Chi tiết tin tức

Uống soda gây béo bụng và nhiều nguy cơ bệnh tật

16:16:00 - 23/06/2015
(PGNĐ) -  Theo một nghiên cứu gần đây, người cao niên uống soda loại dành cho người ăn kiêng vẫn có nguy cơ béo bụng cao hơn người không dùng loại thức uống này.

Các chuyên gia đã phát hiện rằng mức nguy cơ trung bình với người uống soda (loại cho người ăn kiêng) mỗi ngày là gấp 3 lần so với người không uống soda kiêng. Còn với người thỉnh thoảng có uống thì nguy cơ này là gấp đôi.

soda chanh.jpg
Soda chanh là món nhiều người thích, tuy nhiên, theo nghiên cứu,
uống soda không có lợi cho sức khỏe - Ảnh mang tính minh họa

“Càng uống nhiều soda, vòng bụng càng tăng”, theo tác giả nghiên cứu Sharon Fowler, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe, Đại học Texas (San Antonio).

Hơn 9 năm nghiên cứu, vòng bụng của người không uống soda tăng hơn 2cm (0,8 inch). Mức tăng trung bình với người thỉnh thoảng uống soda là 4,65 cm (1,83 inch), còn uống soda mỗi ngày thì mức tăng là hơn 8 cm (3,16 inch).

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia xem xét 749 người Mỹ gốc Mexico và gốc Âu từ 65 tuổi trở lên. Theo Fowler, mỡ vùng bụng tăng làm tăng vòng bụng, gây ra các bệnh về tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác do viêm nhiễm tăng lên.

Nghiên cứu này chỉ ra nguy cơ xấu do soda gây ra cho sức khỏe. Một nghiên cứu năm 2011 báo cáo tại Hội nghị Đột quỵ Quốc tế do Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ tổ chức tại Los Angeles cho thấy uống soda kiêng mỗi ngày làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim. Nghiên cứu khác năm 2012 đăng trên Tạp chí General Internal Medicine chỉ ra mối liên hệ giữa đột quỵ, đau tim và nguy cơ tử vong từ 2 bệnh lý này do uống soda mỗi ngày.

Viện Thần kinh học Hoa Kỳ năm 2013 đã khẳng định có sự liên hệ giữa suy nhược tinh thần và uống soda kiêng mỗi ngày.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân có thể do các chất tạo ngọt có trong soda kiêng và cách chúng tác động đến sự điều hòa hấp thụ thức ăn của cơ thể. Theo đó, khuyến nghị được đưa ra là nên giảm bớt hoặc bỏ hẳn thói quen uống soda. Thay vào đó có thể ăn trái cây có vị ngọt, trà hoặc cà phê.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Hội Lão học Hoa Kỳ ngày 17-3 vừa qua.

Trần Trọng Hiếu (Theo Live Science)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin