Chi tiết tin tức

Tiểu đường kết hợp cúm, nguy hiểm ra sao?

17:26:00 - 04/03/2018
(PGNĐ) -  Bản thân tiểu đường không phải là một vấn đề nguy hiểm nếu như đường huyết được kiểm soát, ở mức không quá cao hay không quá thấp. Nếu tiểu đường không được kiểm soát đúng cách (mức đường huyết không được điều hòa đúng mức) thì bệnh sẽ nặng và nguy hiểm hơn.

Với bệnh nhân tiểu đường, duy trì mức đường huyết ở ngưỡng bình thường - không quá cao và không quá thấp, là một thử thách cả đời. Một nửa số người bị tiểu đường tử vong vì bệnh tim mạch và đột quỵ, 10-20% tử vong do suy thận. Ngoài ra, tiểu đường cũng là nguyên nhân trọng yếu gây ra mù lòa và cắt bỏ chi.

cum va tieuduong.jpg
Người tiểu đường bị cúm sẽ tăng nguy cơ biến chứng

Cúm làm tiểu đường thêm nguy hiểm

Cúm cần được lưu tâm đúng mức vì các virus được lan đi trong không khí khi nhảy mũi hoặc ho. Cúm là một mối đe dọa quan trọng với người bị tiểu đường các loại. Người bị tiểu đường có nguy cơ tử vong gấp đôi do bệnh tim mạch (hoặc đột quỵ) so với người không bị tiểu đường; gấp 6 lần nguy cơ nhập viện.

Người bị tiểu đường có nguy cơ cao hơn bếu bị thêm cúm vì gây ra thêm nhiều khó khăn trong việc quản lý bệnh.

Nhiễm cúm có thể gây ra các thay đổi trong đường huyết và cản trở người bị tiểu đường ăn uống lành mạnh, làm dao động thêm mức đường huyết vốn bất ổn. Tiểu đường còn làm hệ miễn dịch kém hơn trong việc đánh bại virus.

Bệnh nhân tiểu đường mắc thêm cúm phải đối diện với nguy cơ rất nguy hiểm như: chứng ketoacidosis - tình trạng cơ thể không thể sử dụng đường như một nguồn năng lượng vì không có insulin hay không đủ insulin và chứng Hyperosmolar Hyperglycaemic State, tình trạng tăng đường huyết tăng áp lực thẩm thấu máu có thể đe dọa tính mạng.

Làm gì khi bị tiểu đường và cúm?

Bệnh nhân tiểu đường bị mắc cúm nên hỏi bác sĩ về các thuốc chống virus để làm dịu các triệu chứng bệnh và rút ngắn thời gian bệnh. Để có kết quả tốt nhất, các thuốc kháng virus nên được uống trong vòng 48 tiếng khi có triệu chứng của cúm.

Thuốc có thể giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn nhưng không làm giảm đi sự nhiễm bệnh và các hệ quả của nó. Điều quan trọng là nên thông báo cho bác sĩ biết nếu đường huyết quá cao hoặc quá thấp.

Người bị tiểu đường tuýp 1 bị cúm có mức đường huyết 250 mg/dl nên kiểm tra chỉ số ketone trong nước tiểu. Nếu không được điều trị, mức ketone quá cao có thể dẫn đến tình trạng ketoacidosis như nói trên.

Người bị tiểu đường thường nghĩ rằng mình không nên dùng thuốc khi bị cúm vì thuốc sẽ làm đường huyết hạ xuống thấp nhưng chính vì sự có mặt của hormone stress, họ cần uống thuốc hay thậm chí có khi cần uống nhiều hơn.

Tiểu đường là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ tiểu đường đã tăng gấp đôi trong vòng hai thập kỷ qua, từ 5,5% năm 1994 lên đến 9,3% năm 2012. Theo dự báo của Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ, sẽ có khoảng 1/3 dân số trưởng thành của nước này mắc tiểu đường vào khoảng năm 2050. Hơn 1/4 người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) mắc tiểu đường (25,9%, tương đương 11 triệu người).

Ở khu vực châu Âu, có khoảng 60 triệu người mắc bệnh này (10,3% nam giới, 9,6% nữ giới từ 35 tuổi trở lên). Tại châu Phi, tỷ lệ bệnh tiểu đường thấp hơn nhưng số người sống chung với bệnh ngày càng tăng lên, từ 4 triệu người năm 1980 lên 25 triệu người năm 2014. Hơn 60% người bị tiểu đường của thế giới là người châu Á, trong đó gần một nửa là người Trung Quốc và Ấn Độ). Khu vực châu Á Thái Bình Dương có 138 triệu người bị tiểu đường và con số này sẽ tăng đến 201 triệu người trước năm 2035.

Nguyên nhân gia tăng của bệnh này là do tỷ lệ béo phì tăng lên, thói quen ăn uống không lành mạnh, ít vận động thể chất. Trên toàn thế giới, mỗi năm có khoảng 3,4 triệu người chết vì tiểu đường. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo con số này sẽ gấp đôi trong khoảng 2005-2030.

Trần Trọng Hiếu 
(theo Huffington Post)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin