Chi tiết tin tức

Đừng đi ngủ khi tức giận…

16:53:00 - 06/03/2017
(PGNĐ) -  Có một lời khuyên từ rất lâu, đó là “đừng đi ngủ khi tức giận”. Và lời khuyên này đang được nhận thêm sự ủng hộ từ một nghiên cứu khoa học gần đây.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng nam giới tham gia nghiên cứu này ít có khả năng kiềm nén được một ký ức tiêu cực sau khi họ ngủ so với trước lúc đi ngủ.

skhoe.jpg
Lời khuyên đã có từ lâu: đừng đi ngủ khi tức giận - Ảnh minh họa

Thông thường, giấc ngủ giúp chúng ta xử lý thông tin của một ngày và lưu trữ chúng trong ký ức hay trí nhớ. Phát hiện mới này gợi ý rằng quá trình củng cố các ký ức trong quá trình ngủ cũng làm cho việc kiềm nén các ký ức tiêu cực mà người ta không muốn gợi nhớ đến trở nên khó khăn hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, mọi người nên giải quyết các tranh chấp hay bất đồng trước khi đi ngủ và không nên leo lên giường ngủ trong sự tức giận, bực bội - khẳng định của đồng nghiên cứu Yunzhe Liu, nghiên cứu sinh thần kinh học, Đại học Luân Đôn.

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia yêu cầu 73 người nam ở Anh quốc nhìn vào 26 bức chụp thần kinh gương mặt người. Các bức ảnh là trung tính, có nghĩa rằng chúng không liên quan đến các cảm xúc tích cực hay tiêu cực gì cả. Nhưng các bức ảnh này được ghép cặp với một hình ảnh gây buồn bã, thất vọng như là hình ảnh xác chết của người, ảnh trẻ đang la khóc hay ảnh người bị thương do tai nạn. Bằng cách này, người tham gia học cách liên hệ mỗi gương mặt với một hình ảnh gây buồn bã, thất vọng nói trên.

Không lâu sau đó, các chuyên gia cho người tham gia xem một vài hình ảnh của các gương mặt một lần nữa và yêu cầu họ cố gắng kiềm nén hay quên đi những ký ức có liên quan đến các hình ảnh không tốt đẹp đó. Theo đó, có chưa tới 9% số người tham gia có thể gợi nhớ các hình ảnh không tốt đẹp so với số còn lại sau khi các chuyên gia tiến hành kiểm tra năng lực về trí nhớ của họ.

Các chuyên gia lặp lại sự kiềm nén ký ức vào ngày hôm sau, sau khi những người tham gia ngủ một đêm và nhận thấy rằng trong khoảng thời gian này người tham gia nghiên cứu cho biết họ gặp nhiều khó khăn hơn để quên đi những hình ảnh không tốt đẹp được ghép cặp với các gương mặt mà họ đã xem. Đặc biệt, chỉ có 3% số người tham gia là không bị gợi nhớ bởi các hình ảnh không tốt đẹp đó.

Kết quả nghiên cứu cho thấy giấc ngủ làm cho việc quên đi những điều người ta không muốn nhớ đến trở nên khó khăn hơn, các chuyên gia khẳng định.

Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành scan não của người tham gia trong suốt thử nghiệm kiềm nén trí nhớ và so sánh hoạt động não bộ của họ khi họ cố gắng kiềm nén ký ức tiêu cực trước khi ngủ với hoạt động kiềm nén ký ức sau khi ngủ dậy.

Có một sự khác biệt được quan sát thấy: Khi được yêu cầu kiềm nén ký ức về hình ảnh tiêu cực trước khi ngủ, vùng hồi hải mã của não (hippocampus) - trung tâm trí nhớ, tức phần thùy não có liên quan nhiều nhất đến nhiệm vụ kiềm nén ký ức của chúng ta; sau một đêm ngủ dậy, các vùng khác của não bộ trở nên được kích hoạt trong nhiệm vụ đó.

Kết quả nghiên cứu này được phát hành tháng 11 qua trên Tạp chí Nature Communications.

Kết quả nghiên cứu này giúp hiểu biết sâu sắc hơn về các tình trạng như rối loạn stress sau tổn thương tinh thần mà khi đó người ta không thể kiềm nén được các ký ức đau thương đã xảy ra và tác động đến mình.

Huệ Trần
(theo Live Science)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin