Chi tiết tin tức

Bảy pháp làm cho chánh pháp tăng trưởng không tổn giảm

11:32:00 - 25/12/2013
(PGNĐ) -  Niềm tin là một đức tính cao quý trong cuộc sống nhưng niềm tin có cơ sở, có trí tuệ lại là điều vô cùng cần thiết cho người học Phật. Trên tinh thần đó, đối với kho tàng giáo điển mênh mông của đạo Phật cũng cần có cơ sở để thẩm định giáo lý đó lời dạy đó, câu hỏi đó đích thực là giáo pháp của Phật. Ngài đã chỉ cho hàng đệ tử bảy phápđể giữ cho chánh pháp tăng trưởng không bị tổn hại và tổn giảm với những lời Phật dạy, không những chánh pháp được tăng trưởng mà bản thân người hành trì cũng được tăng trưởng. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thực hành những gì mà chúng ta muốn làm để đạt được hạnh phúc vĩnh cữu. Ngài dạy cho chúng ta vừa bằng chính câu chuyệnđời Ngài, vừa bằng chính giáo lý của Ngài, Ngài không thể điều phục tâm chúng ta, chỉ chúng ta mới có thể làm được, sự giác ngộ của chúng ta không chỉ tùy thuộc vào con đường Đức Phật đã chỉ ra mà còn cần phải nổ lực của mình đi trên con đường đó nữa.
Vậy bảy pháp làm cho chánh pháp tăng trưởng là những gì?
 

 
1. Có Lòng Tin Đối Với Như Lai:
Chúng ta nghĩ như thế nào khi chúng ta là đệ tử của Như Lai mà không có lòng tin với Như Lai cũng như làm nhà mà không có xi măng thì làm sao thành cái nhà được?. Vì vậy lòng tin là yếu tố quan trọng, để cho chánh pháp được tăng trưởng, niềm tin đó là chúng ta đối với NhưLai vì Như Lai có đủ mười danh hiệu: Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế tôn. Khi chúng ta thấy được điều đó, chúng ta đã có một công lực cho bản thân mình có thêm niềm tin vững chắc vào chánh pháp của Như Lai, khi tin vào Như Lai cũng là tin vào bản thân mình. Nếu người nào tin vào bậc phàm phu tà kiến thì chắc rằng làm cho chánh pháp bị hao tổn, niềm tin bị lạcđường thì sẽ làm cho chánh pháp bị suy hao.
 
2. Biết Hổ Thẹn Với Điều Thiếu Xót Của Mình.
Mình có thể thấy được những điều sai xót của người khác rất dễ dàng,còn để thấy những điều sai xót của mình thì rất khó, khi thấy được những điều thiếu xót của mình thì có tiến bộ, hôm nay phải hơn hôm qua, nếu mình thấy sự thiếu xót kéo dài thì mình phải phát huy để nhữngđiều tốt đẹp hiện lên, thì con người chúng ta được cải thiện hơn.
 
3. Phải Biết Hổ Thẹn Với Chính Mình Và Hổ Thẹn Với Tha Nhân.
Chúng ta sống phải biết hổ thẹn với chính mình và phải biết xấu hổ với mọi người, nếu người không biết hổ thẹn sẽ gây ra những điều xấu ác, làm những điều tổn hại cho mọi người. Nếu là người đệ tử Phật càng phải biết hổ thẹn biết tàm quý đối với bản thân, với tha nhân có như vậy thì bản thân mình mới tiến trên đường tu, từ từ sanh trí tuệ và làm lợi ích cho chúng sanh, góp phần cho đạo pháp trường tồn phát triển nếu không như vậy sẽ gây tổn hại cho chính bản thân và làm cho chánh pháp suy tàn.
 
4. Là Đệ Tử Phật Phải Quảng Học Đa Văn.
Trí tuệ do nghe nhiều mà có gọi là “văn tuệ”, do tư duy mà có gọi là “tư tuệ”, do tu tập hành trì mà có là “tu tuệ”.Nhờ phát huy được ba yếu tố đó thì trí tuệ của một con người sẽ được tăng trưởng và lớn mạnh hơn những người mà không biết suy nghĩ thì chẳng khác gì con vật sống theo bản năng, vì tư duy chắc chắn nên chúng ta có nhận thức đúng đắn gọi là chánh tư duy, mà ta thấy hiện tượng mọi vật đúng với bản năng, bản thểcủa nó. Cho nên, chánh kiến và chánh tư duy có liên quan với nhau, nhờ có chánh tư duy làm cho chánh kiến rõ ràng hơn nhờ tu tập thiền định mà phát sanh ra trí tuệ, lấy trí tuệ của một hành giả trên con đường tu tập hành trì nghiêm túc, thì ta nhận được chân lý một cách trong sáng của ta. Ta không có quyền nắm giữnó vì chân lý chỉ có một mà thôi, để nhận rõ chân lý một cách rõ ràng thì ngườiấy phải có đời sống thanh tịnh an lạc không nhiễm ô đầy phạm hạnh.
 
5. Tinh Tấn Để Ngăn Chặn Những Bất Thiện Pháp Và Tăng Trưởng Những Thiện Pháp.
Tinh tấn là yếu tố quan trọng để ngăn chặn những bất thiện pháp đã sanh và làm tăng trưởng những thiện pháp đã sanh, những thiện pháp chưa sanh thì phải làm sao để tăng trưởng trong đời sống tu hành, vì những bất thiện đó sẽ làm cho chánh pháp hư tổn, hư hao và suy giảm. Trong tất cả sự nghiệp vĩ đại trên đời hay kết quả sẽ vang trong đạo cái bí quyết thành công đó là pháp tinh tấn.
Trênđường đạo không gì bằng tinh tấn.
Không gì bằng tinh tấn của đời ta.
Sốngđiêu linh trong kiếp sống ta bà.
Chỉcó tinh tấn mới vượt qua tất cả.
Xem thế đủ biết công đức của tinh tấn lớn lao dường nào, tu pháp môn nào cũng vậy, chỉ có tinh tấn, chỉ có tinh tấn mới có hiệu quả không tinh tấn thì hoàn toàn thất bại.
 
6.Điều Đã Học Ghi Nhớ Mãi Không Quên.
Không nhớ những điều thế tục mà phải ghi nhớ tất cả các pháp đã học không quên, nếu người nào học pháp mà không nhớthì chắc chắn người đó sẽ không lớn mạnh trưởng thành mà còn làm cho chánh pháp bị hao tổn. Vì vậy một hành giả phải ghi nhớ không quên những gì đã học để thực hành và tư duy làm cho mình trưởng thành hơn.
 
7. Tu Tập Trí Tuệ Biết Các Pháp Vô Thường Để Dứt Hết Gốc Khổ.
Làm sao chúng ta hiểu được cái khổtrong Tứ Diệu Đế, là một hành giả mà không có trí tuệ để nhận thức được tất cảcác pháp sanh diệt và tất cả các pháp hữu vi không có pháp nào có tự tánh riêng biệt để tồn tại mà phải có trí tuệ để nhận thức cái khổ, cái khổ đó là vô thường, vô ngã nên người có trí tuệ nhận thức rõ để thấy được cái khổ này nó phù hợp với sự thật cái khổ của sự chấp thủ nơi nào có thọ tưởng thì nơi đó chấp thủ cái sai lầm thì cái khổ kia sanh. Cho nên, Đức Phật dạy trí tuệ là chiếc thuyền kiên cố chở khỏi biển già, đau chết, là ngọn đèn chiếu sáng vô minh hắc ám, là liều thuốc hay chữa hết bệnh tật là chiếc búa sắt chặt gãy cây phiền não. Vậy chúng ta phải lấy sự nghiệp, suy nghĩ sự tu tập mà tăng ích cho trí tuệ của mình.
 
Tóm lại: Giá trị và công năng của trí tuệ lớn lao không thể nói hết, nó là cứu cánh chúng ta phải lấy trí tuệ làm sự nghiệp, vì nếu chúng ta không có trí tuệ thì không thể học hỏi tư duy quán chiếu một điều gì, bởi đó là một động lực thúc đẩy sự nổ lực của chúng ta, trí tuệ là gốc của muôn bạn lành, chúng ta không thể không ghi nhớ và thực hành được với niềm tin chơn chánh, bước theo dấu chân Phật. Tất cả chúng ta phải nổ lực thực hành giáo pháp của Ngài đã chỉ dạy để từng bước hoàn thiện mình, cho đến không bị xã hội chi phối, không bị thiên nhiên bức bách mới làm chủ được thân, làm chủ được tâm và sử dụng thân tâm trong sáng thanh tịnh, giải thoát như vậy mới dấn thân vào lộ trình Bồ tát đạo, hướng dẫn mọi người có được niềm tin chân chánh vào Phậtđể họ thăng hoa trong cuộc sống đạo đức và tí tuệ, xây dựng cõi tịnh độ ngay ở thế gian này.
   TN Chúc Hải

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin