Chi tiết tin tức

Suy nghiệm về nền giáo dục toàn cầu góc nhìn khoa học và Phật giáo

10:54:00 - 04/11/2014
(PGNĐ) -  Một số nhà đặc dị công năng như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý, Nghiêm Tân rõ ràng đã làm được. Trương Bảo Thắng đã biến một bức tranh bị xé vụn, vò cục, ngâm nước, phục nguyên trở lại tình trạng nguyên vẹn như ban đầu
CaNền giáo dục cung cấp một số kiến thức nền tảng cho trẻ em và thanh thiếu niên để khi chúng lớn lên, chúng hiểu về thế giới mà mình đang sống và có một số kỹ năng chuyên môn để làm việc. Giáo dục sẽ thất bại khi cung cấp kiến thức nền tảng sai lầm hoặc thiếu sót khiến chúng hiểu sai hoặc không hiểu rõ thế giới. Từ đó phát sinh bao nhiêu điều tệ hại cho con người và xã hội. Trước khi đi vào nội dung chủ yếu, xin điểm lại vài nét về những sai lầm giáo dục đã từng xảy ra trong lịch sử.
 
Nền giáo dục của Nho giáo
 
Ở phương đông thời cổ, nền giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất trong xã hội là Nho giáo. Triết lý giáo dục của Nho giáo là Tam Cương 三綱 ba giềng mối căn bản (Quân Thần 君臣, Phụ Tử 父子, Phu Phụ 夫婦), là Ngũ Thường 五常 năm đạo lý căn bản mà xã hội loài người phải luôn luôn tuân thủ (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín 仁義禮智信). Nho giáo quy định và giải thích rõ các đạo lý đó là như thế nào. Cho tới tận ngày nay các đạo lý đó vẫn còn được nhân dân các nước Á Đông coi trọng và tuân thủ. Đó là thành công của nền giáo dục.
 
Tuy nhiên một số chi tiết đã quá đà khi Nho giáo phát triển, Hiếu và Lễ từ chỗ là sự cần thiết trong quan hệ gia đình và xã hội, được Tăng Sâm phát triển đến chỗ chúng trở thành những hành vi và nghi thức được qui định chặt chẽ đến mức phiền toái và trói buộc, ví dụ nói thân thể là do cha mẹ tạo thành nên làm con không dám làm điều chi thương tổn đến thân thể, từ đó dẫn đến thái độ co đầu rụt cổ trước hiểm nguy, hoặc cha mẹ chết con cái phải để tang đến 3 năm, trong 3 năm đó có nhiều điều không được phép làm, khiến lãng phí nhiều thời gian. 

Nho học phát triển cũng tạo ra nhiều phiền toái cho nhân sinh trong cuộc sống đời thường với nhiều ràng buộc, có khi phi lý. Ví dụ đời Hán, Ban Chiêu ( 班昭_45-116 CN), em gái của sử học gia Ban Cố, trong sách Nữ giới 女誡 (Lời khuyên răn đối với phụ nữ) bà nói : “Trinh nữ bất giá nhị phu” 贞女不嫁二夫 (Gái trinh không lấy hai chồng) ý bà muốn khuyên phụ nữ nếu lỡ chồng chết sớm, nên thủ tiết thờ chồng. Nếu với Ban Chiêu đời Hán, việc thủ tiết còn là tự nguyện của phụ nữ, thì đến Trình Di đời Tống, trong sách Cận tư lục 近思录đã đẩy việc thủ tiết đến cực đoan, có người hỏi ông nếu có người phụ nữ chồng chết mà nghèo quá không thể tự lập được, có nên tái giá không, ông cho rằng chết đói là việc rất nhỏ, thất tiết là việc rất lớn. “ Ngạ tử sự cực tiểu, thất tiết sự cực đại” 饿死事极小,失节事极大 Như vậy phụ nữ không còn đường tái giá ! Một quan niệm giáo dục bị đánh giá là sai lầm.
 
Cho đến đời Tống thì nhiều quy định của các Nho gia sau này đã đi quá đà và làm cho nền giáo dục thất bại. Ví dụ quy định về Tam Tòng đối với phụ nữ : Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử在家從父 出嫁從夫 夫死從子 (lúc chưa lấy chồng phải nghe theo lời cha, đã lấy chồng phải theo chồng, nếu chồng chết phải nghe theo con trai). Như vậy phụ nữ không có sự tự chủ, phải lệ thuộc hoàn toàn vào đàn ông con trai. Quy định này dựa trên quan điểm cho rằng con gái thấp kém hơn con trai. 

Ngay từ lúc Nho giáo đang hình thành, xã hội đã có quan niệm trọng nam khinh nữ. Khổng Tử có 3000 học trò nhưng không có ai là nữ .
 
Thời cổ, con gái không được học hành, không biết chữ, không có tri thức nên phải chịu số phận phụ thuộc. Thậm chí Khổng Tử còn đánh đồng phụ nữ và tiểu nhân “唯女子与小人为难养也” duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã ( Chỉ có con gái và tiểu nhân là khó nuôi dạy). Hậu thế thường dựa vào đây để phê phán Khổng Tử phân biệt nam nữ. Tuy nhiên cũng nên hiểu rằng tiểu nhân ngày xưa chỉ có nghĩa là người nhỏ chứ chưa có nghĩa là người xấu. Tiểu nhân là người vô học, không có chí lớn, không làm được việc lớn, có nhiều cố chấp, khó dạy dỗ. Phụ nữ vì không được học hành, nên cũng dễ rơi vào tình trạng giống như tiểu nhân. Chế độ phong kiến xưa qui định 7 trường hợp nam có quyền bỏ vợ gọi là phụ nhân thất xuất 妇人七出 (7 điều người đàn bà có chồng phải ra đi ) được ghi trong sách Đại Đới Lễ Ký : 1. Bất thuận phụ mẫu, vi kỳ nghịch đức dã (không hiếu thuận với cha mẹ, làm điều trái với đức) 2. Vô tử, vi kỳ tuyệt thế dã (Không có con trai là điều khiến cho không có người nối dõi) 3. Dâm, vi kỳ loạn tộc dã (dâm khiến cho dòng họ bị rối loạn) 4. Đố, vi kỳ loạn gia dã ( đố kỵ làm cho gia đình rối rắm) 5. Hữu ác tật , vi kỳ bất khả dữ cộng tư thình dã ( Có tật bệnh nặng khiến không thể ăn cùng mâm được) 6. Khẩu đa ngôn, vi kỳ ly thân dã (miệng lắm lời khiến người thân ly tán) 7.Thiết đạo, vi kỳ phản nghĩa dã ( trộm cắp, làm trái với điều nghĩa).
 
Khổng Tử 19 tuổi, lấy Bà Ngột Quan thị, sinh ra Khổng Lý, sau thời gian dài chung sống, đã bỏ vợ vì lý do vợ lắm lời. Mẹ chết, Khổng Lý khóc, Khổng Tử còn phê bình: “Hi! kỳ thậm dã” 嘻!其甚也 (Ôi thật quá đáng!) Con trai của ông là Khổng Lý cũng từng bỏ vợ. Rồi cháu nội ông là Khổng Cấp cũng bỏ vợ. Con của Khổng Cấp là Khổng Bạch, tự Tử Thượng, khi mẹ chết còn không được để tang, có người hỏi tại sao, Khổng Cấp nói: “Bất vi Cấp dã thê giả, thị bất vi Bạch dã mẫu” 不为伋也妻者,是不为白也母 (Không phải vợ của Cấp thì không phải mẹ của Bạch). Hậu thế có câu “ Khổng thị tam thế xuất thê” ( Họ Khổng ba đời bỏ vợ). Chẳng những thế, học trò nổi tiếng nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm cũng bỏ vợ vì lý do “lê chưng bất nhục” 梨蒸不熟 (nấu canh lê không chín) tức là vì không cẩn thận, không chu đáo nên bị chồng bỏ. Đến vị Á thánh của Nho giáo là Mạnh Tử cũng suýt bỏ vợ. Một lần ông bước vào phòng ngủ của mình mà không gõ cửa, vô tình nhìn thấy vợ trong tình trạng khỏa thân, thế là ông đòi bỏ vợ vì cho rằng thế là vô lễ, may mà bà mẹ can ngăn nói rằng chính ông có lỗi là không gõ cửa, nên việc bỏ vợ không thành.
 
Qua những câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng Nho giáo thiếu tôn trọng và đối xử có phần bất công nghiệt ngã với phụ nữ. Tinh thần trọng nam khinh nữ quá nặng nề. Một trong những việc thiệt thòi nhất của phụ nữ là không được học hành, việc học ngày xưa chỉ dành riêng cho nam giới. Tại sao trai có thể năm thê bảy thiếp mà buộc gái phải chính chuyên một chồng ? Tại sao con gái không được đi học? 

Tại sao có quy định 7 điều đàn ông có thể bỏ vợ, mà không có quy định tương tự để đàn bà có thể bỏ chồng ? Thậm chí khi đàn bà kiện chồng để xin ly dị dù pháp luật xử họ thắng kiện, đàn bà vẫn bị một điều khoản bất công là phải ngồi tù vì dám kiện chồng. 

Đó là điều thực tế đã xảy ra cho nữ thi nhân Lý Thanh Chiếu đời Tống. Chồng bà là Triệu Minh Thành bệnh chết mà đất nước loạn lạc, quân Kim cứ tràn xuống tấn công, khiến bà cũng như triều đình nhà Tống cứ phải chạy loạn nay đây mai đó. Hàng châu, Việt Châu, Đài Châu, Kim Hoa…là những vùng miền bà đã lần lượt trải qua, sống một mình trong cảnh cô tịch, khốn đốn. Bà cần có một chỗ dựa nhưng bị lừa dối, lấy phải người chồng thứ hai không tử tế là Trương Nhữ Châu, chưa được một năm, bà gởi đơn kiện chồng và xin ly hôn. Bà thắng kiện nhưng theo luật đời Tống, vợ kiện chồng dù đúng cũng bị phạt tù hai năm. May mắn vì bà là phụ nữ tài hoa, nổi tiếng nên quan lớn Kỳ Sùng Lễ hết lòng giúp đỡ, giảm miễn cho bà những việc lao khổ trong tù.
 
Tuy nhiên không phải tất cả phụ nữ đều không được học hành, trong những nhà quyền quý, con gái cũng được học và không ít trường hợp, nữ cũng xuất chúng chẳng kém gì nam giới. Một trong những trường hợp điển hình là Bà Ban Chiêu ( 班昭 _45-116 CN) đời Đông Hán, Bà được xem là nữ sử học gia đầu tiên của Trung Quốc và cả của thế giới. Anh cả của bà là Ban Cố viết sách Hán Thư, chưa xong thì qua đời, bà đã thay anh hoàn thành bộ sách này, nó sánh ngang với bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên. Anh hai của bà là Ban Siêu, nhà chinh phục Tây Vực lừng danh đời Đông Hán, ra đi lúc còn trẻ, đến lúc già đầu bạc vẫn chưa được trở về. Ban Chiêu đã xin với Đặng thái hậu, người thực sự cầm quyền sau khi Hòa Đế băng mà con còn nhỏ, để xin cho anh hai được trở về kinh đô. Bà có học vấn uyên thâm nên được cả triều đình kính trọng, thường đến Đông Quan tàng thư các giảng kinh sách cho các quan lại, nho sinh và cả một số học giả như Mã Dung, Mã Tục, tất cả họ đều là nam. 

Như thế chứng tỏ nữ có học vấn vẫn có địa vị cao trong xã hội. Bà đã viết sách Nữ giới女誡 để khuyên răn phụ nữ, đồng thời cũng đề xuất ý kiến rằng con gái cũng nên được hưởng chế độ giáo dục giống như con trai. Bà cũng có viết bài Đông chinh phú 东征赋 trong đó có kể những địa danh bà đã đi qua, nhắc lại việc Khổng Tử đã từng đi qua và gặp nạn như đất Khuông, đất Bồ, bà vẫn tôn kính Khổng Tử như bậc thánh, mặc dù vẫn có bất đồng là muốn cho con gái cũng được học hành như con trai. 

Cuộc đời bà là một minh chứng rằng phụ nữ cũng chẳng kém gì nam giới. Ôn lại một chút lịch sử để thấy rằng nền giáo dục từ xưa đã phạm nhiều sai lầm. Một trong những sai lầm nghiêm trọng còn di chứng đến ngày nay là cách đối xử phân biệt nam nữ.
 
Thời xưa con gái không được đi học, phải chịu số phận phụ thuộc vào cha, vào chồng và vào con trai. Chồng chết, phụ nữ (từ đời Tống về sau) còn không được tái giá, phải thủ tiết thờ chồng, trong khi trai năm thê bảy thiếp, xã hội vẫn chấp nhận. Tập quán trọng nam khinh nữ đến ngày nay vẫn còn biểu hiện rất rõ ràng. Tại các nước hoặc vùng lãnh thổ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, nam thừa nữ thiếu do người ta cố tình chọn giới tính, khiến đàn ông không thể tìm được phụ nữ để làm vợ, phải tìm vợ tại các nước khác như Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippines…
 
Ngay tại Việt Nam, sau 1975, trong điều tra dân số, nữ vẫn còn nhiều hơn nam. Nhưng ngày nay thì ngược lại, mất cân bằng giới tính đã xảy ra, tỉ lệ nam/nữ năm 2014 là 114/100 nghĩa là có tới 114 bé trai sánh với 100 bé gái, như thế về sau sẽ có 14 nam thanh niên không thể tìm được vợ, ấy là chưa kể một số phụ nữ còn đi lấy chồng Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc khiến cho con trai Việt Nam càng khó kiếm vợ hơn nữa.
 
Thất bại trong giáo dục thời xưa còn ở chỗ quá chú trọng văn chương thơ phú mà thiếu tri thức về khoa học, vì xã hội không đề cao khoa học, dẫn đến việc Á Đông bị lạc hậu trong khoảng hai thế kỷ, bị phương Tây bỏ xa, bị xâm lấn, phải chạy theo đến nay một số mặt vẫn còn chưa bắt kịp.
 
Nền giáo dục thời phong kiến có nhiều chỗ khiếm khuyết đã đành, còn nền giáo dục hiện đại của các nước tiên tiến thì có chỗ nào chưa được đúng đắn không ? chúng ta tiếp tục nghiên cứu.
 
Tổng quan về nền giáo dục hiện đại
 
Nền giáo dục hiện đại thì toàn diện hơn xưa rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập. Bất cập là không theo kịp sự phát triển của xã hội, của thời đại. Bất cập là biết đã sai rồi nhưng vẫn tiếp tục giảng dạy cho học sinh vì không dám thay đổi, bởi vì hoang mang không biết chân lý ở đâu. 

Ví dụ chủ nghĩa duy vật vẫn được tiếp tục giảng dạy mặc dù các nhà vật lý hàng đầu thế giới hiện nay không còn dám khẳng định vật chất là nền tảng duy nhất của vũ trụ, họ thật sự không biết vật chất là gì. Không phải chỉ có những nước cộng sản mới theo chủ nghĩa duy vật mà hầu hết các nhà khoa học ở các nước tây phương đều theo chủ nghĩa duy vật, đại biểu của họ là Einstein. 

Họ cho rằng nền tảng của vũ trụ vạn vật là vật chất. Thế giới là khách quan, không gian, thời gian, khối lượng vật chất đều có thật, vật có tự tính, đặc điểm riêng mà con người có thể cân đo đong đếm. 

Mặc dù hiện nay đã có đầy đủ bằng chứng khoa học để nói ngược lại rằng thế giới là chủ quan; không gian, thời gian, số lượng vật chất đều không có thật, chỉ là biểu kiến, là ảo. Nhưng tuyệt đại đa số nhất quyết không tin, nhất quyết bám víu vào những quan niệm cổ điển. 

Điều đó phản ánh sự thất bại của nền giáo dục, thê thảm không kém gì đời xưa. Những người có trách nhiệm thiết lập chương trình giáo dục, hoặc bất cập không theo kịp tiến bộ của khoa học, hoặc hoang mang không biết có nên dạy cho học sinh những điều mới mẻ không, thôi thì cứ dạy đại trà bổn cũ soạn lại như thế, những đứa nào thông minh thì tự mình tìm hiểu thêm, còn số đông thì thà để chúng mê muội, chứ nếu dạy cái mới chúng cũng không thể hiểu, mà ngay cả thầy cô giáo của chúng cũng không có mấy người hiểu được, bởi vì những kiến thức mới này quá xa lạ với cuộc sống đời thường. 

Các tôn giáo lớn như Phật giáo chẳng hạn, đã đi trước khoa học rất xa, các tổ sư hiểu rõ những điều khoa học ngày nay mới khám phá, họ đã viết ra cả ngàn bộ kinh để mô tả nhưng cũng không thể diễn tả rõ ràng được bởi vì tri thức thế gian đời xưa rất hạn chế, mà nếu không dùng tri thức thế gian thì làm sao nói cho người thế gian hiểu ? họ đã truyền bá những tri kiến phi thường đó trong hơn 2500 năm qua mà cũng đâu có mấy người hiểu. 

Họ đành phải truyền trong phạm vi rất hẹp của tông phái theo kiểu giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự, thầy trực tiếp truyền cho trò theo kiểu tâm truyền tâm. 

Kết quả là cả Trung Quốc rộng lớn, dân số đến nay lên tới 1,35 tỉ người, mà trong 2000 năm qua, chỉ thống kê được có hơn 5000 người giác ngộ, hiểu điều gì đức Phật muốn truyền dạy.
 
Quả thật là bi kịch của nền giáo dục khi người ta hiểu rằng chỉ có thể dạy cho học sinh những điều sai lầm hoặc bất cập mà vẫn cứ phải tiếp tục dạy. 

Ví dụ ở các nước xã hội chủ nghĩa, người ta vẫn cứ tiếp tục dạy triết học Mác –Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học. Trên khắp thế giới, người ta vẫn tiếp tục dạy Sinh vật tiến hóa luận của Darwin, cơ học cổ điển của Newton (thậm chí người ta còn suy tôn Newton là nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại), lý thuyết về tập hợp là nền tảng toán học của David Hilbert. Rất nhiều thầy cô giáo cũng không hề biết có những vấn đề gì trong những môn học đó. Mà không biết thì tốt hơn là biết, bởi vì nếu biết thì người ta sẽ mất hứng trong việc dạy học. 

Giống như việc nếu người ta biết ăn cục thịt thì sẽ phải trả cục thịt thì sẽ không còn lòng dạ để ăn nữa. Một nền giáo dục cứ mơ mơ hồ hồ như vậy, đào tạo các chuyên viên ngân hàng quản lý tài chính; đào tạo các kỹ sư để làm đường sá, xây dựng nhà cửa, chế tạo máy móc thiết bị; đào tạo y bác sĩ để trị bệnh về thân xác của con người; và đành chịu bất lực trước nỗi bất an về tâm lý, trước tệ nạn xã hội, trước các bệnh dịch và bệnh nan y, trước chiến tranh bạo lực, trước thiên tai, trước viễn ảnh đen tối của loài người khi các nguồn tài nguyên cạn kiệt, trước nạn thất nghiệp ngày càng trầm trọng…
 
Một nền giáo dục như vậy khó có thể đánh giá là thành công, bởi vì nói một cách cơ bản là nó không mang lại sự hiểu biết chân chính, không mang lại sự an tâm hạnh phúc cho mọi người, mà chỉ mang lại tiền tài danh vọng cho một số người, nói chung có mang lại tiện nghi vật chất, cơm ăn áo mặc cho mọi người, nhưng xã hội thì ngày càng bất an, vấn đề phát sinh ngày càng nhiều và khó giải quyết ví dụ như nạn ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính gây ra nạn tăng nhiệt độ trung bình làm tan băng, vũ khí hạt nhân đe dọa hủy diệt thế giới, con người bi quan mất lòng tin, nạn bạo lực dã man vẫn còn rất nhiều…
 
Những vấn đề cụ thể của nền giáo dục hiện đại
 
Vật lý học
 
Vật lý là môn khoa học về thế giới vật chất khách quan. Nhưng kể từ cuộc thí nghiệm về rối, vướng víu lượng tử (quantum entanglement) của Alain Aspect tại Paris năm 1982, người ta hiểu ra rằng vật (ví dụ như hạt photon hay hạt electron) không còn là khách quan nữa mà là chủ quan, bởi vì những đặc trưng của hạt photon như khối lượng, điện tích, số spin…không phải là có sẵn mà là do tâm lý của người khảo sát gán ghép vào. 

Tính chất này khoa học gọi là phi hiện thực (non realism). Photon cũng không có một vị trí nhất định trong không gian, tính chất này khoa học gọi là bất định xứ (nonlocal), còn kinh điển xưa của Phật giáo gọi là vô sở trụ. Một photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai vị trí khác nhau trong không gian. 

Khoảng cách giữa hai vị trí đó chỉ là biểu kiến (ảo) chứ không phải thật, bởi vì nếu có thật thì phải mất thời gian để tín hiệu truyền từ vị trí này tới vi trí kia. Khảo sát cho thấy không mất thời gian cũng không có vấn đề truyền tín hiệu.

Sự thật là hai hạt photon chỉ là một và khoảng cách là không có thật. Năm 2012, Maria Chekhova của đại học Moscow còn làm được thí nghiệm cho một photon xuất hiện tại 100.000 vị trí khác nhau trong không gian và tất cả đều vướng víu (entangled). 

Như vậy, chứng tỏ số lượng cũng chỉ là ảo chứ không phải thật, 100.000 photon thật ra chỉ là một photon. Ngoài ra thí nghiệm hai khe hở do Herman Batelaan thuộc trường Đại học Nebraska-Lincoln, cùng với các đồng nghiệp ở đó và tại Viện Vật lý Lý thuyết Perimeter ở Waterloo, Canada, cũng báo cáo cho biết họ vừa tạo ra một thí nghiệm hai khe tuân theo phương pháp luận chính xác của thí nghiệm tưởng tượng Feynman. 

Công trình được công bố đầu năm 2014. Thí nghiệm này chứng tỏ khi bị quan sát thì hạt electron vốn là sóng, đã biến thành hạt. Như vậy hạt vật chất (electron) không phải khách quan mà chỉ là chủ quan của con người, nó không có thật mà chỉ là tưởng tượng của lục căn khi tiếp xúc với lục trần, bản chất của nó chỉ là thức. Electron chính là vật mà chúng ta thấy hàng ngày như nhà cửa, xe cộ, núi sông, tinh tú…
 
Tính cứng hay mềm, bền hay không bền của vật còn bị chi phối bởi hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi những hạt proton hay neutron, nhưng tất cả đều có tính chất lượng tử, có khi là sóng, có khi là hạt giống như electron. Nguyên lý toàn ảnh chính là lời giải thích tại sao một ảnh ảo vốn không có bề dày lại có thể biến thành một vật thật trong không gian 3 chiều. Điều này Huệ Thi thời Chiến Quốc đã nhận ra khi ông nói無厚不可積也,其大千里 (Vô hậu bất khả tích dã, kỳ đại thiên lý) Không bề dày không thể tích lũy, cái lớn của nó là ngàn dặm. Không thể tích lũy là ý ông muốn nói không có số lượng. Người ở ngoài toàn ảnh thì biết đó chỉ là vật ảo, còn người ở trong toàn ảnh thì không thể biết là ảo vì lục căn của anh ta đều có thể tiếp xúc với vật, nên cho rằng đó là vật thật.
 
Toán học và các môn khoa học khác bị sụp đổ theo
 
Giải thích tới đây thì chúng ta đã thấy rõ vật lý học và toán học cổ điển đã bị sụp đổ hoàn toàn vì không gian, thời gian và số lượng, 3 đại lượng nền tảng của các khoa học đó đã bị sụp đổ. Sự kiện này còn kéo theo sự sụp đổ của rất nhiều môn khoa học khác nữa như hóa học, sinh học, kinh tế học, cũng như môn triết học duy vật. Nói theo tiến sĩ vật lý Amit Goswami, ý thức có thể tạo ra vật chất. 

Còn nói theo Phật giáo từ ngàn xưa là thế giới do tâm tạo (Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức). Vậy các môn học đó không mô tả một thực tế khách quan mà chỉ mô tả một thói quen tâm lý nhận thức phổ biến. Ví dụ cơ học Newton mô tả một mũi tên bắn ra, lực của dây cung sẽ đẩy mũi tên bay về phía đích, thời gian bay sẽ tùy thuộc vào tốc độ của mũi tên và khoảng cách giữa người bắn và đích. 

Tại sao nói đó chỉ là một thói quen tâm lý ? Bởi vì các giác quan (lục căn) quen nhận thức như vậy. Tại sao nói thói quen đó là phổ biến? 

Bởi vì nhiều người có cùng nhận thức như vậy. Tại sao nói đó không phải là chân lý ? Bởi vì có một kiểu nhận thức khác không phổ biến nhưng không phải không có. Đó là nhận thức của Zenon, triết gia cổ đại Hy Lạp, ông ta cho rằng mũi tên không thật sự di chuyển và không bao giờ tới đích. Bởi vì nhân loại chưa thấy có một thực nghiệm nào chứng tỏ nhận thức của Zenon là có cơ sở thực tế nên người ta dạy cho sinh viên triết học rằng Zenon ngụy biện. 

Thế nhưng năm 1979 tại Trung Quốc, Hầu Hi Quý đã biểu diễn cho hai cán bộ công an và quần chúng ở Du huyện tỉnh Hồ Nam thấy viên đạn bắn ra từ cây súng của chính công an không đi đến đích, đúng như mô tả của Zenon. Hầu Hi Quý sẵn sàng đưa ngực cho anh công an tên Lưu Tư Lý bắn, anh ta không dám bắn nên ông phải tự bắn vào đùi của mình, kết quả ông không hề bị thương, mọi người rõ ràng nghe thấy tiếng nổ chát chúa nhưng viên đạn vẫn không chuyển động, nó nằm y nguyên trong nòng súng. 

Một lần khác Hầu Hi Quý bắn vào bàn tay của huyện trưởng Khâu Đức Đỉnh của huyện Hán Thọ tỉnh Hồ Nam, lần này thì viên đạn có bắn ra, vỏ đạn văng xuống đất, nhưng viên đạn không đi qua bàn tay mà ngoan ngoãn chui vào túi áo trong của ông huyện trưởng. Nhưng mô tả như vậy cũng chưa chính xác bởi vì hai lớp túi áo ngoài và áo trong không hề bị rách, chứng tỏ viên đạn không hề chui qua lớp áo. 

Chính xác là viên đạn biến mất khỏi nòng súng và xuất hiện bên trong túi áo trong của ông ta. Chúng ta không thể tin nổi sự kiện này nếu không hiểu hiện tượng rối, vướng víu lượng tử (quantum entanglement). Tín hiệu không hề truyền qua khoảng cách giữa hai photon, điều đó hoàn toàn khớp với việc đầu đạn không hề di chuyển qua khoảng không gian giữa nòng súng và túi áo, không hề đi xuyên qua bàn tay, do đó không làm bàn tay bị thương. 

Trương Bảo Thắng cũng từng nhiều lần biểu diễn lấy các viên thuốc ra khỏi chai bằng thủy tinh mà không mở nắp. Các viên thuốc không hề đi xuyên qua vỏ chai nên vỏ chai không hề bị thủng. Chúng chỉ đơn giản biến mất khỏi không gian bên trong chai thuốc và xuất hiện ở bên ngoài, bởi vì về bản chất vỏ chai thuốc và các viên thuốc đều là vật ảo.
 
Toán học sụp đổ, vì năm 1931 Kurt Godel khám phá và chứng minh định lý bất toàn. Định lý này nói rằng không có một hệ thống duy lý nào mà không có mâu thuẫn. Điều này cũng giống như bên vật lý học, dù có cả tỉ trường hợp thấy viên đạn bay tới đích vẫn có một trường hợp viên đạn không di chuyển và không đi tới đích. Toán học sụp đổ còn vì hiện tượng rối lượng tử chứng tỏ số lượng chỉ là ảo tưởng, không có thật.

Trong tin học hiện đại thì số lượng cũng đã trở nên mông lung, mơ hồ. Khi ta đưa một tấm ảnh lên mạng internet thì số lượng của nó là bao nhiêu? Toàn bộ thông tin trong sách vở của một thư viện lớn có thể nằm gọn trong cái thẻ nhớ to bằng cái móng tay. Người ta đã tính thiên kinh vạn quyển của Phật giáo trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh chỉ chiếm 2GB trong bộ nhớ. Thuyết Big Bang nói toàn bộ vũ trụ ban đầu chỉ là một chất điểm cực nhỏ. Toán học chỉ là sự tính toán tùy tiện mang tính thực dụng trong đời thường chứ không có cơ sở vững chắc. Những sư tổ về toán học như Grottlob Frege về Số học, và David Hilbert về Hình học, họ muốn xây dựng cơ sở nền tảng thật vững chắc cho toán học nhưng giấc mộng của họ đã sụp đổ tan tành, chính vì định lý bất toàn của Kurt Godel.
 
Sinh học
  
Sinh vật tiến hóa luận của Darwin là một thành tựu vĩ đại của sinh học trong thế kỷ 19. Nó lý giải một cách rất khoa học sự phát triển của sinh vật từ đơn bào tới đa bào, tới sinh vật cấp thấp rồi sinh vật cấp cao, cuối cùng là loài người. Nó khẳng định rằng tổ tiên gần gũi của loài người là loài vượn. Còn tổ tiên xa có thể là loài cá ở đại dương. Có người cụ thể hóa sự tiến hóa đó bằng hình ảnh video như sau:
 
Giả thuyết con người do con cá tiến hóa mà thành, xem
 
Nhưng trong thế kỷ 20, người ta khám phá nhiều bằng chứng mới cho thấy Sinh vật tiến hóa luận của Darwin chỉ là một giả thuyết không có đủ cơ sở để thuyết phục. Chẳng hạn “cây sự sống” (Tree of Life). Theo thuyết Darwin, sự sống phải giống như một cái cây, với một gốc chung, sau đó tách ra thành nhiều nhánh khác nhau. Và giả thuyết này liên tục được nhấn mạnh trong các nguồn tài liệu của những người theo phái tiến hóa, nơi mà khái niệm “cây sự sống” thường xuyên được sử dụng.

Theo khái niệm “cây tiến hóa” này, các ngành sinh vật – đơn vị cơ bản của hệ thống phân loại giữa các sinh vật – xảy ra theo nhiều giai đoạn, như trong sơ đồ bên dưới. 

Theo thuyết Darwin, một ngành xuất hiện trước tiên, và sau đó các ngành khác phải từ từ xuất hiện từ đó, cùng với những thay đổi nhỏ liên tục trong thời gian rất lâu dài. Giả thuyết này dẫn tới việc: số lượng các ngành động vật phải tăng dần theo thời gian.

Cây sự sống- Giả thuyết
Sơ đồ cây sự sống theo thuyết tiến hóa của Darwin
 
 
Nhưng trong thực tế hoàn toàn khác hẳn CaySuSong-ThucTe
 
Sơ đồ tiến hóa theo thực tế. Khoảng 100 ngành đột nhiên xuất hiện trong kỷ Cambri. Sau đó, số lượng các ngành giảm nhiều hơn là tăng (bởi vì một số ngành đã bị tuyệt chủng)
 
Thực tế hoàn toàn ngược lại: các chủng loài động vật đã rất khác nhau và rất phức tạp, ngay từ thời điểm chúng lần đầu tiên xuất hiện. Hầu như tất cả các ngành động vật đã được biết ngày nay, xuất hiện trong cùng một khoảng thời gian, trong thời kỳ địa chất gọi là “kỷ Cambri”. Kỷ Cambri là một thời kỳ địa chất ước tính đã kéo dài khoảng 65 triệu năm, bắt đầu từ khoảng năm 570 triệu kéo dài cho tới năm 505 triệu trước đây. 

Nhưng thời kỳ mà các họ động vật lớn xuất hiện đột ngột thậm chí nằm lọt trong một khoảng thời gian còn ngắn hơn thuộc kỷ Cambri, thường được gọi là “sự bùng nổ kỷ Cambri”. Stephen C. Meyer, PA Nelson, và Paul Chien, trong một bài viết năm 2001 dựa trên một cuộc khảo sát tài liệu chi tiết năm 2001, lưu ý rằng “Sự bùng nổ kỷ Cambri xảy ra trong vòng một khung thời gian địa chất cực hẹp, kéo dài không quá 5 triệu năm”.

Các hóa thạch được tìm thấy trong các khối đá thuộc kỷ Cambri gồm rất nhiều sinh vật rất khác nhau, như ốc sên, bọ ba thùy, bọt biển, con sứa, sao biển, sò ốc, vv… Hầu hết các sinh vật trong lớp địa chất này có các hệ thống phức tạp và cấu trúc cao cấp, như mắt, mang, và hệ tuần hoàn, hoàn toàn giống như trong các mẫu vật hiện đại.
 
Richard Monastersky, một cây bút của tạp chí ScienceNews đã phát biểu như sau về “sự bùng nổ kỷ Cambri” – một trong những mối đe dọa to lớn đối với thuyết tiến hóa: “Nửa tỉ năm trước đây, … các chủng loài động vật phức tạp mà chúng ta thấy ngày hôm nay, đột nhiên xuất hiện. Thời điểm đó, ngay khi bắt đầu kỷ Cambri của Trái Đất, khoảng 550 triệu năm trước đây, đánh dấu sự bùng nổ tiến hóa, lấp đầy các đại dương bởi các loài động vật phức tạp đầu tiên của thế giới”. (Richard Monastersky, “Những bí ẩn của phương Đông,” Discover, tháng 4 năm 1993, trang 40) Bài báo trên còn trích dẫn lời của Jan Bergström, một nhà cố sinh vật học đã nghiên cứu các lớp trầm tích thuộc đầu kỷ Cambri tại Trừng Giang 澄江tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, rằng, “Hệ động vật Chengjiang 澄江chứng tỏ rằng các ngành động vật lớn ngày nay đã xuất hiện từ đầu kỷ Cambri và rằng chúng cũng khác biệt nhau rõ ràng giống như ngày nay vậy”. (Richard Monastersky, “Những bí ẩn của phương Đông,” Discover, tháng 4 năm 1993, trang 40)
 
Làm thế nào Trái Đất lại đột nhiên tràn ngập một số lượng lớn như vậy các loài động vật, và làm thế nào nhiều chủng loài động vật không có tổ tiên chung có thể xuất hiện cùng lúc và đột ngột như thế, là một câu hỏi mà những người theo phái tiến hóa vĩnh viễn không trả lời được. Nhà động vật học thuộc Đại học Oxford tên là Richard Dawkins, một trong những người ủng hộ tư tưởng tiến hóa hàng đầu thế giới, đã nhận xét về thực tế đó như sau: Ví dụ các địa tầng đá thuộc kỷ Cambri… là những khối đá lâu đời nhất mà trong đó chúng ta tìm thấy hầu hết các nhóm động vật không xương sống lớn. Và chúng ta khám phá ra rằng nhiều chủng loài trong số chúng đã có trạng thái tiến hóa cao cấp, ngay từ khi chúng lần đầu tiên xuất hiện. Dường như chúng đã mọc lên ở ngay đó, mà không có bất kỳ lịch sử tiến hóa nào cả. (Richard Dawkins, trong sách “The Blind Watchmaker”, nhà xuất bản W. W. Norton, London, năm 1986, trang 229)
 
Phillip Johnson, một giáo sư tại Đại học California tại Berkeley đã mô tả sự mâu thuẫn giữa sự thật này với học thuyết Darwin, như sau: Thuyết Darwin dự đoán một “hình nón ngày càng đa dạng,” trong đó các sinh vật sống đầu tiên, hoặc các loài động vật đầu tiên, từng bước và liên tục đa dạng hóa để tạo ra các cấp phân loại cao hơn. Nhưng trong thực tế các mẫu hóa thạch động vật giống như một hình nón bị đảo ngược, với các ngành hiện diện ngay từ đầu và sau đó giảm dần. (Phillip E. Johnson, “Darwinism’s Rules of Reasoning,” in Darwinism: Science or Philosophy by Buell Hearn, Foundation for Thought and Ethics, năm 1994, trang 12) Như Phillip Johnson đã tiết lộ, hoàn toàn ngược lại với việc các ngành xuất hiện từng bước một, trong thực tế tất cả các chủng loài đã ra đời cùng một lúc trong giai đoạn “sự bùng nổ kỷ Cambri”. Và thậm chí nhờ bộ hồ sơ hóa thạch mà chúng ta đang có hiện nay, chúng ta còn biết rằng một số ngành động vật đã bị tuyệt chủng trong các thời kỳ sau đó. 

Như chúng ta có thể thấy, trong thời kỳ trước kỷ Cambri có 3 ngành sinh vật đơn bào khác nhau. Nhưng trong kỷ Cambri, khoảng chừng 60 tới 100 ngành động vật khác nhau đã xuất hiện một cách đột ngột. Trong các thời kỳ sau, một số ngành đã bị tuyệt chủng, và chỉ một số ít đã tồn tại cho đến thời đại của chúng ta. 

Nhiều hóa thạch sinh vật lâu hàng trăm triệu năm, so với sinh vật ngày nay thì thấy vẫn giống hệt, không thấy sự tiến hóa như học thuyết của Darwin nêu ra. Sau đây là những ví dụ:
 
Cá vây tay
Tuổi: 240 triệu năm
Thời kỳ: Kỷ Triat
Địa điểm: Ambilobe, Madagascar Cavaytay_hoathach Cavaytay_song
Cá vây tay ngày nay
 
 
Con gián
Tuổi: Hổ phách 50 triệu năm
Thời kỳ: Kỷ Eocene
Địa điểm: Kaliningrad, Nga

Gián hóa thạch
Con gián
 
Con dế
Tuổi: 125 triệu năm
Thời kỷ: Kỷ phấn trắng
Địa điểm: Crato Formation, Ceara, Brazil De_hoathach De_song
 

Ong bắp cày ngày nay
Ong bắp cày
Tuổi: 50 triệu năm (hổ phách)
Thời kỳ: Kỷ Eocene
Địa điểm: Kaliningrad, Nga Ongbapcay_hoathach Ongbapcay_song
Hình 1,2
 
Tóm lại, có rất nhiều bằng chứng cho thấy sinh vật không tuân theo lô gích của thuyết tiến hóa. Những mắt xích còn thiếu của chuỗi tiến hóa có thể sẽ chẳng bao giờ tìm thấy vì những suy luận của Darwin tuy rất có lý nhưng không phải là sự thật. Ví dụ, sự thật ngược hẳn với “cây sự sống” của học thuyết tiến hóa. 

Những xét nghiệm về ADN của những loài tương cận có khi khác xa nhau hơn những loài không có chút gần gũi nào, chẳng hạn trình tự ADN giữa rắn và cá sấu cùng là loài bò sát nhưng chỉ giống nhau 5%  trong khi hai loài rất khác nhau như gà và cá sấu có tới 17% trình tự ADN giống nhau. 

Những chứng cớ trên cho thấy thuyết sinh vật tiến hóa cũng bị chi phối bởi định lý bất toàn của Godel, có khi còn nặng nề hơn toán học và vật lý học. Thế nên sự thất bại của sinh vật tiến hóa luận cũng là số phận chung giống như các khoa học khác.
 
Sắc tức vật chất nói chung là đối tượng của Vật lý học; Lý tức ý thức là đối tượng của Triết học, Toán học và Lô gích học; Sắc (phần chất sống), Thọ, Tưởng, Hành, Thức là đối tượng của Sinh học. Tất cả đều có chung một tánh Không. Tất cả sự vật, kể cả vật vô tình như gỗ, đá, sắt và vật hữu tình như sinh vật, con người…bỗng nhiên xuất hiện, bỗng nhiên biến mất. Mặc dù luật nhân quả vẫn có hiệu lực trong một phạm trù nhất định, nhưng cũng không tuyệt đối, không có thế giới khách quan tuyệt đối, chỉ có thế giới khách quan tương đối do có nhiều người cùng thấy gần giống nhau, nghĩa là nhiều chủ quan giống nhau thì trở thành khách quan.
 
Tóm lại thất bại của nền giáo dục hiện đại là chỉ dạy cho học sinh phần nổi nhìn thấy được của tảng băng, còn phần chìm không nhìn thấy thì bỏ qua, không biết tới, không dạy. Mà phần chìm này lại trái ngược với phần nổi và có khi còn quan trọng hơn cả phần nổi.
 
Nền giáo dục hiện tại và kết quả của nó bao gồm hai mặt tốt và xấu  
 
Nhận thức khoa học và triết học của thế kỷ 18,19, 20 đang được mang ra giảng dạy cho học sinh trong nền giáo dục hiện đại của thế giới. Nó thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của xã hội loài người. Nó đem lại sự thay đổi rất lớn về mặt cảnh quan, đem lại rất nhiều tiện nghi cho đời sống vật chất. Tiện nghi vật chất thì mọi người đang hưởng thụ, nhưng đồng thời nó cũng đem lại nhiều hậu quả tai hại mà mọi người cũng đang phải đối diện :
 
Ô nhiễm môi trường: sản xuất công nghiệp đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Năng lượng lấy ở than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên, sông suối (thủy điện). Sự đốt cháy các nhiên liệu này để có năng lượng hoạt động gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường. Đập thủy điện cũng có tác hại không nhỏ về sinh thái. Trung Quốc được mệnh danh là công xưởng của thế giới, hiện nay bị ô nhiễm không khí và nguồn nước đến mức dân ở một số thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, ngột ngạt không còn chịu nổi. Năng lượng còn được cung cấp bởi các nhà máy điện nguyên tử. 

Các nhà máy này cũng có những rủi ro rất lớn, gây hậu quả rất nghiêm trọng như sự cố tại nhà máy điện Chernobyl tại Ucraina năm 1986 và sự cố tại nhà máy điện Fukushima Nhật Bản năm 2011. Do đó, nhiều nhà nước hiện nay, nhất là TQ đang nhanh chóng phát triển năng lượng sạch như quang năng (dùng panô mặt trời để tạo ra điện), phong năng (dùng turbin chạy bằng sức gió để tạo ra điện), hóa năng (dùng pin nhiên liệu, cho hydrogen qua màng lọc để giải phóng electron tạo ra dòng điện) v.v…
 
Hiệu ứng nhà kính : là hiệu ứng do khí carbonic (CO2 ) tích lũy trong bầu khí quyển của địa cầu quá nhiều, do sản xuất công nghiệp gây ra, có tác dụng giữ nhiệt, làm cho nhiệt độ trung bình trên địa cầu tăng lên, băng trên các dãy núi cao và ở hai cực của địa cầu tan chảy nhiều, nước đại dương dâng cao có thể nhấn chìm nhiều vùng ven biển rộng lớn. Triều cường càng ngày càng lớn là điều mà dân các nước ven biển như Việt Nam cảm thấy rất rõ. Triều cường theo sông rạch tiến sâu vào đất liền gây nhiễm mặn, tác hại cho cây trồng và đời sống con người là một vấn đề ngày càng nghiêm trọng.
 
Sự tranh giành nguồn tài nguyên giữa các nước phát sinh xung đột và chiến tranh : Cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1991) nhằm bảo vệ các mỏ dầu của Kuwait chống lại nước Iraq của Saddam Hussain. Cuộc tranh giành đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa TQ và Nhật Bản vì vị trí chiến lược của hòn đảo và cũng vì dầu mỏ và tài nguyên biển. 

Cuộc tranh giành Biển Đông trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa TQ, VN và các nước Đông Nam Á khác; cuộc tranh giành đảo Dokdo/Takeshima giữa Nhật Bản và Hàn Quốc; cuộc tranh giành quần đảo Kourines giữa Nga và Nhật; cuộc tranh giành khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachai Pradesh giữa TQ và Ấn Độ; cuộc tranh giành các tiểu vương quốc Jammu và Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan…chung quy cũng vì vấn đề tài nguyên lãnh thổ.
 
Chạy đua vũ trang: các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới công khai hoặc âm thầm tăng cường sức mạnh quân sự của mình, nói là để tự vệ nhưng thật ra cũng có thể tấn công khi thấy có cơ hội. Năm nước thường trực Hội đồng Bảo an LHQ đều có vũ khí nguyên tử. Một số nước khác cũng đã phát triển vũ khí nguyên tử, có tiến hành thử nghiệm là Ấn Độ, Pakistan, Bắc Triều Tiên. Israel không công khai thử nghiệm nhưng người ta cho rằng nước này cũng đã có vũ khí nguyên tử. Mỹ là nước có ngân sách quân sự lớn nhất thế giới, năm 2014 là 598 tỉ đô la, đứng thứ hai là TQ với 139 tỉ đô la, đứng thứ ba là Nga với 68 tỉ đô la. 

Các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới như Mỹ, Nga, TQ có rất nhiều đầu đạn hạt nhân có thể bắn tới các đối thủ chính bằng tên lửa đạn đạo phóng từ đất liền, trong các giếng ngầm hay hầm ngầm trong lòng đất, trên các bệ phóng di động, hay từ các tàu ngầm núp trong lòng biển. Họ cũng có vũ khí để phá hủy vệ tinh của đối phương trong không gian khiến cho các tên lửa đạn đạo không còn được hướng dẫn chính xác. Họ đều có hệ thống vệ tinh định vị riêng. Mỹ có GPS, Nga có Glonass, TQ có Bắc Đẩu. 

Về lực lượng quy ước, Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm (HKMH), Nga và TQ mỗi nước chỉ có một HKMH nhưng họ lại có rất nhiều tên lửa tầm xa, tầm trung và tầm ngắn, có khả năng đánh chìm HKMH và tàu chiến, ngăn chặn không cho HKMH của đối phương tiến gần bờ biển của họ. 

Nga có 15.000 xe tăng trong đó 2500 xe tăng hiện đại, TQ có 10.000 xe tăng trong đó 4000 xe tăng hiện đại. Mỹ có 8000 xe tăng trong đó phần lớn là xe tăng hiện đại M1-Abrams đã đưa vào sử dụng từ năm 1980. Những loại sau đây được xem là xe tăng hiện đại :
T-64, T-72 (Liên Xô)
T-80, T-90 (Nga)
Type-96 và Type-99 (Trung Quốc)
M60 Patton (Mỹ)
M1 Abrams (Mỹ)
Merkava (Israel)
Challenger II (Anh)
Leclerc (Pháp)
Leopard 2 (Đức)
C1 Ariete (Ý)
Tank type 99
Xe tăng Type 99 của TQ
 
Nga có 50 tàu ngầm trong đó 30 tàu ngầm hạt nhân. TQ có 69 tàu ngầm nhưng chỉ có khoảng 8-10 tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ nhất và 5 tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ hai (type 094), và đang đóng mới loại hiện đại hơn (type 095). Mỹ  có 71 tàu ngầm trong đó 31 tàu ngầm hạt nhân. Mỹ có 13.000 phi cơ quân sự các loại trong trong đó 3300 chiếc hiện đại. Nga có 3000 máy bay chiến đấu trong đó 1900 chiếc hiện đại, TQ có 2500 phi cơ chiến đấu các loại trong đó 1500 chiếc hiện đại. Một số phi cơ chiến đấu dưới đây được coi là hiện đại :
B-2 Spirit Máy bay ném bom tàng hình chiến lược của Mỹ
F-22 Raptor của Mỹ
F-16 Fighting Falcon của Mỹ
P-8A Poseidon là máy bay chống ngầm mới và hiện đại nhất của Hải quân Mỹ
Messerschmitt Me 262 Schwalbe (Chim Nhạn) của Đức
British Aerospace Sea Harrie của Anh
Mitsubishi A6M Zero của Nhật
Sukhoi Su-30 của Nga
Sukhoi Su-35 của Nga
Eurofighter Typhoon của Âu Châu
Mirage 2000 của Pháp
Shenyang J (Jian 殲Tiêm kích) -11 có vận tốc 2909km/h của TQ
Xian (轰Oanh tạc cơ) H-6 của TQ với rất nhiều biến thể nâng cấp, có thể mang theo hơn 9 tấn bom
su-35-sukhoi
Su-35 của Nga
 
Về sức mạnh hạt nhân, Nga có 8000 đầu đạn, Mỹ có 7500 đầu đạn, TQ chỉ có 250 đầu đạn được công khai hóa, nhưng thế giới bên ngoài không thực sự biết nước này có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân, mối hoài nghi trở nên rất lớn khi người ta khám phá sau trận động đất Tứ Xuyên năm 2008, lộ ra cửa hầm đi vào vạn lý trường thành ngầm dưới lòng đất có thể dài tới 5000km, trong đó che giấu rất nhiều vũ khí hạt nhân mà các chuyên gia ước đoán có thể lên tới 3000.
 
Cạnh tranh khốc liệt trên thương trường
 
Cạnh tranh kinh tế giữa các nước cũng vô cùng khốc liệt. Tính chất khốc liệt thể hiện rõ ở những sản phẩm chủ yếu như xe hơi, xe tải, tàu thuyền, xe lửa cao tốc, pa-nô điện mặt trời, turbin gió; hàng điện tử gia dụng như máy điều hòa không khí, tủ lạnh, tivi, máy giặt; sản phẩm tin học như máy vi tính, laptop, tablet, điện thoại di động loại thường và smartphone,…

 Ngoài ra hàng dệt may, thủy hải sản, cũng ghi nhận nhiều vụ thưa kiện vì cạnh tranh. Xe hơi là mặt hàng chủ lực của Mỹ trong cả trăm năm qua, Mỹ luôn là nước sản xuất và tiêu thụ nhiều xe hơi nhất trên thế giới. Nhưng kể từ 2009 thì tình hình đã thay đổi, Mỹ đã mất danh hiệu đó về tay TQ, Mỹ cũng không còn là nước sử dụng năng lượng nhiều nhất thế giới nữa, đã bị TQ qua mặt. 

Năm 2013, cả thế giới bán được 82,8 triệu xe hơi, trong đó thị trường TQ chiếm 21 triệu chiếc, thị trường Mỹ 15,6 triệu chiếc. Hãng Toyota của Nhật và General Motor của Mỹ tranh nhau vị trí số 1 toàn cầu, hãng Volkwagen của Đức đứng thứ ba. Mỗi hãng đều sản xuất trên 10 triệu xe hơi. Về xe lửa cao tốc thì TQ là nước đi sau nhưng phát triển nhanh, đến nay thì đã có đường rail cao tốc dài nhất trên thế giới với hơn 10.000 km.
 
Con người ngày nay không còn xem loại tivi có ống đèn hình nữa, mà đã chuyển sang xài tivi màn hình phẳng và mỏng. Loại tivi này có 3 công nghệ khác nhau là LCD, Plasma và LED. LCD ra đời trước nay đã lỗi thời vì cho góc nhìn hẹp, tần số quét hình thấp (50-100 Hertz). 

Plasma cho hình ảnh trung thực, góc nhìn rộng, tần số quét hình rất cao (600Hz) nhưng tốn nhiều năng lượng và dễ có những vết mờ trên màn hình do phân tử phospho bị nung nóng có thể lưu lại dấu vết. LED ra đời sau nên có nhiều ưu điểm hơn như tiết kiệm năng lượng, góc nhìn rộng, tần số quét hình vừa phải (120-240 Hz) đủ đảm bảo chất lượng hình ảnh, tuổi thọ cao. 

Hãng tivi plasma số một thế giới là Panasonic năm 2012 thua lỗ tới 9,2 tỉ đô la, Sony lỗ 2,9 tỉ đô la, Sharp lỗ 3,8 tỉ đô la. Đây đều là những hãng điện tử lẫy lừng của Nhật Bản trong những thập niên 70, 80 của thế kỷ 20, nhưng nay gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh với những đối thủ mới nổi lên sau này đến từ Hàn Quốc như Samsung, LG hoặc đến từ TQ như TCL, kể cả những tên tuổi còn rất mới như Hisense, Skywordth.
 
Một trong những lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt nhất thời hiện đại là điện thoại di động (đtdđ). Nhu cầu về đtdđ là rất lớn bởi vì ngày nay ai cũng cần tới nó, thậm chí một người có tới hai, ba cái, và có nhu cầu thường xuyên nâng cấp, có thể mỗi năm mỗi đổi, không chỉ dùng để gọi điện, nhắn tin, mà còn dùng để kiểm tra thư điện tử (email), giao dịch ngân hàng, liên lạc mạng xã hội như Facebook, liên lạc quốc tế qua các software như Viber, Skype, Zalo, có những tiện ích như gởi hình, gởi video clip tức thời. Mà giá của một đtdđ cao cấp (smartphone) không phải chỉ vài chục ngàn, hay vài trăm ngàn như đôi dép, đôi giày, mà có thể là vài triệu cho tới cả chục triệu đồng. 

Do đó doanh thu của các hãng sản xuất điện thoại là rất lớn. Nokia là hãng sản xuất đtdđ lớn nhất thế giới cho đến 2009, doanh thu đạt 41 tỉ Euro, chiếm 40% thị phần toàn cầu. Nhưng đến quý I năm 2012, thì Nokia đã bị Samsung qua mặt, khi Samsung xuất xưởng 93 triệu chiếc đt trong khi Nokia chỉ có 83 triệu chiếc. Nokia suy giảm nhanh chóng, đến tháng 4-2014 thì phải bán lại bộ phận thiết bị di động và dịch vụ cho Microsoft. Samsung trở thành nhà sản xuất đtdđ lớn nhất thế giới kể từ 2012 đến nay. 

Nhưng đến quý III-2014 Samsung cũng gặp khó khăn, lợi nhuận của hãng giảm đến 60% so với cùng kỳ năm trước vì sự cạnh tranh dữ dội của hãng Apple của Mỹ (cho ra đời iPhone 6 màn hình lớn), ngoài ra còn sự cạnh tranh không kém phần quyết liệt của một số hãng điện thoại TQ như Xiaomi, Huawei, Lenovo. Kể từ quý II-2014 hãng nội địa Xiaomi đã vượt qua Samsung tại thị trường TQ, chiếm 14% thị phần trong khi Samsung chỉ còn chiếm 12%.
 
Cạnh tranh trên thị trường tuy có lợi cho người tiêu dùng, vì giá sản phẩm càng lúc càng giảm thấp. Bây giờ người tiêu dùng chỉ cần có 5 triệu là có thể mua được một chiếc smartphone có đầy đủ tính năng hiện đại hơn một điện thoại giá mười mấy triệu cách vài năm trước. Nhưng cạnh tranh dữ dội cũng phát sinh những tệ hại khôn lường, khi người ta muốn giành thắng lợi bằng những cách làm vô lương tâm. Chẳng hạn, họ bỏ những chất độc hại vào sữa để tạo hiệu ứng giả là hàm lượng protein tăng cao, khiến cho nhiều trẻ em tử vong. Người ta tận dụng tái chế dầu thải đã đổ xuống cống rảnh, hoặc dầu làm thức ăn gia súc để sản xuất thức ăn cho người, đây là một vấn đề thời sự hiện nay. 

Hoặc người ta lạm dụng thuốc trừ sâu hoặc kích thích tố sinh trưởng để sản xuất rau cải, trái cây khiến những sản phẩm đó trở nên độc hại, không an toàn khi ăn. Dưa hấu, lê, táo ngày nay không còn đảm bảo an toàn. Mặt khác để giảm giá thành, các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, kể cả các hãng xưởng lớn, điển hình là vụ hãng bột ngọt Vedan tuôn nước thải không qua xử lý làm ô nhiễm sông Thị Vải. 

Chính vì những lý do như vậy, công xưởng của thế giới là TQ cũng là quốc gia ô nhiễm nhất thế giới. Những hậu quả của công nghiệp hóa đến nay chưa thể lường hết, nhưng rõ ràng là ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống con người. Bom nguyên tử và tai nạn của các nhà máy điện nguyên tử thì đã thấy rồi. Nếu xảy ra chiến tranh nguyên tử giữa các đại cường thì chắc chắn cả thế giới sẽ bị tiêu diệt, đó sẽ là ngày tận thế của nhân loại.
 
Nền giáo dục tương lai, nên hướng tới những mục tiêu nào?
 
Phải dạy cho học sinh hiểu rõ hơn về thế giới, không tránh né những bất toàn, bất cập của những môn khoa học cũ, từ triết học cho tới toán học, vật lý học, sinh vật học. Mục đích là giảm bớt phần mê muội, tăng thêm phần tỉnh thức, cụ thể có những chuyển biến quan trọng về mặt nhận thức cũng như hành động nhằm mục đích mang lại nhiều phúc lợi vững chắc hơn cho nhân loại và cả các loài khác.
Về mặt nhận thức
 
Thế giới là duy thức chứ không phải duy vật. Không phải vật chất hay năng lượng quyết định thế giới mà chính là tâm thức (A-lại-da thức) quyết định thế giới. Vật chính là tâm, vật chính là thức. Thức cũng tức là thông tin, là một dạng sóng phi vật chất, không phụ thuộc vào không gian, thời gian hay số lượng. Hay nói cách khác, 3 đại lượng cơ bản đó của thế giới chính là sản phẩm của thức. Thức là một miền tần số (frequency domain) vô hình, vô thể, không phải vật chất, bất sinh, bất diệt. Các tôn giáo gọi nó bằng nhiều danh từ khác nhau như : Phật giáo gọi là Tâm, Chánh biến tri, A-lại-da thức, Phật, Tánh Không…Thiên Chúa giáo gọi là Thượng Đế, Chúa (God, Dieu). Nho giáo gọi là Trời (Thiên 天). Lão Tử gọi là Đạo 道. Con người ngày càng nhận thức rõ ràng hơn là tin học chiếm vị trí ngày càng lớn trong nhận thức và hành động. Con người ngày càng hiểu rõ và thừa nhận vũ trụ có bản chất là số (digital). Vật chất hữu hình, cứng chắc, chỉ là cảm nhận, là cảm giác biểu kiến, là ảo tưởng của con người chứ không phải thật. Một số triết gia xưa có khuynh hướng khoa học như Socrates, Platon, Zenon ở phương tây; Huệ Thi, Công Tôn Long ở phương đông cũng đã từng nêu lên nhận thức đó nhưng người đời không hiểu, cứ cho rằng họ ngụy biện.
 
Về mặt hành động
 
Khi đã có đông người thừa nhận vũ trụ là thức, vũ trụ là số, người ta sẽ đưa nhận thức này vào trường học và dạy cho học sinh, có thể là từ cấp trung học phổ thông (lớp 10) trở lên. Mức độ công nghiệp hóa sẽ ngày càng giảm và thay bằng tin học hóa. 

Chúng ta có thể hình dung sự thay đổi này như sau, ngay hiện tại cũng đã bắt đầu. Sản xuất vật chất sẽ được tiến hành không phải bằng phương pháp công nghiệp mà bằng phương pháp tin học, ví dụ dùng máy in 3D để sản xuất các vật dụng chứ không cần xây dựng các nhà máy công nghiệp nữa, như thế sẽ tiết kiệm rất nhiều năng lượng và giảm rất nhiều ô nhiễm môi trường. 

Sự chế tạo, sản xuất vật chất bằng phương pháp tin học hoàn toàn khác với phương pháp công nghiệp. Người ta sản xuất vật chất ngay trong văn phòng, trên những chiếc máy tính lượng tử cực mạnh. 

Người ta sẽ không cần sắt thép, ciment, hóa chất hay các loại vật liệu khác. Bởi vì tất cả sản phẩm vật chất, từ hàng tiêu dùng cho tới lương thực thực phẩm đều là lượng tử, người ta chỉ cần dùng nguồn lượng tử vô cùng phong phú trong ánh sáng mặt trời, biến thành điện năng và biến đổi hình thức để lượng tử trở thành sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Giống như việc làm của đạo sư Vishudha trong tác phẩm “Đường về Phương Đông”
 
Vishudha đứng dậy bước đến bên một chậu hoa gần đó. Mặc dầu chậu nở đầy hoa, nhưng trong đó cũng có một số hoa đã tàn. Vishudha dơ chiếc kính lúp chiếu lên các hoa này. Trước cặp mắt kinh ngạc của mọi người, những hoa khô héo bỗng trở nên tươi tốt, thơm tho Mọi người nín thở, không ai nói nên lời. Vishudha dơ chiếc kính lên chiếu vào lòng bàn tay ông. Một chùm nho tươi tốt bỗng xuất hiện. 

Nên biết Ấn độ là xứ nhiệt đới, không trồng được nho, hơn nữa lúc đó đang vào mùa đông, các cây nho bên Âu châu đều khô héo. Có được chùm nho tươi tốt là một việc vô lý, lạ lùng. Vishudha đưa chùm nho cho giáo sư Allen xem và thản nhiên tuyên bố : - Đây là giống nho Pajouti chỉ mọc ở miền nam nước Ý, không hề được xuất cảng. Mùi của nó thơm nhưng vị hơi chát. Mọi người xúm lại xem chùm nho. Có người ngắt vài quả bỏ vào miệng ăn như sợ rằng đó chỉ là một ảo tưởng.
 
Ở thời đại lượng tử, việc làm tương tự như đạo sư Vishudha được thực hiện bằng những chiếc máy vạn năng. Ngay hiện nay (2014) cũng bắt đầu có những ứng dụng mới, ví dụ máy in 3D. Một số sản phẩm bằng nhựa và nhiều vật liệu khác, hiện nay đã có thể sản xuất bằng loại máy này.
Máy in 3D- printerd
 
Máy in 3D
 
Ngay cả nhà cũng có thể được làm bằng công nghệ này. Một công ty xây dựng của Trung Quốc cho biết họ đã sử dụng công nghệ in 3D để xây những ngôi nhà. Họ sử dụng một máy in 3D khổng lồ để phun xi-măng và một loại vật liệu đã được sáng chế thay thế cho các loại bê-tông thông thường dùng để xây nhà. Những ngôi nhà được xây bằng công nghệ 3D không có thiết kế quá đẹp và kích thước lớn, tuy nhiên giá thành của chúng khá rẻ, chỉ khoảng 5000 USD một căn. Bên cạnh đó, thời gian hoàn thành một ngôi nhà được xây bằng công nghệ in 3D rất nhanh, công ty này đã xây xong 10 ngôi nhà chỉ trong một ngày. 
Ngôi nhà
CHINA-SHANGHAI-3D PRINTING-HOUSE(CN) Vật liệu cho loại sản phẩm này, theo như mô tả của các nhà nghiên cứu, thì vật liệu mà họ phát triển là một dạng siêu vật liệu (metamaterial) cấu trúc micro. Đây là vật liệu nhân tạo có các đặc tính mà không loại vật liệu thiên nhiên nào có được. Nó gần như vẫn giữ nguyên được độ cứng trên từng mật độ đơn vị, thậm chí ở mật độ rất thấp nó vẫn đảm bảo độ cứng. 

Với các đặc tính đó, các nhà nghiên cứu hy vọng trong tương lai nó sẽ được dùng để phát triển các bộ phận và linh kiện cho máy bay, xe hơi hay tàu vũ trụ nhờ vào công nghệ in 3D. Kỹ sư Jim Kor và các đồng nghiệp của mình đã có một ý tưởng táo bạo khi chế tạo nguyên một chiếc ô tô bằng công nghệ in 3D. Chiếc xe được sản xuất năm 2013, có hai bánh và có thể chở được hai hành khách, với các chi tiết được làm chủ yếu từ nhựa nhờ máy in 3D. Chiếc xe được trang bị động cơ hybrid được làm bằng sắt. Xe hoi 3D
Xe hơi 3D
Viễn ảnh của thời đại lượng tử
 
Việc in ra sản phẩm bằng máy in 3D như hiện nay vẫn còn quá thô sơ. Một khi công nghệ lượng tử đã trưởng thành, người ta chỉ cần nguồn ánh sáng mặt trời để làm ra tất cả mọi sản phẩm từ kim loại, thủy tinh, sành sứ, plastic, gỗ, đá, cho tới năng lượng điện, lương thực thực phẩm, nước uống. Không ai còn cần tới dầu thô, khí thiên nhiên, quặng mỏ hay nguồn nước.
 
Người ta sẽ tập trung trí tuệ vào việc sản xuất những chiếc máy tính lượng tử cực mạnh, tốc độ nhanh hơn máy tính điện tử hiện nay hàng tỉ tỉ lần, để có đủ khả năng xử lý thông tin mà hiện nay người ta chưa tưởng tượng nổi. Vật lý hiện đại đã lập được mô hình chuẩn với 17 loại hạt cơ bản. Tất cả 17 loại hạt đó đều là hạt ảo, chúng cấu tạo nên hơn 100 nguyên tố hóa học. 

Phương pháp công nghiệp phải dùng rất nhiều năng lượng để nung chảy các kim loại như sắt, đồng, chì, kẽm, tạo ra thép bằng cách pha than (carbon) vào sắt, tạo ra các hợp kim để phục vụ cho nhu cầu sản xuất máy mọc, xe hơi, tàu thủy, máy bay…; tạo ra các hợp chất polymer, nhựa để làm ra sản phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày…; chỉ sử dụng được một vài nguyên tố nặng như uranium, plutonium để tạo ra năng lượng điện ở những nhà máy điện nguyên tử. 

Phương pháp công nghiệp tốn hao rất nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường rất lớn và nhiều hậu quả xã hội như đã kể trên. Nếu biết cách dùng phương pháp tin học ở trình độ cực cao, quản lý điều khiển được cả các hạt quark up, quark down, điều khiển được các hạt proton và neutron trong hạt nhân nguyên tử, cùng với việc điều khiển các hạt electron mà hiện nay tin học đã làm được, thì con người có thể biến đổi dễ dàng tất cả mọi nguyên tố, từ nguyên tố này biến ra nguyên tố khác một cách êm ái và không tốn nhiều năng lượng, không gây ô nhiễm. 

Sự biến hóa này, một số nhà đặc dị công năng như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý, Nghiêm Tân rõ ràng đã làm được. Trương Bảo Thắng đã biến một bức tranh bị xé vụn, vò cục, ngâm nước, phục nguyên trở lại tình trạng nguyên vẹn như ban đầu. Hầu Hi Quý đã phục nguyên một chiếc đồng hồ bằng kim loại bị đập bẹp hư hỏng hoàn toàn, trở lại y nguyên như ban đầu, đồng hồ vẫn chạy tích tắc như chưa có gì xảy ra. Nghiêm Tân đã phục hồi chức năng vận động bình thường của một công nhân bị gãy xương vai chỉ trong vòng nửa tiếng. 

Những điều đó thấy thì rất thần kỳ, nhưng thật ra không có gì lạ, cũng giống như ta dùng máy tính để copy hay xử lý một video, rất nhanh chóng và dễ dàng. Nếu tin học hiện nay chỉ có khả năng xử lý thông tin trong không gian 2 chiều thì tin học trong tương lai sẽ đi đến chỗ xử lý được vật thể trong không gian 3 chiều. Không có điều gì là không thể làm được khi chúng ta đã hiểu vũ trụ chỉ là số. 

Người ta có thể sử dụng lượng tử vừa là thông tin vừa là vật liệu cơ bản để sản xuất bất cứ thứ gì mà con người có thể tưởng tượng ra theo đúng nguyên tắc vạn pháp duy tâm. Mỗi gia đình có thể trang bị cho mình cái máy vạn năng. Mà ngay cả chiếc máy vạn năng này cũng như tất cả mọi sản phẩm mà con người có thể nghĩ ra đều đươc chế tạo bằng phương pháp tin học, hoàn toàn không còn cần tới phương pháp công nghiệp nữa. 

Chiếc máy này có thể tạo ra đủ thứ sản phẩm, từ quần áo, giày dép, cho tới mọi thứ vật dụng, kể cả lương thực thực phẩm, bánh, trái cây, xe máy, xe hơi. Năng lượng và vật liệu cho tất cả sản phẩm là điện hoặc ánh sáng mặt trời. 

Thiết kế của sản phẩm, người ta làm ra và để sẵn trên mạng internet, chúng ta chỉ việc download về và dùng chiếc máy vạn năng để sản xuất ngay trong nhà của mình. Các tín đồ Tịnh Độ Tông tin rằng Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà là một thế giới hơi giống giống như vậy, chỉ khác là người ở thế giới đó cũng không cần tới phương pháp sản xuất tin học, đơn giản là tâm nghĩ gì thì vật liền hiện ra, giống như Trương Bảo Thắng khi còn bé nghĩ tới bánh kẹo, thì bánh kẹo từ bên trong hộc tủ có khóa, bỗng xuất hiện trên tay của em và em có thể ăn thật một cách ngon lành.
 
Tất cả các ngành sản xuất vật chất đều không còn cần thiết nữa, người ta chỉ cần làm ra mỗi chiếc máy vạn năng này mà thôi. Máy có nhiều kích cỡ và công suất khác nhau để phục vụ cho một cá nhân, một gia đình hay một tập thể lớn hơn. Người ta không cần chăn nuôi, giết mổ chi cho dơ dáy, độc ác. Máy có thể làm ra thịt heo, thịt bò, trứng, sữa, tôm, cá… mà không hề cần tới con heo, con bò, con gà, con tôm, con cá thật. 

Quả thật là không có bắt đầu, đúng như Phật pháp đã nói (vô sinh pháp nhẫn), không cần biết con gà có trước hay trứng gà có trước, thời gian là vô nghĩa, bởi vì có thể làm ra trứng gà mà không cần con gà. Máy có thể làm ra cơm, bánh mì, mì sợi mà không hề cần tới lúa mì, lúa gạo; không cần sản xuất nông nghiệp; cũng không cần sản xuất công nghiệp chi cho ô nhiễm môi trường. 

Xã hội chỉ còn hoạt động dịch vụ và một trong các dịch vụ thiết yếu nhất là thiết kế sản phẩm trên máy tính, rồi để trên mạng internet để ai muốn sử dụng thì cứ lấy xuống dùng, giống như hiện nay chúng ta có thể lấy hình ảnh và video từ trên mạng, nhưng khác với hiện tại là người ta có thể dễ dàng biến chúng thành vật thể 3 chiều bằng chiếc máy vạn năng. Chiếc máy đó quả thật giống như chiếc đũa thần trong truyện cổ tích.
 
Bấy giờ giữa ảo và thật cũng không còn phân biệt nữa, bởi vì một bản thiết kế sản phẩm cũng giống như sản phẩm vì nó sẽ được làm ra dễ dàng và nhanh chóng bằng chiếc máy vạn năng. Máy bay tàu thủy không còn cần thiết nữa, vì không còn nhu cầu chở hàng chở khách. Khi cần đi xa, người ta sử dụng phương thức viễn tải lượng tử. 

Muốn đi từ Việt Nam sang Mỹ, người ta chỉ cần đi vào chiếc máy viễn tải lượng tử và chỉ trong khoảnh khắc đã có thể bước ra từ chiếc máy bên Mỹ. Di chuyển bằng xe hơi hay tàu thủy chỉ còn sử dụng ở những cự ly ngắn, có ý nghĩa du lịch nhiều hơn là vận tải, ví dụ trong phạm vi một thành phố. 

Con người di chuyển bằng hai phương thức phổ biến nhất : phương thức chậm nhất là đi bộ đối với những cự ly rất ngắn, ví dụ trong một tòa nhà, trong một khuôn viên; phương thức nhanh nhất, viễn tải lượng tử, áp dụng cho cự ly xa hơn vài chục km. Nhưng người ta cũng có thể sử dụng những phương thức cổ điển như xe máy, xe hơi để đi tới những nơi không quá xa một cách tùy thích.
 
Đây thực sự là một xã hội tri thức, vì việc đáp ứng các nhu cầu hoàn toàn dựa vào tri thức chứ không cần tới vật chất nữa, vì tất cả mọi vật chất đều có thể từ tri thức biến ra. Ngay cả việc thiết kế một con người với thể chất như thế nào, tâm hồn như thế nào, sở thích ra sao, đều có thể làm được. Nếu hiện nay, với điện ảnh, người ta có thể xây dựng một nhân vật theo ý muốn mà chúng ta thường thấy trong phim truyện. 

Trong thời đại tin học hóa cao độ đó, mọi nhân vật đều có thể được chế tạo giống y như người thật. Con người có thể xuất hiện một cách khơi khơi, ngang xương, không cần tới cha mẹ, không mất bao nhiêu thời gian. Những con người do cha mẹ sinh ra theo phương thức cổ điển và những con người xuất hiện ngang xương sống lẫn lộn với nhau, thật giả không thể nào phân biệt được.

Lúc bấy giờ người ta sẽ hiểu rõ tại sao thuyết Sinh vật tiến hóa của Darwin, Toán học, Vật lý học, Kinh tế học và nhiều Khoa học khác đều đã kết thúc. 

Trong trường học, người ta vẫn còn dạy các môn học đó, nhưng chúng đã mất tầm quan trọng, học sinh học chúng như môn lịch sử mà thôi, để biết rằng trong lịch sử loài người, nhận thức của loài người đã trải qua những quá trình như thế, nhưng đến thời đại lượng tử thì những kiến thức đó đã lỗi thời, giống như hiện nay không ai còn sử dụng máy đánh chữ cơ khí nữa, không ai còn sử dụng chim nhạn hay ngựa trạm để chuyển thông tin nữa vậy.
 
Tác giả: Truyền Bình
Nguồn: Theo Phật giáo org

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin