Chi tiết tin tức

Ba loại rau 'đắng giã tật'

19:21:00 - 06/06/2020
(PGNĐ) -  Khổ qua, ngải cứu, mắng tây là ba loại rau có vị đắng, nhiều tác dụng thanh nhiệt, bổ máu, chế biến thành món ăn ngon mùa hè. 

Khổ qua
 

Khổ qua còn gọi là mướp đắng, lương qua, quả hình thoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả non màu vàng xanh, quả chín màu vàng hồng, chứa nhiều hạt dẹt có màng đỏ bao xung quanh. Ở nước ta, khổ qua được trồng khắp nơi, có thể nấu canh, muối dưa, làm nộm, xào, kho, ăn sống...
 

muopdang.png
Mướp đắng có nhiều tác dụng bổ máu, thanh nhiệt... - Ảnh: Specialty Produce

 

Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ, cho biết trong quả có glycosid đắng gọi là momordicin và các vitamin B1, C, các axit amin như adenin, betain... Hạt chứa chất dầu và chất đắng.

Trong Đông y, khổ qua vị đắng, tính mát. Đây là loại quả có tác dụng giải nhiệt, mát máu, mắt sáng, nhuận tràng, rất thích hợp trong mùa hè. Cùng với đó, hạt vị đắng, tính ngọt, tác dụng tăng khí lực. Hoa tính mát, hỗ trợ phòng ngừa viêm loét dạ dày. Lá cây cũng giúp thanh nhiệt giải độc.

"Khổ qua ăn sống hoặc sắc uống sẽ cho tác dụng thanh nhiệt, giải độc tốt nhất", lương y cho biết. Ngoài ra, lá khô tán bột, uống 12 g một lần với rượu, hoặc dùng lá tươi giã nhỏ, chưng nóng đắp, chữa mụn nhọt đau nhức.

Ngải cứu

Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu. Lá ngải cứu thu hái quanh năm có thể làm rau ăn bổ dưỡng. Vào tháng 5 âm lịch, thu hoạch cả cây phơi khô làm thuốc. Lá khô vò nhỏ gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu.

Ngải cứu vị đắng, hơi cay, mùi hắc, tính ấm, nóng, tác dụng sát trùng, an thai, đau bụng do giun đũa.

Một số món ăn bổ dưỡng từ ngải cứu như ngải cứu tần trứng, ốp trứng, nấu lẩu ăn. Ngải cứu sắc uống cùng gừng tươi, quế, gừng khô trị đau bụng, khi ra mồ hôi sẽ khỏi chứng cảm sốt, trúng hàn, nhức đầu...

Lương y Sáng lưu ý trong ngải cứu có chất anfa thuyon gây kích thích, nên không dùng quá nhiều.

Măng tây

Măng tây là loại rau ngon, cao cấp, mức độ sử dụng không phổ biến bằng các loại rau khác vì đắt, do kỹ thuật sản xuất tương đối cầu kỳ. Ở nước ta, măng tây được nhập trồng nhưng diện tích gieo trồng rất ít ỏi.

Củ măng tây vị đắng, tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt. Trong 100 g phần ăn của măng tây chứa 93,7 g nước, còn lại là các khoáng chất như calcium, phosphor... không có vitamin. Trong măng tây có lượng đáng kể hợp chất nito là asparagin, hữu ích cho sự xây dựng, phân chia, phục hồi các tế bào cơ thể.

Măng tây có thể ăn sống như các loại rau hoặc luộc, nấu hay sắc uống, chữa thận yếu, tăng cường trí óc.
 

Thúy Quỳnh / VnExpress

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin