Chi tiết tin tức Phát hiện sớm Alzheimer bằng thiết bị scan mắt 20:56:00 - 16/06/2016
(PGNĐ) - Từ lâu, đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn. Và đôi mắt, giờ đây còn là cửa ngõ để tìm hiểu về não bộ của chúng ta. Các nhà khoa học đã phát hiện ra kỹ thuật scan mắt giúp phát hiện sớm bệnh Alzheimer, trước khi các dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh xuất hiện.
Khi được phát hiện sớm, người bệnh có thể tìm được giải pháp điều trị ngay lập tức để có hiệu quả cao nhất trong việc làm chậm tiến trình suy giảm trí nhớ, theo các chuyên gia. Phát hiện mới từ nghiên cứu này được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Thị lực & Nhãn khoa Hoa Kỳ tại Seattle vào đầu tháng 5 qua.
Hiện giờ, vẫn chưa có cách điều trị bệnh Alzheimer nhưng thuốc có thể giúp làm chậm sự phát triển của các triệu chứng như mất trí nhớ, suy giảm khả năng giao tiếp, tâm trạng biến đổi bất thường và suy nhược tinh thần. Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer vẫn chưa được khoa học kết luận nhưng các chuyên gia cho rằng sự phát triển của bệnh có thể do sự tích lũy các protein trong não có tên là beta-amyloid và tau. Các protein này sẽ hình thành các mớ rối trong mạng lưới thần kinh và gây cản trở việc kết nối, truyền thông giữa các neuron. Các bác sĩ chỉ có thể chắc chắn 100% bệnh nhân có phải mắc Alzheimer hay không chỉ sau khi bệnh nhân tử vong, bằng scan não để xem có sự tích tụ của các protein nói trên trong não hay không. Tuy nhiên, phương pháp scan PET này có thể tiến hành khi còn sống rất tốn kém và có thể gây xâm hại nguy hiểm đến bệnh nhân vì đòi hỏi phải tiêm các chất phóng xạ đánh dấu (radioactive tracers) để phát hiện ra các mớ rối trong mạng lưới thần kinh do các protein beta-amyloid và tau tạo nên. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu ở New England đã thử nghiệm một phương pháp không gây xâm hại nguy hiểm để phát hiện bệnh Alzheimer bằng cách sử dụng thiết bị được gọi là OCT (optical coherence tomography). Thiết bị này không gây đau, dùng để quan sát võng mạc, từ đó phát hiện ra các bất thường. Thiết bị này không thể phát hiện ra các protein beta-amyloid một cách trực tiếp nhưng giúp phát hiện ra một thể vật chất giống như protein phản ánh mức beta-amyloid ở vùng võng mạc, theo tác giả nghiên cứu Cláudia Santos, Đại học Rhode Island. Kỹ thuật scan OCT có thể được tiến hành ở bất kỳ một bệnh viện nhãn khoa nào và có thể là một công cụ tầm soát các triệu chứng tiền Alzheimer. Các chuyên gia cho rằng, có thể tiến hành scan OCT trước để khẳng định bằng chứng về sự có mặt của protein beta-amyloid, sau đó bác sĩ có thể thực hiện scan PET để chẩn đoán định bệnh và kê toa cho bệnh nhân. Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện Lifespan-Rhode Island ở Providence và đồng thực hiện bởi giáo sư thần kinh học Peter Snyder, Đại học Brown. Trần Trọng Hiếu (theo Live Science)
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |