Chi tiết tin tức Canada: Cảnh sát bắt tay vào điều tra nạn sư giả xin tiền 15:54:00 - 05/09/2013
(PGNĐ) - Một nhóm những người đàn ông trong khu phố Tàu xuất hiện trong hình thức tu sĩ Phật giáo nhằm tìm kiếm nhiều tiền bạc hơn là sự bình an nội tại.
Cảnh sát cảnh báo rằng những người đàn ông này đã giả dạng làm sư để lừa đảo tiền của người qua lại trong khu vực. Đơn vị chống gian lận 52 đang điều tra các báo cáo về các nhà sư giả này, Victor Kwong cho biết. Sĩ quan cảnh sát Bill Chan thuộc lực lượng cảnh sát Toronto (Canada) Mục tiêu của nhóm người này là khách du lịch và các thành viên trong cộng đồng người Hoa. Amanda Girgis nói vào tháng 6 khi cô đang ở trong một chiếc ô tô đậu tại Blue Jays Way và Front St. thì một người đàn ông mặc áo choàng màu cam đã gõ cửa sổ xe. "Ông nói:"Tôi muốn cầu nguyện cho cô", người phụ nữ 24 tuổi cho biết. "Tôi nói: “Cảm ơn”, nhưng sau đó ông ta nói: "Không, không, không, tôi muốn hóa duyên. "Tôi đã cho anh ta một toonie nhưng ông nói:"Không, không, không, nhiều hơn nữa cơ". Vào lúc đó, Girgis cho biết, người đàn ông đã đưa cho cô một tập sách nhỏ cho thấy ông ta muốn ít nhất 100 đôla để tài trợ cho một ngôi chùa mới. Cô đã từ chối. "Sau đó ông ta đặt chiếc vòng này trên tay tôi, nhắm mắt lại và bắt đầu cầu nguyện", cô nói. "Tôi đã lấy nó ra và ông ta bắt đầu hét lên với tôi. Ông ta đã thực sự thất vọng khi tôi không cho ông ta nhiều tiền hơn". Keith Lao, chủ sở hữu của Fong Ngai Hin Arts & Crafts trên đường Dundas St W., gần Đại lộ Spadina, cho biết các nhà sư lừa đảo đôi khi lén vào cửa hàng của mình để chì chiết khách hàng. "Tất cả mọi người (ở khu phố Tàu) đều muốn đuổi họ đi, bao gồm cả cửa hàng của tôi", Lao nói, và lưu ý rằng nạn sư giả cũng rất phổ biến ở Trung Quốc. "Họ nói rằng họ là tu sĩ, nhưng họ uống rượu và tiệc tùng". Ủy viên hội đồng khu vực Adam Vaughan kêu gọi người dân hãy gọi cảnh sát khi tiếp cận với các kẻ mạo danh. "Điều này rất thiếu tôn trọng đối với đức tin", ông nói. "Hầu hết các ngôi chùa Phật giáo đều có cấu trúc tài chính của riêng họ. Họ không đi tìm kiếm sự đóng góp vô danh trên các góc phố". Kwong cho biết các nhà điều tra đã nhờ đến sự trợ giúp của "một trong những nhà sư đạo hạnh" trong cộng đồng Phật giáo "để nói một tu sĩ lừa đảo sẽ như thế nào và những gì mà một nhà sư thực sự sẽ làm". Các thành viên của tu viện địa phương nói rằng những kẻ mạo danh không hành động phù hợp với giáo lý Phật giáo. "Họ đang tận dụng lợi thế của truyền thống Phật giáo để kiếm tiền cho bản thân", Sanha Park, quản lý các thiền viện Thiền tông ở St Clair Ave. W. và Bathurst St. nói. "Các nhà sư Phật giáo trong khu vực châu Á có thể nhận cúng dường, nhưng họ không bao giờ yêu cầu... Nếu các nhà sư tức giận bởi vì một ai đó không cúng dường cho mình, đó chắc chắn không phải là phản ứng phù hợp của người tu hành". Lama Kelsang, giám sát viên vườn chùa Phật giáo Tây Tạng Riwoche trong khu vực Junction, cho biết các nhà sư mặc áo choàng màu vàng hoặc màu da cam, như trường hợp mà cảnh sát đang điều tra, có xu hướng thực hành truyền thống Nguyên thủy, theo đó các tu sĩ này "không được phép chạm vào tiền bạc". Vị tu sĩ này lưu ý rằng khi các nhà sư cho bạn quà tặng, thì họ "không bao giờ kỳ vọng sẽ được trao đổi bằng tiền tệ". "Đây rõ ràng là một rắc rối đối với các Phật tử khi có những người đại diện như thế trên đường phố Toronto", Lama Kelsang nói. Văn Công Hưng (Theo The Toronto Star)
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |