Chi tiết tin tức

Người cao huyết áp nên tránh ăn uống gì?

20:51:00 - 31/01/2020
(PGNĐ) -  Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát bất ổn này thông qua lối sống và chế độ ăn uống.

xot ca chua.jpg
Bạn nên tự làm xốt cà chua để giảm bớt lượng muối và đường - nguyên nhân gây tăng huyết áp - Ảnh internet

 

Đường và muối là hai tác nhân thúc đẩy tăng huyết áp và cần được hạn chế trong chế độ ăn, đặc biệt là người đang có bất ổn về huyết áp.

 

Các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến công nghiệp luôn có mức muối và đường cao hơn khuyến nghị an toàn cho sức khỏe hàng ngày. Bạn nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên cám và tự nấu thức ăn tại nhà để chủ động giảm bớt đường và muối trong thức ăn.

 

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nhu cầu muối cho một người khỏe mạnh mỗi ngày là không quá 2.300 mg; không quá 37,5 g đường ở nam và 25 g đối với nữ.

 

Dưới đây là các loại thực phẩm người cao huyết áp nên tránh, theo các chuyên gia dinh dưỡng:

 

1. Các loại thịt chế biến sẵn

 

Hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn đều có chứa rất nhiều muối, đặc biệt là xúc xích và thịt nguội các loại. 

 

Bạn cần hạn chế hấp thu các loại thịt này trong chế độ ăn hàng ngày để bảo vệ tim mạch và sức khỏe chung. 

 

2. Các loại kẹo ngọt

 

Kẹo chứa nhiều đường mà không cung cấp dưỡng chất nào khác.

 

Thay vì ăn kẹo, bạn nên ăn trái cây tươi các loại để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe như: chất xơ, vitamin và khoáng chất.

 

Chuối chứa nhiều potassium, đặc biệt tốt cho người cao huyết áp vì potassium có tác dụng làm giảm huyết áp cao.

 

3. Nước ngọt

 

Nước ngọt chứa nhiều đường và năng lượng.

 

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, năng lượng hấp thu qua đường uống không làm bạn no như năng lượng ăn vào.

 

Bạn có thể cho vài lát trái cây yêu thích vào nước lọc, vừa tăng mùi vị cho nước uống vừa cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể.

 

4. Các loại bánh

 

Các loại bánh ngọt, bánh nướng chứa nhiều đường và chất béo. Chỉ cần ăn thêm một khẩu phần các loại bánh này hàng ngày cũng sẽ làm bạn tăng cân.

 

Hãy chia sẻ khẩu phần bánh với người khác trên bàn ăn để vừa có thể thỏa mãn nhu cầu thèm ăn ngọt vừa giảm lượng đường, chất béo đưa vào cơ thể.

 

Các thực phẩm tự nhiên như mật ong, đường dừa là sự thay thế tốt cho đường tinh luyện vì có bổ sung thêm các chất điện giải, chất chống oxy hóa cho cơ thể.

 

5. Nước xốt làm sẵn

 

Bạn nên chú ý đến lượng muối và đường trong các loại xốt cà chua chế biến sẵn hoặc trong các nhà hàng, tiệm thức ăn nhanh. Thông thường, sản phẩm nào chứa ít đường sẽ chứa nhiều muối hơn và ngược lại.

 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên tự làm nước xốt tại nhà và cho thêm các loại thảo dược có lợi cho sức khỏe để làm tăng khẩu vị và điều giảm các tác hại của đường, muối.

 

6. Cồn

 

Hấp thu cồn là khuyến cáo dành cho tất cả các bất ổn sức khỏe vì quá trình xử lý cồn gây sức ép cho cơ thể. Nhiều loại thức uống chứa cồn cũng có hàm lượng đường cao hoặc được pha chế với các loại thức uống ngọt.

 

Hấp thu cồn nhiều làm cơ thể mất nước và dẫn đến tăng cân. Hai yếu tố này đều gây ra huyết áp cao. Uống từ 3 phần thức uống có cồn một lúc sẽ làm huyết áp tăng cao ngay lập tức, theo các chuyên gia dinh dưỡng.

 

Đức Hòa

(theo Food Prevent)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin