung lượng chất xám và tạo ra sự kết nối giữa hai bán cầu não. Các nhà khoa học khuyên học âm nhạc từ nhỏ có thể giúp trẻ giỏi toán học sau này. Chơi nhạc cụ làm cho hai vùng não cùng làm việc với nhau tốt hơn. 

Ngoài ra, chơi nhạc cũng giúp người trưởng thành (cả người trẻ và người có tuổi) tạo ra các tác động về thần kinh học giống như ở trẻ vậy.

3 - Thường xuyên thể dục

Thể dục sản xuất ra một loại protein trong máu được gọi là BDNF. Khi máu lưu thông trên não, các tế bào não hấp thu protein này - loại protein chịu trách nhiệm làm tăng trí nhớ và khả năng tập trung.

4 - Học một ngôn ngữ mới

Nhiều vùng não của chúng ta được sử dụng để “hấp thu” âm thanh, tìm hiểu ý nghĩa của âm thanh đó và sau đó phản hồi lại. Người học thêm ngôn ngữ khác hay người có khả năng nói song ngữ có nhiều chất xám hơn ở các trung tâm ngôn ngữ trên não, có khả năng tập trung cao hơn nhờ các phần não liên quan đến lập luận, lên kế hoạch, trí nhớ phát triển nhiều hơn. 

Một số chuyên gia cho rằng trẻ học và sử dụng một ngôn ngữ khác song song với tiếng mẹ đẻ sẽ thông minh hơn so với không học thêm một ngôn ngữ nào khác.

5 - Rèn luyện não bằng trò chơi ô chữ

Chúng ta cần nghĩ đến não của mình như chiếc máy tính hay các cơ trên cơ thể chúng ta. Càng đưa nhiều thông tin vào não, não có thể thực hiện càng nhiều chức năng. Cũng tương tự như vậy, càng thường xuyên rèn luyện cho não thì chức năng não sẽ càng mạnh mẽ. 

Sự mềm dẻo của não (brain plasyicity) là thuật từ chỉ đến các liên kết mới liên tục được tạo ra khi chúng ta thu nhận thông tin, tham gia vào việc suy nghĩ và buộc mình ghi nhớ điều gì đó. Trò chơi ô chữ, các hoạt động loại suy, các trò chơi đòi hỏi khả năng hoạch định, có chiến lược như chơi cờ, một số trò chơi điện tử đều có lợi cho não như vừa nói trên.

6 - Thiền tập hoặc tập yoga

Thiền không còn chỉ thuộc về tôn giáo. Thiền cho phép chúng ta kiểm soát được dòng tâm thức (việc suy nghĩ) ngay cả khi không đang trong trạng thái thiền. Điều này cho phép sự tập trung và trí nhớ được cải thiện.

Một số nghiên cứu đã cho thấy thiền tập giúp sinh viên đạt kết quả học tập tốt hơn và giúp người trưởng thành có trí nhớ tốt hơn. Thực hành thiền làm tăng mức chất xám ở khu vực trí nhớ và học tập của não chúng ta. Người cao tuổi hành thiền có mức chất xám cao hơn người không có thực hành. 

Thiền giúp học sinh, sinh viên có các bất ổn về hành vi cải thiện hành vi và đến lớp nhiều hơn vì tác dụng giảm stress và lo lắng. 

Tất cả các hoạt động nói trên đều có thể được tích hợp một cách dễ dàng vào cuộc sống của chúng ta. Bạn có thể thử lập cho mình một kế hoạch đưa các hoạt động này vào cuộc sống của mình để có một bộ não khỏe mạnh, hiệu quả. 

Đức Hòa 
(theo The Mirror Post)

Nguồn: Theo GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin