Chi tiết tin tức

Tri thức của nhân loại đã tiến tới đâu?

09:48:00 - 30/09/2015
(PGNĐ) -  Chiến tranh, bạo lực, thiên tai, nhân họa, áp bức bất công…vinh hoa phú quý, xe hơi nhà lầu, ăn ngon mặc đẹp…tất cả chỉ là trò chơi. Bát nhã Tâm kinh nói 照見五蘊皆空,度一切苦厄 chiếu kiến ngũ uẩn giải không, độ nhất nhiết khổ ách (thấy rõ năm uẩn đều là không, vượt qua tất cả mọi khổ nạn).
Lịch sử của nhân loại bao gồm hai thời kỳ lớn : thời tiền sử (prehistory) và thời hữu sử (historical era hay history). Thời tiền sử được chia ra 3 giai đoạn lớn : thời đồ đá (stone age từ 2,6 triệu năm trước tới khoảng năm 6000 trước Công nguyên), thời đồ đồng (bronze age từ 6000TCN đến 1200TCN) và thời đồ sắt (iron age từ 1200 TCN đến 600 TCN). Thời tiền sử là thời kỳ con người chưa có chữ viết nên chưa ghi chép được lịch sử. Tuy vậy, khoa khảo cổ vẫn có thể truy tìm lại lịch sử qua các hiện vật, hóa thạch và sáng tạo văn hóa của con người. Ngay cả trong thời kỳ đồ đồng và đồ sắt, một số dân tộc văn minh cũng đã có chữ viết nên đã bắt đầu có lịch sử ghi chép. Như thế nghĩa là giữa các nhóm người trên thế giới cũng có sự khác biệt rất lớn về tiến trình văn minh.
 
Thời hữu sử có thể chia ra làm mấy thời kỳ như sau : thời thượng cổ (antiquity hay caveman era từ 600TCN đến 500CN), thời trung cổ (medieval era hay middle ages 500CN đến 1453 CN -lúc thành phố Constantinopolis rơi vào tay đế quốc Ottoman), thời cận cổ (late middle ages từ 1453-1789 đến Cách mạng Pháp), thời cận đại (early modern times từ 1789-1914 từ cách mạng Pháp đến lúc đế quốc Anh suy tàn) và thời hiện đại (modern times từ 1914 bắt đầu thế chiến thứ nhất đến nay).
 
Sự phân chia các thời kỳ lịch sử chỉ là đại khái để dễ hình dung chứ không thể chính xác vì diễn tiến ở mỗi dân tộc mỗi khác. Trong lịch sử văn minh của nhân loại, chúng ta phải dựa vào lịch sử phát triển của các dân tộc tiên tiến trên thế giới để có khái niệm về sự phát triển của tri thức nhân loại.
 
Loài người đã có lịch sử khoảng 3 triệu năm, ban đầu là thời kỳ mông muội, cuộc sống bầy đàn không khác bầy thú bao nhiêu, sau đó bắt đầu có văn minh nhưng cũng còn lắm mê muội, đến thời hiện đại thì mới dần dần hiểu biết hơn, đến nay thời hiện đại đã kéo dài được 100 năm, bắt đầu vào lúc đế quốc Anh bước vào suy tàn, siêu cường Mỹ bắt đầu nổi dậy, cuộc thế chiến thứ nhất mở màn và cũng là lúc khoa học có những bước tiến lớn cả về lý thuyết và kỹ thuật, lúc Einstein sắp đưa ra thuyết tương đối mở rộng, con người bắt đầu bay được trên trời, vật lý lượng tử đã bắt đầu có những bước tiến làm đảo lộn nhận thức của nhân loại.
 
1.Tâm thức quyết định vật chất chứ không phải ngược lại
 
Từ thời của Thomas Young (1773-1829) thí nghiệm hai khe hở (double split experiment) đã được biết đến. Tuy nhiên ông chỉ phát hiện được sự giao thoa ánh sáng, nó chứng tỏ ánh sáng là sóng mà thôi. Cho đến năm 1924, Louis de Broglie phát hiện thêm một tính chất quan trọng của photon (ánh sáng) qua thí nghiệm hai khe hở, đó là ánh sáng vừa là sóng mà cũng có thể vừa là hạt, phát hiện này đem đến cho ông giải Nobel Vật lý năm 1929. Đến năm 1961, Claus Jonsson của đại học Tubingen (Đức) lần đầu tiên tiến hành thí nghiệm hai khe hở với electron, ông có phát hiện quan trọng, chùm tia electron tạo ra giao thoa sóng, nó chứng tỏ rằng hạt electron cũng có thể là sóng. Đây là phát hiện mới mẻ vì từ trước đến nay chưa ai nghĩ rằng electron lại có thể là sóng, mặc dù từ năm 1927 Heisenberg đã đưa ra nguyên lý bất định (principle of uncertainty) nói rằng không thể đồng thời xác định vị trí và động lượng của electron. Sự giao thoa sóng của electron càng được chứng tỏ rõ ràng hơn khi người ta bắn từng hạt electron đơn độc qua hai khe hở năm 1974, thực hiện bởi Giulio Pozzi và các đồng sự tại đại học Bologna nước Italy. Việc bắn từng hạt electron nhằm tránh việc các electron chạm nhau gây nhiễu xạ. Họ đã cho các electron đơn độc đi qua một lưỡng lăng kính – một dụng cụ có chức năng giống như một khe đôi – và quan sát thấy sự hình thành của một hệ vân giao thoa sóng. Một thí nghiệm tương tự cũng được thực hiện vào năm 1989 bởi Akira Tonomura và các đồng sự tại phòng nghiên cứu của hãng Hitachi ở Nhật Bản. Thí nghiệm electron đơn độc đầu tiên sử dụng một khe đôi thực sự được báo cáo vào năm 2008 bởi Pozzi và các đồng sự. Đội khoa học gia Italy còn tiến hành thí nghiệm với một khe bị che đi, và đúng như trông đợi, nó không dẫn tới sự hình thành của hệ vân giao thoa hai khe. Đội còn tiến hành một thí nghiệm khác vào năm 2012, trong đó sự tới đích của từng electron đến từ hai khe được ghi lại tuần tự từng hạt một.
 
Herman Batelaan thuộc trường Đại học Nebraska-Lincoln, cùng với các đồng nghiệp ở đó và tại Viện Vật lý Lý thuyết Perimeter ở Waterloo, Canada, cũng báo cáo cho biết họ vừa tạo ra một thí nghiệm hai khe tuân theo phương pháp luận chính xác của thí nghiệm tưởng tượng Feynman.
 
Công trình ban đầu vốn là một đề án tốt nghiệp tại Nebraska và nhận được sự quan tâm khi Damian Pope ở Viện Perimeter biết được Batelaan và đồng sự đang nghiên cứu hiện thực hóa thí nghiệm Feynman. Pope thiết tha muốn ghi phim về thí nghiệm tưởng tượng đó.
 
Đội nghiên cứu đã chế tạo một khe đôi trên một màng mỏng silicon mạ vàng, trong đó mỗi khe rộng 62 nano-mét và dài 4 micro-mét và hai khe cách nhau 272 nano-mét. Để chặn đi một khe, một mặt nạ nhỏ xíu được điều khiển bởi một mũi áp điện trượt tới trượt lui trên hai khe.
 
Các electron được tạo ra tại một dây tóc tungsten và được gia tốc đến 600 GeV (Giga electron Volt, 1 GeV = 1 tỉ (bilion) electron volts) rồi chuẩn trực thành một chùm tia. Sau khi đi qua hai khe, chúng được phát hiện ra bởi một bản dò đa kênh.
Máy gia tốc hạt tại phòng thí nghiệm quốc gia Fermi (Mỹ)
Cường độ của nguồn electron được thiết lập thấp đến mức chỉ có một electron mỗi giây được phát ra – để đảm bảo rằng mỗi lượt chỉ có một electron sẽ đi qua hai khe. Ở tốc độ này, người ta mất chừng hai giờ để cho một hệ vân hình thành trên máy dò – một quá trình được ghi lại trực tiếp bằng video. Các phép đo được lặp lại với mặt nạ quét qua lại nhiều vị trí: trước tiên chặn cả hai khe, rồi chặn một khe, sau đó không chặn khe nào, rồi chặn khe bên kia. Đúng như trông đợi, hệ vân hai khe xuất hiện khi các electron được phép đi qua cả hai khe, nhưng không xuất hiện khi một khe bị chặn lại.
 
Batelaan cho biết thí nghiệm trên đặc biệt quan trọng khi nhìn từ quan điểm rộng, bởi vì không giống như thí nghiệm lưỡng lăng kính trước đây, nó thật sự sử dụng một khe đôi và do đó dễ được mọi người chấp nhận hơn. Được biết, thí nghiệm hai khe với electron đơn độc đã được độc giả báo Physics World (Thế giới Vật lý) bầu chọn là “thí nghiệm đẹp nhất trong vật lí học” hồi năm 2002. Chúng ta hãy xem kỹ thí nghiệm này.
 
Double Split Experiment – Thí Ngiệm Hai Khe Hở – Phụ đề Việt ngữ
 
Thí nghiệm này có giá trị triết học vô cùng quan trọng. Khi không có ai quan sát, electron hành xử như sóng, nhưng nếu có người quan sát hay đặt thiết bị để rình đo đạc nó thì nó lại biến thành hạt. Đây là phát hiện cực kỳ quan trọng, nó chứng tỏ vật chất không phải là độc lập khách quan như chủ nghĩa duy vật quan niệm, mà có quan hệ mật thiết với nhận thức của con người. Hay nói trắng ra là nhận thức của con người chính là nguyên nhân tạo ra vật chất, vật chất chỉ là ảo tưởng của bộ não. Đây là nhận thức quan trọng mà con người thế kỷ 21 cần phải biết. Năm 2012 con người có nhiều phát hiện quan trọng về khoa học, đem lại đầy đủ chứng cớ khoa học để thấu hiểu sâu xa về vật chất, thực hiện được thí nghiệm về hai khe hở một cách đầy đủ với từng hạt electron mà nhà vật lý nổi tiếng Richard Feynman chỉ mới tưởng tượng chứ chưa thực hiện được. Ngoài ra, năm 2012 con người phát hiện được tiếng ồn toàn ảnh chứng tỏ vũ trụ là số, tức là ảo. Ngày 04-07-2012 trung tâm CERN (Conseil Européen pour la Recherche Nucléaire– Hội đồng Âu châu Nghiên cứu Hạt nhân) công bố tìm ra được hạt giống như hạt Higgs, hạt cuối cùng trong Mô hình chuẩn của Vật lý, hạt mang lại khối lượng cho vật chất.   Còn nữa, trong năm 2012, Maria Chekhova tạo được thí nghiệm một photon xuất hiện tại 100.000 vị trí khác nhau và đều vướng víu với nhau, chứng tỏ số lượng vật chất cũng là ảo.
 
2. Vật chất là phi hiện thực và bất định xứ, có nghĩa vật chất là thực tại ảo
 
Từ thời Einstein còn sống, người ta đã biết tới hiện tượng liên kết lượng tử (quantum entanglement). Đó là hiện tượng một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai vị trí khác nhau trong không gian. Khi một hạt bị tác động thì tức khắc hạt kia bị tác động theo không mất chút thời gian nào. Einstein rất bối rối trước hiện tượng này, ông gọi đó là “tác động ma quái từ xa” (Spooky action at a distance). Năm 1935, Einstein cùng với Podolsky và Rosen cùng nhau đưa ra một giả thuyết nhằm phê phán cơ học lượng tử là một lý thuyết còn thiếu sót, chưa hoàn chỉnh. Người ta gọi giả thuyết này là Nghịch lý EPR (EPR Paradox). Họ lập luận :
 
Theo cơ học lượng tử (CHLT) người ta có thể chế tạo một cặp hạt liên đới vướng víu (entangled) lượng tử, điều đó có nghĩa về mặt toán học là một cặp hạt mà các tính chất của các hạt không độc lập với nhau mà liên quan với nhau.
 
Xét hai hạt liên đới lượng tử và tách chúng ra xa nhau. Khi đo tọa độ của hạt thứ nhất thì sẽ biết được tọa độ của hạt thứ hai, vì chúng liên đới lượng tử. Song bây giờ lại đo xung lượng của hạt thứ hai ta lại có thể biết được xung lượng của hạt thứ nhất. Như thế ta có thể đồng thời đo được tọa độ lẫn xung lượng của mỗi hạt : điều này trái với nguyên lý bất định Heisenberg của CHLT. Đó là nghịch lý EPR.
 
Lý luận trên dựa trên hai giả thuyết:
 
1.Giả thuyết hiện thực (realism): hạt có một tính chất khách quan trước khi ta thực hiện phép đo tính chất đó.
 
2.Giả thuyết định xứ (locality): phép đo trên hạt thứ nhất không ảnh hưởng đến kết quả phép đo trên hạt thứ hai, vì chúng cách xa nhau.
 
Mục đích của EPR là để chỉ trích rằng thuyết lượng tử là thiếu sót, chưa hoàn chỉnh. EPR quả quyết rằng tính chất định xứ (locality) phải luôn được bảo toàn, nhưng trong cơ học lượng tử tính chất định xứ bị vi phạm, do đó nó cũng không đảm bảo tính chất hoàn thiện (completeness).
 
Thời đó hai nhà vật lý hàng đầu thế giới là Einstein và Niels Bohr đã tranh cãi nhau kịch liệt dù hai người cũng là bạn thân của nhau. Einstein không tin vào nguyên lý bất định của Heisenberg, nguyên lý này nói rằng không thể đồng thời xác định vị trí và xung lượng của một hạt electron. Einstein đưa ra nghịch lý EPR với một thí nghiệm tưởng tượng cho rằng nguyên lý bất định có thể bị vi phạm.
 
Cuộc tranh cãi giữa hai ông là bất phân thắng bại trong thời đó bởi vì họ chỉ dựa trên lý thuyết và các thí nghiệm tưởng tượng, chứ thiết bị khoa học của thời đó chưa đủ tinh vi chính xác để có thể kết luận. Einstein đưa ra một câu hỏi đầy thách đố : “Nếu không có ai nhìn Mặt trăng thì chẳng lẽ Mặt trăng không tồn tại ?” Thời đó, chưa ai có thể trả lời rõ ràng cho câu hỏi này.
 
Năm 1964, John Stewart Bell đưa ra bất đẳng thức mang tên ông nhằm kiểm chứng giả thuyết EPR.
 
Thế nào là bất đẳng thức Bell (Bell’s inequality)?
 
Sau đây là một thí nghiệm để suy ra bất đẳng thức Bell. Ông lập ra một bất đẳng thức toán học chứa mối tương quan giữa các trạng thái của các hạt cách xa nhau trong thí nghiệm, trong đó chúng phải thỏa mãn ba điều kiện “hợp lí” theo quan niệm của các nhà thí nghiệm EPR, họ có quyền tự do thiết lập cái họ muốn, đó là :
 
- Các tính chất hạt đang được đo là có thực và đã tồn tại trước,
 
- Các tính chất của hạt không phải phát sinh trong tích tắc lúc tiến hành đo
 
- Và không có tốc độ nào truyền nhanh hơn tốc độ ánh sáng, đó là tốc độ giới hạn trong vũ trụ.
 
Nhưng mãi tới năm 1982, khoa học mới có đủ thiết bị tinh xảo để áp dụng bất đẳng thức Bell vào việc kiểm chứng giả thuyết EPR với thí nghiệm của Alain Aspect tại Paris.
Sơ đồ thí nghiệm hai kênh (two channel) của Bell
Nguồn S tạo ra một cặp photon vướng víu phóng đi theo hai hướng trái chiều. Mỗi photon chạm vào một kính phân tia (polariser) mà hướng đi có thể được người làm thí nghiệm ấn định. Tín hiệu đi thẳng và tín hiệu phản chiếu (vuông góc) từ mỗi đường được phát hiện và đếm bởi màn hình CM
 
Charlie chuẩn bị 2 hạt photon (không quan trọng là Charlie đã chuẩn bị như thế nào) và gửi cho Alice và Bob mỗi người một hạt. Alice và Bob mỗi người thực hiện hai phép đo. Và kết quả các phép đo cho trị số hoặc +1 nếu cặp phù hợp nhau hoặc -1 nếu cặp không phù hợp nhau. Gọi các trị số  Alice thu được là Q và R, còn Bob thu được là S và T.
 
Nếu thực hiện các phép tính theo tư duy hiện thực và định xứ thì một tổ hợp nhất định của các giá trị trung bình của Q, R, S và T phải nhỏ hơn hoặc nhiều lắm là bằng 2.
 
Tính toán đo đạc theo thực tế cơ học lượng tử đối với hai hạt vướng víu lượng tử thì lại thu được số 2 x căn 2  = 2,82843 cho tổ hợp đó .
 
Như vậy họ khám phá rằng Bất đẳng thức Bell luôn luôn bị vi phạm. Điều này chứng minh rằng những điều kiện ở trên đều không được thỏa mãn, có nghĩa là Cơ học lượng tử đã đúng và nhóm EPR sai lầm.
 
Hai vấn đề gắn liền với bất đẳng thức Bell :
 
(1). Cho rằng Q, R, S, T tồn tại độc lập với các phép đo. Đó là quan điểm hiện thực (realism).
 
(2). Việc giả định rằng Alice khi tiến hành phép đo không ảnh hưởng gì đến kết quả các phép đo do Bob thực hiện. Đó là quan điểm định xứ (locality).
 
Nhiều thí nghiệm tiến hành về sau càng chứng tỏ rằng cả hai quan điểm hiện thực (realism) và định xứ (locality) đều sai.
 
Như vậy ngày nay người ta hiểu rằng vật là phi hiện thực và bất định xứ. Điều đó vô hình trung, khoa học đã xác nhận điều mà kinh điển Phật giáo luôn nói rằng thế gian là huyễn ảo, ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm, câu này cũng có nghĩa là vật tức là tâm và không có chỗ trụ tức là không có thật.
 
Một câu hỏi ít ai nêu ra là : Tại sao Einstein sai lầm rất cơ bản mà ông lại càng nổi tiếng ? Bởi vì mãi đến năm 1982 người ta mới xác định được là Einstein sai, còn từ năm 1935 đến năm 1982, từ lúc xuất hiện nghịch lý EPR, người ta đổ xô nghiên cứu để giải quyết vấn đề khiến cho vật lý lượng tử tiến bộ hết sức lớn lao. Clauser và Shimony (1978), Aspect và La ( 1981), Shi và Alley (1988), Ou và Mandel (1988), Kwiat và  cộng sự (1995), Weihs và cộng sự ( 1998) cùng nhiều nhóm nghiên cứu đã xây dựng thí nghiệm để tìm ra những trường hợp vi phạm Bất đẳng thức Bell. Quá trình xây dựng các thí nghiệm này đã không chỉ tạo ra nhiều kĩ thuật mới mà còn làm nền tảng của một nền công nghệ mang tên Công Nghệ Lượng Tử. Các vấn đề như thông tin lượng tử, mật mã lượng tử, bảo mật lượng tử và gần đây nhất là truyền tải lượng tử (teletransportation), đều xuất phát từ sau hội thảo của Bell năm 1964, nói chính xác, đều bắt nguồn từ bài báo “Nghịch lý EPR” năm 1935 của nhà vật lý thiên tài Einstein cùng các đồng nghiệp Podolsky và Rosen. Mặc dù lập luận của EPR là sai, vì quả thật lượng tử có tính bất định xứ (nonlocality), một tính chất mới, làm sụp đổ lâu đài vật lý học cũ, nhưng bài báo đã gợi ý cho nhiều nghiên cứu đột phá. Vì ông quá nổi tiếng như vậy nên công chúng phổ thông dễ có định kiến cho rằng ông là nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại.
 
Trong thập kỷ 1970 và 1980, tại Trung Quốc đã xuất hiện nhiều kỳ nhân quan trọng, họ có công năng đặc dị rất mạnh, họ chứng tỏ rằng tính chất phi hiện thực và bất định xứ của lượng tử không chỉ giới hạn trong thế giới lượng tử mà cũng đúng trong thế giới đời thường.
 
Ví dụ những bánh kẹo mà bà mẹ Dương Quân của Trương Bảo Thắng cất kỹ trong hộc tủ có khóa, lúc đó Bảo Thắng hãy còn bé thơ, nhưng khi em muốn thì những bánh kẹo đó tự nhiên biến mất khỏi hộc tủ và xuất hiện trên tay em và em có thể ăn ngon lành.
 
Một gói thuốc lá hiệu Đỗ Quyên Hoa có thể tùy tiện biến mất khỏi nơi sản xuất là huyện Lạc Đô tỉnh Thanh Hải để xuất hiện trên bệ cửa sổ gần nơi Hầu Hi Quý đang đứng ở làng Loan Sơn, Du huyện tỉnh Hồ Nam, khoảng cách giữa hai nơi là 1600km. Điều đó chứng tỏ rõ ràng rằng gói thuốc lá hay bất cứ thứ vật chất gì cũng như khoảng cách không gian đều là ảo tưởng chứ không phải thật. Điều này Phật giáo cũng đã nói từ lâu rằng thế gian chỉ là chiêm bao giữa ban ngày.
 
Ngày nay vật lý lượng tử đã giải thích rõ ràng tính chất ảo hóa của vật chất như sau : vũ trụ và bộ não con người đều hoạt động theo nguyên lý toàn ảnh, phối hợp với nhau tạo ra sự ảo hóa.
 
Bộ Não Tạo Ra Sự Ảo Hóa Như Thế Nào ?
 
3. Ý nghĩa thực tế của Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm
 
Câu này được trích ra từ kinh Kim Cang. Câu này nếu dịch thật chuẩn phải có hai vế : Vế 1 : Không có chỗ trụ thì ngộ được Tâm. Vế 2: Tâm không có chỗ trụ nhưng có thể tạo ra Vật tại nơi nó không tồn tại, vì vậy mới nói ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm, bởi vì Vật cũng tức là Tâm. Nói “sinh kỳ tâm” nghĩa chính xác là xuất hiện vật ảo, ví dụ một sự vật, một con người, một mỹ nhân chẳng hạn (một nửa còn thiếu của con người), một biểu hiện ảo ảnh của Tâm. Chỉ đến năm 2012, sau khi nhóm GEO600 phát hiện được tiếng ồn toàn ảnh, thì nhân loại (chưa giác ngộ) mới chắc chắn hiểu được vế 2 của kinh. Cơ chế của việc “sinh kỳ tâm” là đây :
 
Tieng On Toan Anh – Truong Alaya Thuc
 
Trường thống nhất trong video này chính là A-lại-da thức hay nói gọn là Tâm, là “kỳ tâm- cái tâm” trong câu kinh trên. Đó là nguồn gốc của các vật. “Sinh kỳ tâm” là tâm xuất hiện dưới hình thức của sự vật như thiên hà đại địa, sông núi, vạn vật, con người.
 
Hiện tượng rối, vướng víu lượng tử (quantum entanglement) chỉ rõ rằng vật không hiện thực (nonrealism) và vô sở trụ (nonlocal) và cũng không có số lượng (vô lượng nonquantity). Thí nghiệm của Maria Chekhova năm 2012 cho thấy rõ một hạt photon có thể xuất hiện ở 100.000 vị trí khác nhau trong không gian, chứng tỏ rằng vật (photon) chỉ là ảo. Ngày nay vật lý lượng tử đã hiểu rõ, mặc dù một con người bằng xương bằng thịt được cả 6 giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) xác nhận là có thật, đó cũng chỉ là một vật ảo toàn ảnh. Tinh hoa của nguyên lý toàn ảnh là nói rằng ảo ảnh xuất hiện tại nơi nó không tồn tại. Não phóng chiếu một vật ảo ra ngoài không gian 3 chiều và con người hay con vật tương tác với vật đó, tưởng tượng một cách hết sức rõ ràng cụ thể bằng cả 6 giác quan (thế lưu bố tưởng) như một vật thật. Ta (cái ta giả) có thể cưới mỹ nhân, một nửa còn lại đó của mình, làm vợ (hoặc làm chồng), cùng nhau chung sống suốt đời, yêu thương ân ái, sinh con đẻ cái. Và không bao giờ biết được cuộc sống lứa đôi và gia đình đó chỉ là ảo tưởng. Mỹ nhân đó chỉ là tâm của ta được phóng chiếu ra ngoài thành vật, nhưng đó chỉ là vật ảo nên nó không có chỗ trụ, không có thật. Ngộ được sự thật là Tâm (Phật tánh, tánh giác ngộ) không có chỗ trụ, cũng không có tự tánh (chẳng phải nam, chẳng phải nữ, không thiện, không ác, không đẹp không xấu…) chỉ là tánh không, không có gì cả, là kiến tánh thành Phật. Mỹ nhân chỉ là vật ảo do Tâm phóng hiện, vật tức là tâm. Như vậy cuộc sống thế gian chỉ là hí trường, là diễn kịch.
 
Nguyên lý toàn ảnh nói rằng vì chúng ta là một phần của toàn ảnh, chúng ta đang sống trong toàn ảnh, nên thấy tất cả vật và cảnh chung quanh đều là thật. Chỉ có người giác ngộ, ở bên ngoài toàn ảnh mới biết tất cả vật cảnh đó đều là ảo. Giống như trong chiêm bao, ta tưởng rằng mọi cái ta thấy đều là thật, chỉ khi tỉnh thức mới biết chúng là giả. Câu chuyện Bàng Uẩn cưới Bàng phu nhân, sinh ra hai con, con gái tên là Linh Chiếu, con trai tên Canh Hoạch 耕获 quả thật là một trường hợp minh họa rất tốt cho câu Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm của kinh Kim Cang. Tâm thì không có chỗ trụ nhưng “sinh kỳ tâm” là xuất hiện gia đình Bàng Uẩn vào đời Đường ở Trung Quốc cũng như vô số câu chuyện khác của thế gian xưa nay.
 
Gia đình của Bàng Uẩn (龐蘊 740-808 đời Đường) người huyện Hành Dương 衡陽 tỉnh Hồ Nam 湖南, Trung Quốc, tự là Ðạo Huyền 道玄. Ông sống tại chân núi Lộc Môn 鹿門 với vợ và hai con: một gái tên Linh Chiếu 靈照, một trai tên Canh Hoạch 耕获, tên chữ là Bàng Đại Chính 龐大正. Tất cả gia đình tu theo Thiền tông, và đều đã ngộ đạo hết. Sau khi đốn ngộ, ông về nhà lấy thuyền chở của cải đem đổ xuống sông Tương 湘江, căn nhà thì cúng dường để xây chùa. ông cất một thất nhỏ để ở tu. Cô Linh Chiếu thường theo cha hầu hạ, chuyên việc chẻ tre đan rổ, bện sáo, đem ra chợ bán để nuôi cha. Họ đã từ bỏ tất cả tài sản giàu có để sống bằng việc làm lụng cực nhọc và ăn uống kham khổ, mà vẫn vui sống. Người con trai thì lo việc trồng trọt để nuôi mẹ. Ông Bàng Uẩn thường đi nhiều nơi để tham vấn các vị thiền sư nổi danh thời đó. Theo Thiền tông thì việc đi tham vấn là phương pháp cần thiết để học hỏi và trao đổi những kinh nghiệm tu tập, các thầy còn khuyến khích trò của mình phải đi tham vấn, chứ không có ngăn cản. Bàng Uẩn đã gặp nhiều Thiền Sư nổi tiếng như Thạch Ðầu Hy Thiên 石頭希遷, Mã Tổ Đạo Nhất 馬祖道一, Ðơn Hà Thiên Nhiên 丹霞天然 và đều được các vị ấy chứng nhận kiến tánh. Khi gặp Thạch Ðầu, Ông được coi như đã giải ngộ, nhưng sau đó được gặp Mã Tổ thì ông mới thiệt triệt ngộ và ở lại với Mã Tổ hơn một năm. Ông có làm chừng ba trăm bài kệ và được truyền rộng rãi.
 
Nét tiêu biểu trong cuộc sống gia đình của ông là :
 
有男不婚,有女不嫁  Hữu nam bất hôn, hữu nữ bất giá (Có con trai không cưới vợ, có con gái không gả chồng)
 
大家團樂頭,共說無生話 Đại gia đoàn lạc đầu, cộng thuyết vô sinh thoại. (Cả nhà vui vẻ đoàn tụ, cùng nói chuyện vô sinh)
 
Lúc sắp tịch, ông bảo Linh Chiếu ra ngoài xem, khi nào mặt trời đúng ngọ vào cho ông hay. Linh Chiếu ra xem rồi vào thưa: “Mặt trời đã đúng ngọ, nhưng lại bị sao thiên cẩu ăn mất (nhật thực)” Tưởng thật, ông rời chỗ ngồi bước ra xem thì Linh Chiếu đã ngồi vào bồ đoàn của ông, tịch trước. Ông vào thấy vậy, cười nói: “Con gái ta lanh lợi quá !” rồi phải dời việc nhập diệt lại bảy ngày sau, vì còn phải lo hậu sự cho Linh Chiếu.
 
Lúc đó có quan Châu Mục của Tương Châu là Vu Khẩu đến thăm và vị này có yêu cầu ông để lại một lời di huấn. Sách Truyền Đăng Lục chép :
 
當襄州州牧于□來探病時,他說: “但願空諸所有,慎勿實諸所無” 說完,便枕著于□的 膝,怡然入寂 (Lúc quan Tương Châu Mục là Vu Khẩu đến thăm bệnh, ông nói “Chỉ nguyện buông bỏ hết tất cả những cái mình có, cẩn thận đừng có ôm vào thực hiện tất cả những cái mình không có” nói xong bèn nằm lên đầu gối của Vu Khẩu mà an nhiên tịch diệt).
 
Vợ ông thấy tình hình như vậy, nói: 這痴女和無知老漢竟然不告而別,何其忍心啊!“Con gái ngu si với ông già vô tri, thật là không báo tin mà đi, sao nhẫn tâm vậy!” Bà đi ra ngoài đồng báo tin cho con trai, em của Linh Chiếu. Người con trai đang cuốc đất, nghe tin xong bèn đứng ôm cán cuốc mà tịch. Bàng phu nhân thấy thế bèn nói: 你這小子更愚蠢了(thằng nhỏ này lại càng ngu xuẩn !) rồi lo việc hỏa táng cho con trai xong, bèn nói :
 
“坐臥立化未為奇,不及龐婆撒手歸。雙手撥開無縫石,不留蹤跡與人知”
 
[Ngồi, nằm, đứng mà hóa cũng chẳng phải việc lạ, không bằng Bàng Bà này buông tay mà về. Hai tay ta vạch khối đá không có kẽ nứt (ý nói giống như Ma Ha Ca Diếp vạch tảng đá ra để ẩn thân), không để lại tung tích cho người đời biết]. Rồi bà đi vào rừng sâu núi cao mà biệt tăm.
 
Sau đó Vu Khẩu đã ghi chép những mẩu chuyện, những bài thơ và viết cuốn “Bàng Uẩn ngữ lục” mà đã được R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser dịch ra Anh văn tựa đề ” A Man of Zen – The Recorded Sayings of Layman P’ang”. (Một Thiền nhân- Ngữ lục của Bàng Cư sĩ).
 
Qua nghiên cứu thư tịch cổ, tôi có nhận xét rằng Bàng Uẩn, Linh Chiếu và Canh Hoạch đã chứng quả A La Hán, riêng Bàng phu nhân chứng quả Bồ Tát, ngang tầm với Ma Ha Ca Diếp. Nói cách khác, trong vở kịch gia đình Bàng Uẩn, các vị La Hán đóng vai Bàng Uẩn, Linh Chiếu và Canh Hoạch, còn Quán Thế Âm Bồ Tát đóng vai Bàng phu nhân.
 
Đối với người đời, nếu lâm vào hoàn cảnh của Bàng phu nhân thì thật là khủng khiếp, trong vòng một tuần mà con gái, chồng và con trai đều qua đời, thật là họa vô đơn chí, thảm họa đời người. Nhưng đó là gia đình giác ngộ, mọi người đều sinh tử tự do, họ đều giác ngộ thế gian chỉ là huyễn ảo, không có thật, không có gì phải sợ hay phải khổ cả. Cuộc sống thế gian chỉ là vở kịch. Người xưa và chúng ta hiện nay đều đang chơi trò chơi Nhân Loại.
 
Nguoi choi Tro Choi Nhan Loai co the lam gi
 
Đã chơi thì phải vui, chứ chơi mà khổ thì chơi làm gì ? Nhưng làm sao chơi mà không khổ ? Chỉ có giác ngộ thôi, ngộ cuộc đời là huyễn ảo không có thật, khổ sướng đều chỉ là ảo tưởng. Chiến tranh, bạo lực, thiên tai, nhân họa, áp bức bất công…vinh hoa phú quý, xe hơi nhà lầu, ăn ngon mặc đẹp…tất cả chỉ là trò chơi. Bát nhã Tâm kinh nói 照見五蘊皆空,度一切苦厄 chiếu kiến ngũ uẩn giải không, độ nhất nhiết khổ ách (thấy rõ năm uẩn đều là không, vượt qua tất cả mọi khổ nạn). Vượt qua mọi khổ nạn vì biết chúng chỉ là ảo, không phải thật, nên không cần phải làm gì cả, chỉ “trực há thừa đương” giác ngộ mà thôi.
 
Truyền Bình
Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin