Chi tiết tin tức Bốn pháp đưa đến hạnh phúc 15:14:00 - 01/08/2014
(PGNĐ) - Đức Phật khi dạy pháp gì cho đệ tử cũng nghĩ đến hạnh phúc hiện tại của người đệ tử mình, và lời dạy ấy phải thiết thực, được ứng dụng ngay trong hiện tại và kết quả cũng được đem lại ngay trong hiện tại. Ngài không đề cập đến những triết lý mơ hồ, trừu tượng viển vông, trái lại lời dạy của Ngài rất thiết thực với đời sống con người, ứng dụng ngay trong nếp sống hiện tại. Trong bộ Kinh Tăng Chi, Dighajànu, người Koliya (A.iv 281) (Tăng III, bộ mới, trang 119) trực tiếp đến thưa với Thế Tôn:
“Bạch Thế Tôn, chúng con là những người gia chủ, hưởng thọ dục vọng, sống hệ phược với vợ con, dùng các hương chiên đàn ở Kàsi (Benares), đeo và dùng các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, thọ lãnh các vàng bạc. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết cho những người như chúng con, thuyết như thế nào để những thuyết giáo ấy đem đến cho chúng con hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại”. Pháp thứ hai là đầy đủ sự phòng hộ. Đức Phật dạy như “Ở đây những tài sản của thiện nam tử, do tháo vát tinh tấn thu hoạch được, do sức mạnh bàn tay cất chứa được, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thu hoạch đúng pháp, vị ấy giữ gìn và bảo vệ. Làm thế nào các tài sản của ta không bị vua mang đi, không bị trộm cướp mang đi, không bị lửa thiêu đốt, không bị nước cuốn trôi, không bị các người con không khả ái chiếm đoạt. Đây gọi là đầy đủ sự phòng Ở đây lời Đức Phật dạy hết sức thiết thực. Trước hết là tài sản thu hoạch được phải do sự tháo vát hành nghề đem lại, do tinh tấn nỗ lực làm ra một cách đúng pháp, một cách chơn chánh. Như vậy Đức Phật phủ nhận cách kiếm tiền phi pháp, phi nhân; thể thức lường gạt, man trá để làm giàu đều không được công nhận. Các thế lực hối mại quyền thế, hối lộ, lường gạt, cho vay nặng lãi, ăn trộm, ăn cướp, đều thuộc về phi pháp. Ngoài ra, Đức Phật còn nhấn mạnh, các số tiền thâu hoạch, phải do sự nỗ lực tinh tấn của chính mình, do sức mạnh của bàn tay chính mình làm ra, tự mình đổ mồ hôi đổ công sức của mình tạo ra của cải, tài sản ấy. Tài sản như vậy mới gọi là tài sản chơn chánh, đúng pháp vững vàng. Vì sao Đức Phật muốn nhấn mạnh điểm này? Vì rằng theo Đức Phật, con người chỉ sống hạnh phúc với một đời sống trong sáng, lành mạnh và tài sản lành mạnh, chơn chánh, đúng pháp. Đức Phật ở nơi đây nhắc nhủ chúng ta phải bảo vệ tài sản chơn chánh ấy, khỏi bị vua lấy mất đi, khỏi bị lửa thiêu đốt, khỏi bị nước cuốn trôi, khỏi bị kẻ trộm cướp đánh cắp đi, khỏi bị các con cháu thừa tự không tốt tiêu pha hoang phí. Thứ đến là làm bạn với thiện, và chúng ta nghe lời khuyên của Đức Phật:“Tại chỗ nào, có những gia chủ hay người lớn lên trong giới đức, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ, thiện nam tử làm quen, nói chuyện, thảo luận. Với những người đầy đủ lòng tin, vị ấy học tập đầy đủ lòng tin. Với những người đầy đủ giới đức, học tập đầy đủ giới đức. Với những người đầy đủ bố thí, học tập đầy đủ bố thí. Với những người đầy đủ trí tuệ, học tập đầy đủ trí tuệ.” Ở nơi đây, Đức Phật khuyên vị thiện nam tử nên thân thiện làm bạn với những người lành. Và người lành ở nơi đây được định nghĩa là người có lòng tin, có giới đức, có bố thí, có trí tuệ. Và làm bạn với thiện là học tập đầy đủ lòng tin, học tập đầy đủ giới đức, học tập đầy đủ bố thí, học tập đầy đủ trí tuệ. Nói một cách thiết thực, hạnh phúc chỉ đến với người lành, chỉ đến với người thiện, chỉ đến với người sống một đời sống lành mạnh trong sáng, có giới đức, có đạo đức, có đạo hạnh, có giới hạnh. Pháp thứ tư để được sống hạnh phúc và an lạc là sống thăng bằng điều hòa. Ở nơi đây, Đức Phật luôn luôn có những định nghĩa thật rõ ràng và thiết thực:“Ở đây thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ: “Đây là tiền nhập của ta. Sau khi trừ đi tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như sau… không phải là tiền xuất của ta, nhưng sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như sau. Nếu thiện nam tử này có tiền nhập nhỏ, nhưng sống nếp sống phung phí, thời người ta sẽ nói về người ấy như sau: “Người thiện nam tử này ăn tài sản của nó như người ăn trái cây sung” (Rung cây khiến trái rơi xuống rất uổng phí). Nếu thiện nam tử này có tiền nhập lớn, nhưng sống nếp sống cơ cực thời người ta sẽ nói về người ấy như sau: “Thiện nam tử này sẽ chết như người chết đói”.Như vậy sống thăng bằng điều hòa là không sống bỏn xẻn, hoang phí, sống như thế nào để tiền nhập trội hơn tiền xuất, và hàng háng, hàng năm đều có tiền tiết kiệm. Lẽ dĩ nhiên, đó là những yếu tố cần thiết và bảo đảm cho một đời sống an lạc và hạnh phúc”. HT. Thích Minh Châu
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |