Chi tiết tin tức

Vaccine Covid-19 thứ hai Việt Nam thử nghiệm trên người tháng 1/2021

21:58:00 - 30/12/2020
(PGNĐ) -  Vaccine Covid-19 của IVAC đã hoàn thành các đánh giá thử nghiệm an toàn trên động vật, dự kiến thử nghiệm lâm sàng trên người tháng 1/2021.

Tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC), cho biết vaccine đã được thử nghiệm trên động vật như chuột đất vàng, chuột nhắt, thỏ... Kết quả cho thấy vaccine tạo được miễn dịch cao trên động vật.

"Vaccine đã được đánh giá có tính an toàn, khả năng miễn dịch hiệu lực bảo vệ trên động vật. Vì vậy, IVAC trình Bộ Y tế để thử nghiệm trên người, dự kiến vào cuối tháng 1/2021", Viện trưởng IVAC nói.

Vaccine Covid-19

Vaccine Covid-19 được IVAC tại Nha Trang nghiên cứu thành công, ngày 30/12. Ảnh: Xuân Ngọc.

Trước đó, IVAC dự kiến thử nghiệm lâm sàng vào tháng 3/2021. Như vậy, tiến độ nghiên cứu nhanh hơn hai tháng.

Theo kế hoạch, IVAC phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (NIHE), Đại học Y Hà Nội để thử nghiệm lâm sàng vaccine. Vaccine sẽ được chia ra nhiều hàm lượng liều khác nhau ứng với liều tiêm khác nhau.

Vaccine được thử với nhiều nhóm đối tượng, qua ba giai đoạn. Quá trình đó, IVAC cùng các đơn vị của Bộ Y tế sẽ theo dõi tình hình của tình nguyện viên, diễn ra thuận lợi sẽ tiến hành các bước tiếp theo.

Tình nguyện viên tham gia thử nghiệm giai đoạn 1 tuổi từ 18 đến 59, khỏe mạnh, không mắc bệnh nền và được sàng lọc kỹ, cùng những tiêu chí đặc thù khác.

Hồi tháng 5, IVAC bắt đầu thực hiện nghiên cứu vaccine Covid-19, sau khi phía Mỹ chuyển chủng dự tuyển có tên NDV-Lasota-S để cùng phát triển. Mục tiêu là sản xuất được vaccine và hoàn thành thử nghiệm lâm sàng ba giai đoạn trong 18 tháng.

Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu sản xuất hai vaccine cúm mùa và cúm H5N1, IVAC thiết lập quy trình bào chế vaccine này tương tự, sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi.

Mặt khác, IVAC đã có giống gà Pháp được lấy trứng theo quy trình sạch để phục vụ nghiên cứu. Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu tiêm chủng NDV-Lasota-S vào dịch niệu đệm trứng gà. Quá trình nuôi cấy, virus phát triển túi dịch thì hút dịch chứa virus ra ngoài.

Sau đó, họ bắt đầu quá trình tinh chế, lọc tách lấy virus và dùng hóa chất để làm chết virus (bất hoạt). Virus lúc này không còn khả năng gây bệnh, song vẫn giữ nguyên đặc tính ban đầu.

Các nhà khoa học dùng sản phẩm này bào chế sản xuất vaccine. Kết quả ban đầu khá tốt, chủng phát triển tốt và thích ứng với quy trình công nghệ hiện có.

Vaccine Covid-19 dự kiến được thử nghiệm lâm sàng vào tháng 1/2021. Ảnh: Xuân Ngọc.

Vaccine Covid-19 dự kiến được thử nghiệm lâm sàng vào tháng 1/2021. Ảnh: Xuân Ngọc.

IVAC là nhà sản xuất có tiến độ nghiên cứu vaccine Covid-19 nhanh thứ hai hiện nay tại Việt Nam.

Trước IVAC là Công ty Nanogen với sản phẩm Nanocovax, đã thử nghiệm vaccine trên người giai đoạn một từ ngày 10/12. 40 tình nguyện viên đã được tiêm vaccine liều 25 và 50 mcg, hiện đều khỏe mạnh và không xuất hiện triệu chứng bất thường.

Xuân Ngọc/vnexpress.net

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin