Chi tiết tin tức

Bằng chứng về tác dụng giúp giảm stress của thiền

15:22:00 - 27/03/2017
(PGNĐ) -  Thiền có thể giúp cơ thể phản hồi lại các tình huống căng thẳng, theo một nghiên cứu mới đây với sự quan sát trên diện rộng cách thiền tập tác động sinh lý học khi chúng ta bị áp lực và căng thẳng.

Trong nghiên cứu này, người bị chứng rối loạn lo lắng tham gia vào khóa học thiền chánh niệm kéo dài trong 8 tuần, học cách tập trung vào giây phút hiện tại và chấp nhận các suy nghĩ hay cảm xúc làm mình thấy khó chịu.

a thientap.jpg
Thiền tập để cân bằng cuộc sống - Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng sau khi hoàn thành khóa học, người tham gia được quan sát thấy có mức giảm xuống đối với các hormone stress và các dấu hiệu viêm nhiễm trong suốt hoàn cảnh gây căng thẳng, áp lực so với cách cơ thể họ phản hồi lại trong hoàn cảnh này trước khi tham gia khóa học.

Quan trọng hơn, nghiên cứu này cũng so sánh với nhóm đối tượng tham gia khóa học quản lý stress không liên quan đến thiền tập. Nhóm người tham gia này không có sự giảm đi với mức hormone stress và các dấu hiệu viêm nhiễm sau khóa học. Kết quả này được phát hành trên Tạp chí Nghiên cứu Tâm thần học tháng 1 qua.

Thực tập thiền chánh niệm là giải pháp trị liệu tương đối rẻ và ít gây tổn thương cho cơ thể. Các kết quả quan sát thấy từ nghiên cứu nhấn mạnh sự cải thiện khả năng hồi phục với stress - chia sẻ của chuyên gia tâm thần học Elizabeth A. Hoge, trung tâm Y khoa Đại học Georgetown, Washington D.C.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy các lợi ích sức khỏe thể chất và tâm thần mà thiền chánh niệm mang lại và nhiều nhà trị liệu đã sử dụng sự thực hành này để điều trị cho các bệnh nhân bị rối loạn lo lắng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ so sánh nhóm người có thiền tập và nhóm người không làm gì cả.

Trong nghiên cứu này, người bị chứng rối loạn lo lắng tham gia vào khóa học thiền chánh niệm hay khóa học hướng dẫn các quản lý stress. Khóa học này gồm các bài học về cách giảm stress như về dinh dưỡng khoa học, thói quen ngủ nghỉ lành mạnh và quản lý thời gian.

Các chuyên gia thu thập mẫu máu trước và sau nghiên cứu, phân tích máu và các dấu hiệu sinh học của stress gồm có hormone stress adrenocorticotropic (ACTH), các protein IL-6 và TNF-alpha - các dấu hiệu của sự viêm nhiễm. Stress là một trong các nhân tố có thể gây ra viêm nhiễm mãn tính trong cơ thể.

Theo đó, mức sụt giảm đối với các protein ACTH, IL-6 và TNF-alpha được quan sát thấy ở người nghiên cứu sau khóa học thiền tập. Trái lại, nhóm tham gia khóa học quản lý stress cho thấy mức tăng lên của các dấu hiệu này trong bài kiểm tra thứ hai so với bài kiểm tra lần đầu. Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng người tham gia thậm chí còn lo lắng nhiều hơn khi họ tham gia kiểm tra lần hai.

Báo cáo từ nghiên cứu gợi ý rằng, thiền chánh niệm “có thể là chiến lược giúp giảm mức phản hồi sinh học đối với stress ở người bị rối loạn lo lắng”.

Huệ Trần 
(theo Live Science)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin