Chi tiết tin tức

Lời khuyên của bác sĩ dành cho người cao huyết áp

21:13:00 - 18/12/2018
(PGNĐ) -  Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến, đặc biệt ở người có tuổi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hoặc tàn phế trong số các bệnh lý tim mạch.

Bệnh thường diễn biến âm thầm và hậu quả rất nặng nề. Tuy nhiên, nếu được theo dõi và điều trị đúng sẽ tránh được các tai biến, biến chứng của bệnh sẽ giúp kiểm soát huyết áp và có cuộc sống khỏe mạnh.

Nguyên tắc chung trong điều trị tăng huyết áp là phải phối hợp thay đổi lối sống và kiểm soát huyết áp mục tiêu ở mức dưới (thấp hơn) 140/90 mmHg; những bệnh nhân có kết hợp tiểu đường hoặc suy tim, suy thận phải kiểm soát huyết áp với huyết áp mục tiêu thấp hơn 130/80 mmHg. 

caohuyetap.jpg
Đo huyết áp

Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tăng huyết áp: 

1. Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi

Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên; vì vậy chỉ nên bổ sung thêm 5g muối (tức 01 muỗng cà phê muối ăn/ngày). Theo nghiên cứu của Viện Tim - Phổi & Huyết học Quốc gia Hoa Kỳ, chỉ cần ăn giới hạn muối trong khoảng 1,5g/ngày sẽ làm giảm đáng kể huyết áp ở cả hai nhóm người (nhóm ăn theo chế độ thông thường và nhóm ăn theo chế độ kiểm soát huyết áp). Càng ăn ít muối, huyết áp càng thấp. 

Để làm giảm yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp, ngoài việc giảm lượng muối trong khi nấu nướng, cũng cần hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm ở bàn ăn. Chú ý với những loại thức ăn nhanh, những món ăn công nghiệp luôn có lượng muối khá cao. Muối thường được đề cập trong chế độ ăn hàng ngày là muối ăn sodium chloride. Tuy nhiên, có nhiều loại muối khác có cùng gốc sodium tồn tại trong các loại thức ăn, thức uống công nghiệp như: monosodium glutamate (bột ngọt), sodium citrate, sodium bicarbonate... cũng có tác hại tương tự muối khi dùng nhiều. 

Theo Drug Bulletin, FDA, Cục quản lý Dược  và Thực phẩm Hoa Kỳ, những loại nước ngọt có ga, các loại bia có hàm lượng natri cao hơn so với nhiều loại thực phẩm công nghiệp khác.

2. Nên ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo; giảm mỡ bão hòa và mỡ toàn phần

Nên ăn 3 bữa một ngày; trong đó khoảng một nửa thực phẩm là chất bột, rau xanh, trái cây. Không dùng nhiều mỡ và chất ngọt. Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như: đậu xanh, đậu hạt các loại. Hàng ngày nên ăn khoảng 55-85 g các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua... Mỡ bão hòa có nhiều trong mỡ động vật, bơ, phô mai... Các nhà khoa học khuyên: khẩu phần ăn hàng ngày (tính theo mức cung cấp năng lượng) không quá 1/10 là lượng mỡ bão hòa. 

Hạn chế các loại thịt đỏ như: thịt lợn, thịt bò; giảm mỡ động vật và lòng đỏ trứng vì các thực phẩm này có hàm lượng mỡ bão hòa cao, là nguồn gốc phát sinh ra các chứng xơ vữa. Do đó, các nhà khoa học khuyên nên chuyển dần chế độ ăn nhiều thịt sang ăn nhiều cá và đạm thực vật. Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân. Acid béo omega-3 và các loại hạt này có tác dụng làm hạ cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt và giảm nguy cơ máu đông. Những loại hạt này còn có nhiều loại khoáng chất cần thiết để điều hòa huyết áp như magie. 

Nhiều nghiên cứu khoa học khác cho biết: chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lứt, bắp lứt, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và giúp hạ huyết áp. 

Các loại đậu, nhất là đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành với nhiều chất xơ, chất khoáng và những chất chống oxy hóa - nguồn chất đạm và chất béo lý tưởng cho phòng chống tăng huyết áp. Ngoài chất xơ và những vi chất khác, ăn nhiều rau quả còn giúp bảo đảm chế độ ăn có nhiều kali và ít natri là yếu tố vô cùng quan trọng giúp ổn định huyết áp. Nhiều loại củ quả như: khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành có lượng kali rất cao, đặc biệt là chuối. Do đó, chuối có tác dụng rất tốt trong việc hạ huyết áp và chống đột quỵ.

3. Bỏ các thói quen xấu có hại

Nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa rượu và huyết áp. Uống nhiều rượu là yếu tố gây tăng huyết áp, vì vậy cần phải hạn chế uống nhiều rượu bia. 

Thuốc lá ngày càng được chứng minh là rất có hại cho sức khỏe. Ngừng hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh tăng huyết áp, các bệnh tim mạch và các bệnh khác. Người bị tăng huyết áp cần phải ăn nhạt, không quá 5-6 g muối ăn/ngày. Cần hạn chế ăn các thức ăn chế biến sẵn, hạn chế chất béo, đồ ngọt. Không uống rượu bia, không hút thuốc lá. Tăng cường ăn rau quả xanh, trái cây, chú ý ăn các thức ăn có chứa nhiều kali, magie và các nguyên tố vi lượng khác như: khoai tây, rong biển, chuối, dưa hấu. Nếu người bị tăng Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống tăng huyết áp huyết áp và thừa cân thì phải thực hiện chế độ ăn giảm calo, điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý.

Trần Trọng Hiếu 
(theo Live Science)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin